So sánh điều ước quốc tế và thống lệ quốc tế

Sự giống nhau giữa điều ước quốc tế tập quán quốc tế

– Cả tập quán quốc tế và điều ước quốc tế đều là kết quả của sự thống nhất ý chí của các chủ thể liên quan; chúng đều hình thành từ sự thỏa thuận của các bên liên quan; đều là nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật quốc tế; là công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp tác quốc tế.

– Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.

– Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể.

– Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT.

– Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa LQT.

– Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể LQT.

1. Những điểm giống nhau giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế

Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế giống nhau ở 04 điểm chính:

1.1. Về chủ thể

Chủ thể của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều là chủ thể của luật quốc tế. Chủ thể ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về phương diện pháp luật quốc tế là các quốc gia độc lập có chủ quyền, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt.

1.2. Về nội dung

Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều chứa đựng các quy tắc xử sự có chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế.

1.3. Về cơ sở hình thành

Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Thỏa thuận chính là bản chất của luật quốc tế, trên cơ sở cân nhắc về lợi ích của chính mình mà các chủ thể của Luật quốc tế ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, cũng như áp dụng một tập quán quốc tế nào đó. Tuy nhiên, nếu có sự thỏa thuận để ký kết các điều ước quốc tế luôn là sự thỏa thuận trực tiếp, thông qua quá trình đàm phán, ký kết giữa các chủ thể luật quốc tế thì thỏa thuận thừa nhận các quy tắc tập quán quốc tế là sự thỏa thuận “ngầm” và được mặc nhiên thừa nhận trong thực tiễn quan hệ quốc tế.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Về vấn đề thực hiện Điều ước quốc tế theo Luật Điều ước quốc tế 2016
  • Áp dụng các quy tắc giải thích điều ước quốc tế đối với các hiệp định đầu tư quốc tế - thực tiễn áp dụng và những kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Giải thích điều ước quốc tế qua thực tiễn áp dụng của các cơ quan tài phán quốc tế - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Quy định về Điều ước quốc tế trong năm bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2013
  • Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
  • Nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế về quyền miễn trừ trong Luật hình sự Việt Nam.
  • Những quy định mới liên quan đến "Điều ước quốc tế" trong Hiến pháp 2013

1.4. Về hiệu lực pháp lý

Khi đã được các chủ thể của luật quốc tế ký kết hoặc thừa nhận áp dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế thì điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể của luật quốc tế..

So sánh điều ước quốc tế và thống lệ quốc tế
So sánh điều ước quốc tế và thống lệ quốc tế

1. Giống nhau:

– Cả Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế đều là kết quả trong thống nhất ý chí của các chủ thể. Trong đó, các bên tự do tham gia vào thỏa thuận và đưa ra quan điểm. Các lựa chọn phù hợp được ghi nhận lại và hình thành thỏa thuận chung. Do đó trở thành nguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Cũng như trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong giải quyết và hướng dẫn các hoạt động ó tính chất quốc tế. Đặc biệt mang đến hiệu quả trong điều chỉnh quá trình tham gia hợp tác quốc tế của các bên liên quan.

– Tất cả các mục đích trên đều hướng đến những thỏa thuận chung, từ đó xây dựng quyền, nghĩa vụ cho các chủ thể. Từ đó đảm bảo cho lợi ích của các bên xây dựng khi tìm kiếm các hợp tác hay lợi ích từ hợp tác quốc tế. Đặc biệt nhấn mạnh các lợi ích hợp pháp, các quyền lợi pháp lý. Thông qua các ràng buộc nhất định, cũng như cưỡng chế cần thiết.

– Các chủ thể luật Quốc tế đều mong muốn nhấn mạnh lợi ích khi tham gia. Cũng như hướng mối quan hệ quốc tế theo đúng tiến trình tìm kiếm lợi ích của họ. Do đó, đây là những công cụ hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh. Từ đó, duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể. Đảm bảo hiệu quả và ý nghĩa cho các hoạt động hợp tác quốc tế. Hướng đến xu hướng phát triển cũng như hòa nhập thị trường.

– Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT. Mỗi quy phạm lại là thỏa thuận đã được thông qua và có hiệu lực thi hành. Giúp xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Mang đến các lợi thế cho hợp tác, giúp kinh tế thế giới có nhiều thành tựu.