Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch

NÂNG CAO CÔNG TÁC PHỐI KẾT HỢP CHẶT CHẼ VỚI PHỤ HUYNH  TRONG  MÙA DỊCH “COVID-19” TẠI LỚP 3 TUỔI C3 - TRƯỜNG MẦM NON TẢN VIÊN

Trước những diễn biến vô cùng phúc tạp và khó lường của dịch bệnh covid-19, nhưng trong thời gian vừa qua cô giáo Thanh Tâm và Hương Mai của trường mầm non Tản Viên đã luôn nỗ lực và cố gắng phối kết hợp với các đồng chí giáo viên trong khối 3 tuổi ( Lê Vui, Triệu Hoa) cùng thiết kế xây dựng các video bài giảng chất lượng theo đúng chương trình giáo dục mầm non phù hợp với mục tiêu giáo dục và lứa tuổi của trẻ gửi qua nhóm zalo, facebook, fanpace, nhằm hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ trong thời gian “tạm dừng đến trường”. Qua đó để giáo dục trẻ phát triển toàn diện trên 5 lĩnh vực “ Ngôn ngữ - Vận động - Thẩm mỹ- Tình cảm và quan hệ xã hội - Nhận thức”, đồng thời bước đầu hình thành cho trẻ thói quen học tập theo đúng giờ giấc và thời khoá biểu nhằm tạo nền tảng vững chắc cho trẻ ở các lớp học kế tiếp.

 Bên cạnh các hoạt động học tập các cô giáo trong khối 3 tuổi ( Thanh Tâm, Hương Mai, Triệu Hoa, Lê Vui) còn xây dựng các video về lễ hội, chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng - sức khoẻ,  để các con được ôn tập, trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ.

Đặc biệt trước ngày lễ giáng sinh, được sự nhất trí của ban giám hiệu và hội phụ huynh, giáo viên ( Hương Mai và Thanh Tâm) lớp 3 tuổi C3 đã chủ động phối kết hợp với hội phụ huynh của nhóm lớp 3 tuổi C3 để làm những món quà xinh xắn vô cùng ý nghĩa và thiết thực gửi tặng các bé trong mùa giáng sinh ( Noel). Qua đó khích lệ tinh thần nỗ lực, cô gắng rèn luyện và học tập trong mùa dịch tại nhà của các bé.

Mặt khác để giúp các bé học tập tốt hơn các cô đã gửi các loại sách vở được nhà trường cấp phát từ đầu năm về cho trẻ học tại nhà dưới sự hướng dẫn của phụ huynh.

Dưới đây là một số hình ảnh phối kết hợp với phụ huynh của nhóm lớp 3 tuổi C3 trong mùa dịch giữa những ngày giáng sinh đang tràn về.

Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch

Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch
Sáng kiến kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh trong mùa dịch

Với những món quà xinh xắn và tài liệu, sách vở,đồ dùng học tập đó các cô tin chắc rằng dù ở nhà không được đến trường nhưng dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình trực tiếp của cha mẹ và gián tiếp qua các video bài giảng cô gửi các con vẫn được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng tốt để chuẩn bị cho hành trang sắp tới khi dịch bệnh thuyên giảm và chúng ta sẽ cùng trở lại mái trường mầm non Tản Viên thân yêu!

                                                    Kính chúc quý phụ huynh sức khoẻ, chúc các con chăm ngoan học giỏi!

      Tác giả : Lã Thị Thanh Tâm - Bút ký: Trần Lã Tâm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 TRONG TRƯỜNG MẦM NON

I. NÊU VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn biện pháp.

Trẻ em là mầm xanh, là tương lai của đất nước. Trẻ có phát triển được toàn diện hay không là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của Gia đình, xã hội đặc biệt là môi trường giáo dục đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thể giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn có quá non nớt để có thể tự bảo vệ mình nên sẽ dễ mắc bệnh và dễ bị thương tích, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc trẻ không đảm bảo an toàn.

Ngày nay, trong điều kiện cuộc sống hiện đại, con người được sống trong điều kiện kinh tế tương đối ổn định nhưng đối lập với nó thì những hệ lụy do khai thác tài nguyên môi trường, do rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, virus biến thể...đặc biệt là các đợt dịch bệnh: tay chân miệng, cúm AH5N1, sốt xuất huyết và gần đây nhất và nguy hiểm nhất là dịch virus Sars corona đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới gây ra nhiều hệ lụy cho đất nước, cho xã hội...Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ lây lan nhanh trong cộng đồng ngày 1 gia tăng. Loại virus này không chừa 1 ai, không nơi nào nó không tới nếu như chúng ta không biết cách phòng và chống dịch bệnh.

Theo thống kê của bộ y tế, tính đến ngày 15/10/2021 nước ta ghi nhận tổng cộng 852.987 ca nhiễm covid -19, trong đó có 21.047  ca tử vong. Điều đó cho thấy mức độ vô cùng nguy hiểm của đại dịch.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi bé nhất trong các cấp học, vì vậy mà trẻ chưa thể tự mình học hỏi hay tự trang bị cho mình những kiến thức về phòng chống dịch bệnh, nhận thức mức độ nguy hiểm của đại dịch và thực hiện theo sự chỉ đạo ban phòng chống dịch các cấp.

Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản nhất để có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tôi và các giáo viên trong lớp đã lên kế hoạch và đưa ra các biện pháp nhằm giúp trẻ mầm non phòng chống dịch bệnh Covid 19 như sau:

2, Thực trạng

* Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt của PGD huyện....trong công tác phòng chống dịch

- Nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của các bậc phụ huynh trong việc ủng hộ khẩu trang y tế, khẩu trang vải, nước sát khuẩn....

- Luôn yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con em mình

- Bản thân là 1 giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo để giúp trẻ tìm ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid 19 tốt nhất

* Khó khăn:

- Trẻ mầm non là lứa tuổi bé nhất trong các cấp học, vì vậy mà chúng tôi gặp phải những khó khăn bước đầu trong việc dạy trẻ các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid- 19.

- Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu rõ được hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh covid - 19

- Còn 1 số phụ huynh chưa phối hợp cùng cô trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 cho trẻ.

- Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ, còn chủ quan lơ là.

- Chưa có những kiến thức cơ bản giúp con phòng chống dịch bệnh

- Chưa thực sự tin tưởng vào nhà trường và giáo viên

- Chưa hăng hái giúp đỡ, ủng hộ các cô trong các hoạt động của nhà trường

II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của bản thân về dịch bênh Covid 19

Như chúng ta đã biết, hiện nay dịch bệnh Covid đang lây lan nhanh và đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe cũng tính mạng của mỗi chúng ta. Chính vì vậy, muốn phòng chống dịch  bệnh tốt nhất trong trường mầm non thì bản thân mỗi giáo viên cần có những hiểu biết và kiến thức nhất định về Covid 19 để từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giáo dục trẻ phòng chống dịch bệnh 1 cách hiệu quả nhất.

* Một số khái niệm về Covid 19

- Coronavirus 2019 (hay còn gọi là covid 19) là 1 loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và có sự lây lan rất nhanh từ người sang người. Nếu người bệnh nhiễm virus không được chữa trị kịp thời dẫn đến suy hô hấp đa tạng và có nguy cơ tử vong cao.

- Cơ chế lây nhiễm: Virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh khi ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

- Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào 1 vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa tay lên miệng, mắt, mũi họ.

Bản thân tôi luôn cố gắng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về dịch bệnh Covid 19 thông qua mạng internet, sách báo, tivi, qua các văn bản chỉ đạo của cấp trên về những biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19.

Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chuyên đề, các buổi tuyên truyền về dịch bệnh Covid 19 do phòng GD, nhà trường, trung tâm y tế tổ chức.

Chỉ khi mỗi cá nhân có được những kiến thức cơ bản nhất về dịch bệnh thì từ đó mới có thể cùng các cô trong trường đưa ra những biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất.

Biện pháp 2: Đưa ra những biện pháp phòng dịch hiệu quả

Theo tôi “Bàn tay không an toàn” cũng chính là công cụ khiến virus lây lan từ người này sang người khác, vì vậy cách chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn là điều vô cùng cần thiết.

Rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi trùng có thể gây bệnh ra khỏi tay. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vì:

- Mọi người thường có thói quen đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng mà không hề nhận thức được việc này. Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi và miệng và khiến chúng ta bị bệnh.

- Vi trùng từ tay chưa được rửa sạch có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống trong khi mọi người đang chế biến hoặc ăn. Vi trùng có thể sinh sôi nảy nở mạnh mẽ trong một số loại thực phẩm hoặc đồ uống hoặc trong những điều kiện nhất định và làm cho cơ thể bị bệnh.

- Vi trùng từ bàn tay chưa được rửa sạch có thể truyền vi trùng từ tay sang các vật thể khác, như khi bạn nắm tay vịn, chạm sờ hoặc nắm vào mặt bàn hoặc đồ chơi, sau đó chuyển sang tay người khác.

Do đó diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân khác bằng cách rửa sạch tay với xà bông sẽ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da và mắt.

Hướng dẫn mọi người về rửa tay giúp chính bản thân họ và cộng đồng xung quanh khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi người dân được hướng dẫn rửa tay sẽ:

+ Giảm 23-40% số ca mắc bệnh tiêu chảy xuống

+ Giảm 58% ca mắc bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu

+ Giảm 16-21% ca mắc bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh

+ Giảm 29-57% số học sinh nghỉ học do mắc bệnh đường tiêu hóa

Vậy khi nào cần cho trẻ rửa tay?

- Trước và sau khi ăn uống

- Sau khi đi vệ sinh

- Sau khi chơi

- Sau khi tay bị bẩn

* Các bước rửa tay bằng xà phòng

Bước 1: Làm ướt tay, cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách cách xoay đi xoay lại

Bước 6: Xả tay cho sạch xà phòng dưới nguồn nước sạch, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch

* Ngoài ra tôi còn sử dụng dung dịch nước sát khuẩn tay nhanh, đo thân nhiệt cho trẻ trước khi vào lớp. Tôi hướng dẫn trẻ sử dụng nước sát khuẩn như sau

Bước 1: Cho 1 lượng vừa đủ gel vào lòng bàn tay

Bước 2: Xoa đều 2 lòng bàn tay vào nhau

Bước 3: Xoa gel lên tất cả bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay bạn khô ráo. Quá trình này sẽ mất khoảng 20 giây

- Trong tất cả các hoạt động, tôi còn thường xuyên nhắc nhở trẻ không cho tay lên mắt, mũi, miệng, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

- Lồng ghép các bài hát tuyên truyền phòng chống dịch covid 19 vào hoạt động học, hoạt động sáng, hoạt động chiều, hoạt động biểu diễn văn nghệ tại lớp...

* Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách và hiệu quả

- Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ những việc đơn giản nhất, ví dụ như đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường, đến nhà trẻ hoặc các nơi công cộng. Theo đó, đeo khẩu trang đúng cách cho bé được các bác sĩ khuyến cáo tiến hành như sau:

- Đeo khẩu trang để mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong do mặt xanh có tính thấm nước, mặt trắng có tính hút ẩm có tác dụng thấm hơi thở.

- Khẩu trang phải che kín cả mũi và miệng

- Khi đeo khẩu trang thì cầm quai đeo vào, tuyệt đối không chạm vào mặt trong của khẩu trang.

- Khẩu trang khi đã đeo vào thì không được chạm đến vì có thể đưa vi khuẩn lây nhiễm từ tay qua các lớp khẩu trang đi vào đường hô hấp gây nhiễm bệnh

- Khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào phần quai đeo để tháo, tuyệt đối không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang tránh để lây nhiễm vi khuẩn qua bàn tay rồi lây qua đường hô hấp

- Tháo bỏ khẩu trang bỏ vào thùng rác có nắp đậy

- Rửa tay ngay sau khi vứt khẩu trang vào thùng rác

Đeo khẩu trang đúng cách không chỉ giúp bé phòng được nhiều căn bệnh lây qua đường hô hấp mà còn giúp bé rèn được thói quen dùng khẩu trang khi đi ra ngoài và đến nơi đông người.

Biện pháp 3: Sáng tạo ra mũ bảo vệ, chắn giọt bắn cho cô và trẻ, làm khẩu trang vải tặng các cháu

COVID-19 lây lan chủ yếu từ người sang người qua các giọt bắn từ đường hô hấp. Các giọt bắn từ đường hô hấp bay vào không khí khi chúng ta ho, hắt hơi, trò chuyện, la hét hoặc ca hát. Sau đó, những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc họ có thể hít phải những giọt bắn này. Chính vì vậy, ngoài rửa tay bằng xà phòng thì biện pháp hiệu quả thứ 2 đó chính là đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc ở nơi công cộng.

- Xuất phát từ tình yêu thương trẻ, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để trong thời gian dịch bệnh covid 19, trẻ đến trường được an toàn nhất

- Sau thời gian tìm tòi, học hỏi tại các trang mạng, tôi và đồng nghiệp đã sáng tạo mũ chắn giọt bắn vi khuẩn và may khẩu trang vải phát miễn phí.

- Mũ ngăn giọt bắn được làm từ những nguyên vật liệu thông thường gồm: nhựa mica trong, xốp, dây chun, băng dính và dập ghim. Vật liệu này có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm. Sản phẩm này có thể sử dụng nhiều lần sau khi sát khuẩn bề mặt

Biện pháp 4: Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, câu truyện, câu đố về phòng chống dịch bệnh Covid 19

Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho trẻ không chỉ bằng những hành động, những việc làm cụ thể mà còn có thể thông qua những bức tranh, câu truyện, bài thơ, câu đố...sẽ giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn về những biện pháp phòng chống dịch bệnh. Sự đa dạng và phong phú của các nhân vật sẽ thu hút trẻ giúp trẻ hứng thú lâu hơn. Chúng ta vừa có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc phòng chống dịch bệnh, vừa giúp trẻ có thể phát triển toàn diện hơn cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ.

Phải đeo đúng cách an toàn bạn ơi

Rửa tay sát khuẩn vệ sinh cửa nhà

4K giữ khoảng cách, tránh gần bắt tay

Với tổ y tế thấy mình liên quan

Cô có thể dùng câu đố để đố trẻ

Miếng vải nhỏ có hai quai,

Khi đi đường bụi đeo ngay cho mình - Là gì? (Khẩu trang)

Tôi trẻ xem những tranh, ảnh, có nội dung về các thông điệp của bộ y tế, các hoạt động phòng chống dịch bệnh, các việc nên làm và không nên làm khi có dịch bệnh xảy ra nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ.

Qua các tranh ảnh như vậy tôi lồng ghép giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, chấp hành đúng các quy định để phòng và chống dịch bệnh.

Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc phòng chống dịch bệnh covid 19

- Đối với biện pháp này thì vai trò của phụ huynh là rất quan trọng. Vì chúng ta không chỉ phòng tránh dịch bệnh ở lớp mà chúng ta cũng cần có những biện pháp để phòng tránh dịch bệnh khi trẻ ở nhà.

Ở lớp, tôi đã tạo ra góc tuyên truyền, ở đó tôi dán hình ảnh có nội dung về dịch bệnh Covid 19, các thông điệp của Bộ y tế, hình ảnh các bài thơ, câu truyện mà ở lớp trẻ được đọc để về nhà các bậc phụ huynh có thể đọc cùng bé. Khuyến khích trẻ thể hiện cho ông bà, cha mẹ, anh chị cùng nghe. Không chỉ có vậy, tôi còn sưu tầm những tranh ảnh, thông điệp bảo vệ sức khỏe để tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng hưởng ứng và tham gia thực hiện;

- Tôi luôn dành thời gian để trao đổi với các bậc phụ huynh vào lúc đón trẻ, trả trẻ, hay trong lúc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp, và cùng với các bậc phụ huynh đưa ra các biện pháp để phòng chống dịch bệnh như sau:

+ Rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách

+ Tránh tụ tập nơi đông người

+ Luôn giữ khoảng cách thi tiếp xúc

+ Cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân trẻ sạch sẽ.

- Tạo nhóm Zalo của lớp để trao đổi thông tin, trao đổi các bài thơ, bài hát mà cô giáo dạy ở lớp, hướng dẫn các bậc phụ huynh giáo dục trẻ bảo vệ sức khỏe tại nhà: tập thể dục, ăn uống đầy đủ, vui chơi lành mạnh, giữ vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang...sau đó phụ huynh chụp ảnh lại và phản hồi trong nhóm lớp để kích thích những cháu khác, những gia đình khác học tập và làm theo.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP

Sau khi áp dụng những biện pháp phòng chống dịch covid 19 trong trường mầm non, tôi thu được những kết quả như sau:

- Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh cho trẻ

- Linh hoạt hơn trong việc lồng ghép các hoạt động giáo dục phòng chống dịch bệnh covid 19

- Với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết vận dụng để phòng chống dịch bệnh.

- Hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô

- Hiểu được tầm quan trọng của phòng chống dịch bệnh cho trẻ

- Tin tưởng gửi con cho nhà trường và cô giáo

- Hăng hái giúp đỡ ủng hộ các cô trong các hoạt động của nhà trường

Sau một thời gian áp dụng biện pháp phòng chống dịch bệnh covid 19 cho trẻ tại trường, lớp mầm non. Tôi thấy biện pháp có hiệu quả vô cùng lớn và có ý nghĩa với cả cô và trẻ, phụ huynh yên tâm tin tưởng gửi con cho cô giáo, trẻ được trang bị những kiến thức cơ bản để phòng chống dịch bệnh, để có thể tiếp thu được tốt các kiến thức, kỹ năng trong ngày, từ đó phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ, hứng thú tham gia vào tất cả các hoạt động.

- Tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có điều kiện, thời gian nghiên cứu các sách, tạp chí có liên quan đến các chuyên đề đặc biệt là chuyên đề giáo dục phòng chống dịch bệnh Covid 19 cho trẻ trong trường mầm non

- Xây dựng các tiết dạy mẫu lồng ghép các chuyên đề để cho tất cả các giáo viên được dự và tham gia góp ý kiến đặc biệt là hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ

* Đối với giáo viên: Giáo viên cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch bệnh để từ đó lựa chọn nội dung giáo dục, hình thức và biện pháp thực hiện dạy trẻ cho phù hợp.

* Đối với phụ huynh: Cha mẹ hãy nhận thức đúng đắn hơn nữa về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh để có những biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ

Trên đây là bài thuyết trình “Biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19 trong trường mầm non”. Rất mong các vị giám khảo đánh giá và góp ý để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn.