So sánh kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí với nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.9 KB, 12 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
PHẦN I: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (Bài
học SGK tr. 20)

Hoàng Thị Thu Hòa
A. Kiến thức cơ bản
Kiến thức về: Tìm hiểu đề; lập dàn ý và ghi nhớ những yêu cầu về
nội dung và diễn đạt trong phần “Ghi nhớ” SGK tr. 21.
1. Tìm hiểu đề
Phải trả lời được các câu hỏi:
- Đề nêu lên vấn đề gì, tức là phải xác định đúng vấn đề cần
nghị luận (tránh nắm tình trạng lơ mơ, nói chờn vờn quanh đề
bài)
- Có những khía cạnh nào cần làm rõ (Ví dụ đề bài trong SGK,
cần làm rõ: 1. Thế nào là sống đẹp? ; 2. Con người để sống
đẹp cần rèn luyện những phẩm chất gì? )
- Cần sử dụng những thao tác lập luận nào?
- Cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống,
có thể dùng những dẫn chứng nào trong văn học?
2. Dàn ý (Đề bài SGK tr. 21: )
Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề (SGK gọi là giới thiệu vấn đề và nêu
luận đề)
Thân bài:
Vận dụng các thao tác nghị luận: giải thích (Ví dụ: Bàn về sống
đẹp: giải thích thế nào là sống đẹp); phân tích và chứng minh
(phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một
số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học); bác bỏ
(phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp); bình luận
(bàn về phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống
đẹp).
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề (Vấn đề có tác dụng gợi


mở, nhắc nhở mọi người về việc giữ gìn nhân cách, nhất là thế hệ
trẻ…)
3. Ghi nhớ:
Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường có nội dung sau:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai
lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đối chiếu phần lập dàn ý với đề bài và phần ghi nhớ trong SGK thì
thấy:
- “Giới thiệu” thuộc phần Mở bài.
- “Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận; Phân tích những mặt
đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề
bàn luận; Rút ra bài học nhận thức và hành động” thuộc phần
Thân bài.
- “Nêu ý nghĩa” thuộc phần Kết bài.
Tuy nhiên cách trình bày của SGK cho ta hiểu rằng: Phần nêu ý
nghĩa và phần Rút ra bài học nhận thức và hành động có thể hoán
đổi vị trí cho nhau, tức là chúng có thể ở cuối phần Thân bài hoặc
ở phần Kết bài.
B. Một số lưu ý
1. Hiện nay trong các tài liệu, các đáp án hướng dẫn của nghị luận
xã hội theo dàn ý, thường gồm ít nhất ba bước quan trọng:
+ Giải thích
+ Bàn luận (Ứng với: Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những
biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận…)
+ Bài học nhận thức và hành động.
2. Khi tìm hiểu đề, tùy thuộc vào tính chất của vấn đề nêu ra mà ở
một số trường hợp sau khi xác định được đúng vấn đề, cần phải
xem xét:

- Vấn đề đó đúng (sai) hoàn toàn hay chỉ một phần? Đúng (sai)
trong trường hợp nào? Với điều kiện gì? (Xem xét vấn đề đúng,
sai trong phạm vi giới hạn nào?) Có cần bổ sung hoặc mở rộng
thêm như thế nào?
Ví dụ: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần
đèn thì sáng” cần chỉ rõ: Đúng (sai) trong trường hợp nào? Với
điều kiện gì?;
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” thì
cần bổ sung hoặc mở rộng thêm như thế nào?
- Bài học rút ra (thuộc quan điểm lí luận hoặc đạo đức hoặc
nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống…)?
- Vấn đề có giá trị như thế nào đối với đời sống chung? Đối với
riêng bản thân?
3. Phần Kết bài: Ở nhiều đề thường theo cách: Khẳng định tính
đúng đắn của câu nói (hoặc tóm tắt lại vấn đề) và liên hệ bản
thân (nêu định hướng phấn đấu; hoặc rút ra kinh nghiệm sống
cho bản thân)
Phần Liên hệ bản thân có thể sau khi rút ra bài học nhận thức
và hành động cho mọi người và nằm ở cuối phần Thân bài. Khi ấy
Kết bài chỉ là khẳng định lại ý nghĩa vấn đề.
C. DẠNG ĐỀ
(GV có thể nêu một số đề, yêu cầu HS chia làm 2 dạng, thảo luận
về cách làm bài ở 2 dạng)
1. Chúng tôi tạm chia làm 2 dạng:
Dạng 1: Ví dụ:
Sách “Cổ học tinh hoa” có viết: “Hãy bước qua và đếm từng viên
sỏi”.
Lời khuyên đó định hướng gì cho em trong học tập và cuộc sống.
Dạng 2: Ví dụ:
Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật bà

Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con: “biết
tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.
Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về
vấn đề: lòng tự trọng của con người.
(GV có thể cho HS so sánh với đề: Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ
về vấn đề: lòng tự trọng của con người và HS thảo luận về cách
làm bài).
2. Cách làm bài
Ở hai dạng trên, dạng 1 thường gặp nhiều hơn, cách làm bài theo
hướng dẫn trên. Dạng 2 cách làm bài cần lưu ý:
- Người viết đòi hỏi phải có hiểu biết về tác phẩm văn học (tư
tưởng tác giả, nhân vật).
- Mở bài cần nhắc đến tác phẩm và nhân vật
- Thân bài: Cần thêm vào việc phân tích những khía cạnh (cùng
với việc dùng dẫn chứng trong tác phẩm) về lòng tự trọng của
nhân vật bà Hiền
BÀI LÀM THAM KHẢO
(GV cho HS đọc, thảo luận về bài văn tham khảo ở từng phần,
từng đoạn, rút ra bài học về cách làm bài cho riêng mình)
Đọc truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, ta nhận thấy
được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong
tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái,
chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn
sống ra sao thì tùy”. Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập
đến trong câu nói của nhân vật, là một trong những quan niệm
nhân sinh thiết thực ấy.
Là một người Hà Nội, bà Hiền đã rất quan tâm đến việc dạy dỗ,
chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội, “học
cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện,
buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng.

Dạy con phải biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống
có văn hóa. Điều đó chứng tỏ bà là người có ý thức rất cao về
lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu xin đi lính,
bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống
bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai
“dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau ba năm đằng đẵng, tin
tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con trai thứ xin
tòng quân, bà đã “không khuyến khích cũng không ngăn cản con”
bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải
chết cũng là một cách giết chết nó”. Qua những suy nghĩ từ tận
đáy lòng ấy, ta đọc ở bà Hiền, một người coi lòng tự trọng là
nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám,
sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể
mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức
của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự
trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về
điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng: “Tao cũng muốn
sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả,
vui lẻ thì có hay hớm gì”. Ở bà Hiền, lòng tự trọng gắn liền với ý
thức và trách nhiệm của một công dân yêu nước, một bản lĩnh cá
nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có
khả năng vượt lên cái nhất thời, cái thói thường để đạt tới cái
vững bền theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền
lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng là biểu hiện của lòng
tự trọng, của một cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng
yêu nước.
Vậy thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá
trị của bản thân mình. Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại
những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc
coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là

thái độ sống đúng đắn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị
của bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải
là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại
diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. […]
Lòng tự trọng còn là ý thức gìn giữ phẩm chất danh dự của bản
thân mình. Đọc Truyện Kiều, ta biết đến một Thúy Kiều đã từng
khổ đau, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Kiều chính là sự ý thức giữ
gìn phẩm cách. Với cô Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thần chính
là biểu hiện của lòng tự trọng. Lòng tự trọng không chỉ là sự coi
trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào,
cũng không chỉ là sự nhận thức về danh dự, phẩm chất, nhân
cách của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về hạn chế,
thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị
tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình không đủ khả năng
để đưa đất nước đi lên đã đệ đưa xin từ chức. Lòng tự trọng của
vị tổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thật, đối mặt với
những hạn chế của mình để rồi có những hành động đúng đắn.
Lòng tự trọng là “điều kiện cần” trong cuộc sống của bạn. Một khi
biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin vào những việc bạn làm.
Một khi biết giữ gìn phẩm cách danh dự của mình, bạn sẽ thận
trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra
được hạn chế, thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần
dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực
để người khác đặt niềm tin vào bạn.
Hiểu được giá trị của mình, ta sẽ hiểu được giá trị của người
khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã

hội. Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân
chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó
bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.
Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến mức quá cao có thể sẽ dẫn
đến tính tự kiêu, tự đắc. Trong cuộc thách đấu giữa “Thỏ và Rùa”,
thất bại thuộc về kẻ say sưa của giá trị của mình. Sự tự cao, tự
đắc sinh ra thói khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng, bồn
bột dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại lòng tự trọng phải luôn đi
kèm với sự khiêm nhường, từ tốn, biết người, biết ta. Còn khi
thiếu lòng tự trọng, con người sẽ cho ta là hèn kém hơn kẻ khác.
Điều này cũng tác hại không kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những
người thiếu tự trọng thì không thể tỏa sáng hết năng lượng vốn có
để có thể làm đẹp cho mình, cho cuộc đời. Khi gặp khó khăn, họ
dễ bi quan, chán nản, vì thế mà sinh ra “cái chết trong tâm hồn”.
Ấy là sự nản lòng.
Thực tế, trong cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự
trọng. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà không đi kèm với hành
động thì có phải đã biết đến lòng tự trọng? Lòng tự trọng là sự
song hành giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm. Đó
mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ
gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của một
dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ
đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc
đó cũng được nâng cao lên cùng với thời gian.
Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người
cần phải có, nó là con đường ngắn nhất đưa ta đến bến bờ của
thành công. Cội người gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc
sống cũng xuất phát từ đó.
BÀI LÀM THAM KHẢO 2
Đề: Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu

Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài
một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hãy viết
một bài văn ngắn nói lên suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm
sống nêu trên.
Bài làm
Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt: tốt và xấu. Con người cũng có mặt hoàn
thiện và mặt chưa hoàn thiện. Vì thế, trong cuộc sống con người không
ngừng đấu tranh vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình. Câu nói
của Trương Ba trong vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” đã phần nào nói lên được nội dung ấy: “Không thể bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
“Bên trong” là tất cả những gì không thể nhìn thấy được, đó là suy
nghĩ, tư tưởng, khát vọng, “Bên ngoài” là tất cả những gì có thể thấy
được, cảm nhận được, đó là hành động, cách hành xử, ứng xử “Toàn
vẹn” - con người là thể thống nhất có sự hòa hợp giữa thể xác và tâm
hồn, giữa ý chí và hành động.
Sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nghĩa là sống không
thực với con người của mình. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu
bản năng của thân xác, chạy theo những ham muốn tầm thường về vật
chất, chỉ biết hưởng thụ, thoả mãn nhu cầu của bản thân. Con người
vốn là một thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác, và nếu không sống
thật với chính mình, con người sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho gia đình,
cho những người xung quanh, làm cho chính mình bị tổn thương. Như
vậy thì làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương
yêu xung quanh. Ví dụ như Trương Ba, phải sống nhờ thân xác kẻ khác
nên tâm hồn bị tha hóa, bị vấy bẩn phải chạy theo những dục vọng thấp
hèn. Hay nhiều sinh viên nghèo tỉnh lẻ lên học đại học ở thành phố, vì sĩ
diện với bạn bè nên bề ngoài thể hiện sự khá giả, ăn chơi bằng cách
lừa dối bố mẹ: xin tiền học phí để lấy tiền đi chơi. Một thầy giáo ở
Quảng Ngãi, ban ngày đi dạy học, ban đêm là đại ca của một băng

cướp…Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh…là những hiện
tượng xã hội gây nhức nhối trong thời gian gần đây.
Người có lối sống như vậy là người không đáng tin cậy. Bởi vì bản
thân những người đó đều là những kẻ sống không thành thực, những
người gian dối, cần cảnh giác!
“Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là một người hoàn thiện, một người có
suy nghĩ và hành động đồng nhất. Trong ngữ cảnh này, một người toàn
vẹn là một người sống thật với bản thân mình, chấp nhận sự thật về
bản thân mình. Sống mà không làm hại đến người khác, sống không
lừa lọc, sống không dối trá, giả tạo, hai mặt.
Mỗi một người khi được sinh ra trong đời đều được tạo hóa ban cho
thể xác và linh hồn riêng. Thể xác và linh hồn là hai phần tuy khác
nhau nhưng hợp nhất với nhau và cùng nhau tồn tại hình thành nên con
người. Vì vậy hãy sống là chính mình, đừng bao giờ lừa dối bản thân
hay người khác, cũng đừng sống chia đôi mình ra để rồi lời nói, hành
động không khớp với nhau. Hãy là một cái tôi toàn vẹn. Không nên
sống nhờ vả vào người khác. Bởi tạo hoá sinh ra chúng ta, cuộc sống
này là của chúng ta, vì vậy phải do chính ta quyết định. Không ai có thể
quyết định nên số phận cho ta, chính chúng ta phải làm nên số phận
của chính bản thân mình. Đúng vậy không bạn ?
Cần làm gì để để thật sự là một con người toàn vẹn, ngay từ khi còn
trên ghế nhà trường, bạn hãy luyện tập thói quen sống có cùng một
suy nghĩ và hành động, phải hài hòa giữa suy nghĩ và hành động. Hãy
sống thành thật với cộng đồng sống phải thành thật với chính bản thân
mình!
Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người,
câu nói của Lưu Quang Vũ còn muốn góp phần phê phán một số biểu
hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có
nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích
hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớ tâm

hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích
đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
Cách sống trên là cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , câu nói còn đề
cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con
người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân
mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

(Còn nữa)


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
PHẦN II: NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Kiến thức cơ bản
Kiến thức về: Tìm hiểu đề; lập dàn ý và ghi nhớ những yêu cầu về
nội dung và diễn đạt trong phần “Ghi nhớ” SGK tr. 66
1. Tìm hiểu đề
Phải trả lời được các câu hỏi:
- Đề bàn về hiện tượng gì?
- Có những khía cạnh nào cần làm rõ và sắp xếp chúng ra sao?
- Cần sử dụng những thao tác lập luận nào?
- Cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống,
có thể dùng những dẫn chứng nào trong văn học?
2. Dàn ý (Đề SGK nêu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: Gương thanh
niên người tốt việc tốt)
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng
Thân bài:
- Làm rõ hiện tượng (thực trạng hoặc những biểu hiện): Những
việc làm thể hiện rõ nghĩa cử cao đẹp của Nguyễn Hữu Ân.
- Phân tích ý nghĩa, ảnh hưởng của hiện tượng trong đời sống
xã hội (Lý lẽ kèm thêm dẫn chứng về những tấm gương thanh

niên có nghĩa cử cao đẹp như Nguyễn Hữu Ân)
- Bình luận: Phê phán những hiện tượng tiêu cực trong lối sống,
trái ngược với lối sống cao đẹp (lãng phí thời gian vào những
trò chơi vô bổ, sống hoài, sống phí)
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.
3. Ghi nhớ:
Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có nội
dung sau:
- Làm rõ hiện tượng (thực trạng hoặc những biểu hiện).
- Phân tích, đánh giá các mặt đúng sai, lợi hại, chỉ ra nguyên
nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã
hội đó.
B. Một số lưu ý
1. Ghi nhớ SGK thể hiện ở các bước phần Thân bài.
2. Nếu đề có các từ chứa khái niệm thì cần phải giải thích. Ví dụ:
bạo lực học đường; bảo vệ môi trường; an toàn giao thông…
3. Các bài NLXH về một hiện tượng đời sống hiện nay thường
nên làm theo các bước như sau:
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng
- Thân bài:
+ Giải thích
+ Nêu hiện trạng
+ Nguyên nhân
+ Hậu quả
+ Giải pháp
- Kết bài: Liên hệ thực tế bản thân hoặc rút ra bài học nhận thức
hành động.
(Ví dụ: Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường)
4. Trong trường hợp cụ thể ở phần Thân bài, cũng có thể:
+ Không cần giải thích nếu đề không chứa khái niệm trừu tượng,

hoặc không có hình ảnh cần hiểu theo nghĩa biểu trưng.
+ Thân bài: Có thể nêu nguyên nhân trước, hiện trạng sau; hoặc
nêu hậu quả trước, nguyên nhân sau…
Ví dụ: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp
phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Với đề này có thể nêu hậu quả trước, nguyên nhân sau…
DÀN BÀI THAM KHẢO
Đề bài: Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường
1. MỞ BÀI:
Nêu vấn đề: Trong những năm gần đây, nạn bạo lực học đường là
một vấn nạn làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan
chức năng có thẩm quyền, gây bức xúc và tâm lí hoang mang cho
phụ huynh, thầy cô và học sinh.
2. THÂN BÀI:
- Giải thích:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược bất
chấp công lí, đạo lí, xúc phạm người khác gây nên những tổn thương
về tinh thần, thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Hiện trạng:
Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng,
đang xâm nhập và lan rộng ở Việt Nam, trở thành một vấn nạn
nghiêm trọng của toàn xã hội.
Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới
nhiều hình thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp lên nhân phẩm,
làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ
thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
Dẫn chứng thực tế:
Qua những phương tiện truyền thông (những bài viết, hình ảnh, đặc

biệt là những thước phim bạo lực được tung lên mạng) thì thấy bạo
lực không chỉ đơn giản là các nam sinh mà còn là các nữ sinh.
những cảnh đám đá, túm tóc, xé áo, lột quần… một cách vô nhân
tính gây ám ảnh cho người xem về một thế hệ trẻ đang bị hủy hoại
nghiêm trọng về nhân cách. Gần đây nhất ngày 18/1 tại cổng trường
THPT dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang), do mâu thuẫn cá
nhân, nữ sinh Nguyễn Thị Hoa đã dùng dao nhọn đâm hai nữ sinh là
Nguyễn Thị Hiền và Trần Thị Hồng Hà khiến Hà tử vong và Hiền
trong tình trạng nguy kịch. …
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực (nguyên nhân xã
hội): phim, ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực
(kiếm, súng). Những năm gần đây cảnh bạo lực cũng diễn ra khắp
nơi, khắp các lĩnh vực như bạo lực sân cỏ, bạo lực trong kinh doanh,
bạo lực ngoài đường phố…
+ Do sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình: Học
sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử không tốt từ những người trong gia
đình (thường là những người hành nghề tự do trong xã hội có cách
cử xử không đúng chuẩn mực). Những thói quen ứng xử hàng ngày
của họ đã vô tình tạo cho các em có lối cư xử không hay trong nhà
trường và đối với bạn bè. Và khi bạo lực gia đình vẫn tồn tại thì bạo
lực học đường vẫn có nguy cơ gia tăng.
+ Do sự giáo dục trong nhà trường: Còn nặng về dạy kiến thức văn
hóa, chưa chú trọng nhiều đến nhiệm vụ giáo dục con người “tiên
học lễ, hậu học văn”, cũng như việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh.
+ Do chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội…
chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực,
đồng bộ, triệt để…
+ Do bản thân học sinh: Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về

nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử, non nớt trong
kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Điều này dẫn đến hành
động bạo lực diễn ra bột phát, bất ngờ có khi chỉ từ những lí do rất
không đâu: Đa số học sinh không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, nên
không dám khai báo. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng
dưng, im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực.
Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho bạo lực học đường
ngày càng gia tăng, và hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết.
- Hậu quả:
+ Với nạn nhân:
Gây tổn thương về tinh thần, và thể xác (thân thể không lành lặn,
xuất hiện nhiều bệnh như bị hoảng loạn, bị trầm cảm, bị thần kinh…)
Gây tổn hại đến tâm lí, tiền của của gia đình, người thân… người
bị hại.
+ Với người gây ra bạo lực:
Mất dần nhân tính, gây nên mầm mống tội ác, mất hết nhân tính
sau này.
Tự làm hỏng tương lai của chính mình, gây nguy hại cho xã hội, bị
mọi người xa lánh, căm ghét.
+ Gây hoang mang trong dư luận, tạo nên tính bất ổn trong xã hội:
Tâm lí lo lắng, bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường đến xã hội.
- Giải pháp:
+ Toàn xã hội cần phải quan tâm, có biện pháp quản lí ngăn chặn
mhững hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Cần
nghiêm cấm các game bạo lưc.
+ Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình: Người lớn phải làm
gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, ;loại bỏ bạo lực ra khỏi
cuộc sống gia đình.
+ Phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: Gia đình – nhà
trường – xã hội. Tình thương và trách nhiệm là phương thuốc hiệu

nghiệm nhất ngăn chặt bạo lực học đường.
+ Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để
không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình sai và biết vị tha khi bạn nhận
ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình –
nhà trường – xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lí nghiêm, cho đi
cải tạo, giáo dục nhân cách.
3. KẾT BÀI
Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cần tu dưỡng rèn luyện bản
thân, trau dồi kĩ năng sống; Biết tránh xa, lên án, ngăn chặn các
hành động bạo lực, sống nhân ái, vị tha…
Nêu cao khẩu hiệu: Vì một môi trường học đường lành mạnh, học
sinh “HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”.
(Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại vấn đề này với PHẦN III:
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

HOÀNG THỊ THU HÒA



Answers ( )

  1. So sánh kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí với nghị luận về một hiện tượng đời sống

    * Nghị luận về một vấn đề xã hội ( một sự việc, hiện tượng đời sống )

    `1.` Khái niệm vấn đề nghị luận

    `2.` Thực trạng vấn đề nghị luận

    `3.` Nguyên nhân gây ra

    `4.` Tác hại, hậu quả nó để lại

    `5.` Biện pháp đề ra để giải quyết

    `6.` Bài học và liên hệ

    * Nghị luận về tư tưởng đạo lý.

    `1.` Khái niệm vấn đề nghị luận

    `2.` Đánh giá vấn đề: Thường là đạo đức tốt đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc.

    `3.` Biểu hiện

    `4.` Ý nghĩa

    `5`. Đảo ngược vấn đề: Tốt `->` Xấu và ngược lại.

    `6`. Bài học và liên hệ.

    `=>` Tóm lại hai dạng này chỉ khác nhau chỗ nguyên nhân và tác hại thôi.

    #Chúc bạn học tốt !

  2. So sánh kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí với nghị luận về một hiện tượng đời sống

    *Giống nhau:

    – Cùng nghị luận về một vấn đề, tư tưởng nhất định và có đủ bố cục 3 phần của một bài văn.

    *Khác nhau:

    + Khác nhau về trình tự các bước:

    1) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

    – Giải thích tư tưởng, đạo lý mà mình cần nghị luận ( nếu có hãy giải thích câu tục ngữ, ca dao chứa tư tưởng).

    – Phân tích mặt đúng và mặt hạn chế của tư tưởng.

    – Chứng minh cho tư tưởng ( lý lẽ + dẫn chứng).

    – Mở rộng vấn đề ( có thể đào sâu thêm về vấn đề tư tưởng hoặc lật ngược,…).

    – Liên hệ bản thân qua hai mặt ( nhận thức và hành động).

    2) Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

    – Giới thiệu về hiện tượng đó và đồng thời nêu ra khái niệm, thực trạng.

    – Phân tích, chứng minh sâu hơn về thực trạng.

    – Nguyên nhân của thực trạng.

    – Hậu quả mà thực trạng gây ra.

    – Biện pháp khắc phục thực trạng.

    – Liên hệ thực tế ở bản thân cũng như liên hệ với tất cả mọi người ( lời kêu gọi, tuyên truyền,…).