Quy định thời gian học của trẻ mầm non

Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định:

- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

- Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ tương tự như trên; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

- Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Bên cạnh đó, theo Điều 3 Thông tư 48, thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

- 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

- 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.      

Quy định thời gian học của trẻ mầm non
Định mức giờ dạy của giáo viên mầm non (Ảnh minh họa)

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 48 năm 2011, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

- Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

- Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.

Trong đó, căn cứ Điều 112 Bộ luật lao động 2019, những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương là: Tết Dương lịch; ngày Chiến thắng giải phóng miền Nam; ngày Quốc tế lao động 01/5; Quốc khánh 02/9; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Chế độ giảm giờ dạy của giáo viên mầm non

Điều 5 Thông tư 48 quy định về chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy như sau:

Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần;

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần;

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;

- Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.

Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.

Trên đây là các quy định về định mức giờ dạy của giáo viên mầm non. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hiệu trưởng được cho phép giáo viên nghỉ mấy ngày?

Mục lục bài viết

  • 1. Mục đích của việc ban hành chế độ làm việc của giáo viên mầm non
  • 2. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
  • 3. Giờ dạy của giáo viên như thế nào ?
  • 4. Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy
  • 5. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên mầm non
  • 5.1 Vai trò của giáo viên mầm non
  • 5.2 Nhiệm vụvà quyền hạn của giáo viên mầm non
  • 5.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, bao gồm: thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm, quy định về giờ dạy, chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên làm công tác quản lý ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT.

1. Mục đích của việc ban hành chế độ làm việc của giáo viên mầm non

- Làm cơ sở để giáo viên mầm non xây dựng kế hoạch giảng dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ; kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phân công, bố trí, sử dụng, tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động đối với giáo viên.

- Làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm, đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên.

- Giúp các cơ quan quản lý giáo dục có căn cứ để kiểm tra, thẩm định, đánh giá và xây dựng chính sách, chương trình giáo dục, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

2. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên

- Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);

b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

>> Xem thêm: Năm 2022, Viên chức, Đảng viên, giáo viên sinh con thứ ba xử lý như thế nào ?

c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

- Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

3. Giờ dạy của giáo viên như thế nào ?

- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

- Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

>> Xem thêm: Cách tính lương của giáo viên theo quy định hiện nay như thế nào?

- Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

4. Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy

- Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm

a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn giáo dục nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần;

b. Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần;

c. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;

d. Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.

- Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.

- Quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra giờ dạy để tính số giờ dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:

>> Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về cách tính thời gian nghỉ hè của giáo viên ?

Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.

5. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên mầm non

5.1 Vai trò của giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non không chỉ là người chăm lo, dạy dỗ cho các cháu nhỏ, mà còn là những người đặt nền móng đầu tiên cho bước đường trưởng thành của một đứa trẻ. Bên cạnh bố mẹ thì giáo viên mầm non là người để trẻ có thể tin tưởng, có cảm giác được quan tâm bảo vệ.

Không chỉ vậy, các cô là người dạy trẻ những bài học “ vỡ lòng” về cách cư xử lễ phép với người lớn, tôn trọng mọi người xung quanh và phân biệt được điều tốt, xấu trong cuộc sống. Một đứa trẻ non nớt sẽ được học những điều đốt đẹp đầu tiên và người xây dựng nền móng cho những tâm hồn lương thiện ngoài cha mẹ thì không ai khác chính là các cô giá mầm non – người mẹ hiền thứ 2 của các con.

Ngoài ra, vai trò của giáo viên mầm nontrong xã hội không chỉ là người dạy học, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho các bé mà còn là người ươm mầm trí tuệ, khai sáng tài năng. Qua những bài học trên lớp, qua những trò chơi và thời gian gần gũi với các bé, đồng thời với khả năng khéo léo của mình các cô sẽ dễ dàng khám phá được tài năng của trẻ để từ đó giúp gia đình đưa ra những định hướng tốt nhất cho tương lai của con em họ.

5.2 Nhiệm vụvà quyền hạn của giáo viên mầm non

Trong điều lệ trường mầm non có quy định vềnhiệm vụ của giáo viên mầm nonnhư sau:

Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên

1. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.

4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

Quyền hạn của giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại Điều 39Điều lệ Trường mầm non như sau:

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn để làm giáo viên dạy lái xe ô tô mới nhất năm 2022

Điều 29. Quyền của giáo viên, nhân viên

1. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

2. Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

4. Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

5. Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, qua đây ta thấy được nghề giáo viên mầm non là một nghề vất vả, nhiều trọng trách nhưng cũng vô cùng cao quý. Với tình yêu thương và nhân cách cao đẹp, các cô giáo mầm non sẽ đào tạo ra thế hệ tương lai của đất nước có nhân cách tốt, trí tuệ giỏi giang.

5.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm nonđược quy định tại Điều 3Điều lệ Trường mầm non như sau:

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

1. Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

4. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

6. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.

7. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

8. Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

9. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

10. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.