Sinh học giới là gì

5 giới sinh vật

Tác giả: Nguyễn Đức Văn, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Sinh học giới là gì

Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần, đầu tiên là các giới rồi đến các ngành, lớp, bộ, họ, và tới các giống (chi), loài.

Giới là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng,… Sinh vật được chia thành 5 giới : Giới Khởi sinh - Giới Nguyên sinh - Giới Nấm - Giới Thực vật và Giới Động vật.

Giới Khởi sinh (Monera) : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, Giới này có kích thước vô cùng nhỏ từ 1 – 5 micrômet. Chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. Giới này bao gồm các vi khuẩn thực và các vi khuẩn cổ rất đa dạng với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Chúng sống trong đất, nước, không khí và cả trên cơ thể sinh vật khác.

Virus tuy nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến hơn 100 lần nhưng chúng không thuộc giới này vì chúng không có cấu trúc tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống. Nên virus chỉ được gọi là dạng sống mặc dù chúng cũng rất đa dạng cả về hình dáng và kích thước.

Giới Nguyên sinh (Protista) : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể phần lớn là đơn bào, một số có diệp lục. Giới này sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật khác, vô cùng đa dạng.

Giới Nấm (Fungi) : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi. Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

Giới Thực vật (Plantae) : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp. Sống tự dưỡng cố định không có khả năng di chuyển.

Thực vật được chia thành các nhóm Rêu - Thực vật không có mạch, Dương xỉ - Thực vật không có mạch, không có hạt, Hạt trần - Thực vật có mạch, có hạt và Hạt kín - Thực vật có mạch, có hoa và có hạt.

Giới Động vật (Animalia) : Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào. Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh. Chúng có mặt khắp nơi trên trái đất.

Giới động vật có hai nhóm chính là: Động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Động vật không xương sống với các đại diện: ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp.

Động vật có xương sống với các đại diện: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Sinh học giới là gì

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo Điều 5 của Luật Bình đẳng giới 2006, khái niệm “giới tính” và “giới” được hiểu như sau: “Giới tính” là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ; “Giới” là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của phụ nữ và nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó. Sự khác nhau giữa “giới tính” và “giới”được thể hiện qua các nội dung sau:

 - Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú.

 - Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới.

Sau đây là sự khác nhau giữa Giới tính và Giới:

Giới tính

Giới

Đặc điểm sinh học khác nhau giữa nam và nữ (sinh ra đã có)

Cách ứng xử, vai trò, hành vi mà xã hội mong đợi ở nam và nữ (không phải sinh ra đã có mà là một quá trình hình thành bởi xã hội)

Con người sinh ra đã thuộc về một giới tính nhất định và không thay đổi theo thời gian

Con người được dạy và phải học về các vai trò giới trong quá trình trưởng thành, giao tiếp xã hội. Điều này có thể thay đổi theo thời gian.

Giới tính của một người ở nơi nào cũng vậy

Giới và vai trò giới khác nhau theo phong tục tập quán, theo vùng và thời gian

Khó hoặc không thay đổi được

Có thể thay đổi theo thời gian

Nội dung nêu trên được đề cập tại tài liệu kèm theo Quyết định 5859/QĐ-BYT ngày 18/12/2019 của Bộ Y tế.

Hữu Phạm