Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35

Các phi công thuộc lực lượng không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ của quân đội Mỹ phần lớn đều thừa nhận rằng F-22 là máy bay tiêm kích siêu hạng, nhưng xét về khả năng chiến đấu toàn diện thì F-35 vẫn vượt trội hơn, dù vẫn còn rất nhiều lỗi trong quá trình hoàn thiện. Ưu điểm này của F-35 có được chính là nhờ công nghệ hiện đại.

F-35 là chiến đấu cơ tàng hình mới nhất của quân đội Mỹ và được đưa vào sử dụng muộn hơn rất nhiều năm so với chiến đấu cơ cùng thế hệ thứ năm F-22. Những phi công am hiểu về công nghệ hàng không của Mỹ nhận định rằng F-35 sử dụng công nghệ thế hệ mới hơn nhiều so với F-22 được phát triển trên nền tảng công nghệ từ những năm 1980 và 1990, dù F-22 đã được nâng cấp một số công nghệ mới từ khi hoạt động vào năm 2005.

Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35

Cho dù chưa hoạt động chính thức, nhưng F-35 được phi công Mỹ đánh giá rất cao.

Xét về thiết kế và thành phần cấu tạo, chiến đấu cơ F-35 là một thế hệ hoàn toàn mới so với F-22. Nhờ áp dụng công nghệ mới, F-35 cũng có chi phí sản xuất thấp hơn, công nghệ hiệu quả hơn, dễ bảo dưỡng và được thiết kế như một máy bay chiến đấu-ném bom.

Ngoài khả năng chiến đấu không đối không, F-35 là một phương hiện hỗ trợ hiệu quả và tin cậy cho quân đội dưới mặt đất nhờ được trang bị bom thông minh được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Trong khi đó, F-22 chỉ phát huy được thế mạnh chiến đấu trên không, cho dù loại máy bay bay được thiết kế với khả năng tấn công và hỗ trợ mặt đất. Thêm nữa, F-22 cũng chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu.

Công nghệ bom thông minh cũng đồng nghĩa cần ít máy bay chiến đấu hơn tham gia các sứ mệnh chiến đấu. Vì thế, quân đội Mỹ không cần điều F-22 tới những khu vực mà nhiều máy bay khác có thể làm nhiệm vụ tương tự với chi phí rẻ hơn nhiều. Đây cũng là lý do tại sao các phi công Mỹ thích F-35 hơn F-22.

Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35

Tiêm kích tàng hình F-22.

F-35 còn hấp dẫn đối với phi công Mỹ vì loại máy bay này có 3 phiên bản khách nhau dành cho những nhiệm vụ cụ thể. F-35B với khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng được thiết kế dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. F-35B nặng 27 tấn có thể mang theo 6 tấn vũ khí và hoạt động trong bán kính 800 km.

Không quân Mỹ sẽ nhận chiếc F-35A nặng 31 tấn đầu tiên vào năm 2016 hoặc 2017. Đây là phiên bản rẻ nhất của F-35 với giá 154 triệu USD/chiếc. Trong khi đó, phiên bản F-35C dành cho Hải quân Mỹ có giá lên tới 200 triệu USD/chiếc. Phiên bản này có khả năng hạ cánh trên tàu sân bay và các thiết bị của nó có thể chống lại sự ăn mòn của nước biển.

Tất nhiên, các phi công Mỹ cũng thừa nhận F-35 có những điểm hạn chế nhất định. Họ tin rằng nhà sản xuất đã hứa hẹn hơi quá về tính năng của F-35. Có rất nhiều nghi ngờ liệu khả năng tàng hình thật sự của F-35 có được như 'quảng cáo' hay không. Bên cạnh đó, những giới hạn nhất định về thiết kế (nhằm phục vụ khả năng tàng hình) có thể sẽ hạn chế khả năng tác chiến của F-35.

Chương trình F-35 đã bị trì hoãn nhiều lần, thậm chí suýt chút nữa bị hủy hỏ. Các đơn đặt hàng đã bị cắt giảm và nhà sản xuất phải hứng chịu rất nhiều áp lực để có thể đưa loại máy bay tàng hình mới này vào hoạt động. Hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh số lượng F-35 sẽ được sản xuất. Phần lớn (khoảng 60%) những chiếc F-35 được sản xuất sẽ được bán cho các đối tác nước ngoài.

Có vẻ khác với các phi công Mỹ, F-22 được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là vượt trội hơn bất cứ loại máy bay chiến đấu nào đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Đó là lý do tại sao một số quốc gia tỏ ra hứng thú với nó như Úc, Nhật Bản và Israel. Thế nhưng, Quốc hội Mỹ có quy định cấm xuất khẩu F-22, một phần do lo sợ bí mật công nghệ và kỹ thuật có thể rơi vào tay kẻ địch.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ, hệ thống điện tử tiên tiến và công nghệ tàng hình đã tạo nên một lợi thế mang tính quyết định cho F-22. Chính vì điều này, trong quá trình huấn luyện, F-22 thường phải giả định chiến đấu chống lại 6 chiếc F-15 để đảm bảo các phi công điều khiển phải đối mặt với nhiều thử thách hơn.

Theo giới chuyên môn, F-35 có thể vượt trội hơn Rafale, F-15E hay Eurofighter nhưng không thể vượt qua F-22. Không quân Mỹ luôn hy vọng rằng F-22 và F-35 sẽ trở thành một cặp bài trùng, sự kết hợp giữa chúng sẽ khiến đối phương khó phát hiện và chống lại.

Chương trình phát triển F-22 được bắt đầu vào cuối những năm 1980. F-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 1997 và đi vào hoạt động trong quân đội Mỹ từ năm 2005. Dự kiến, F-22 sẽ còn tiếp tục phục vụ trong ít nhất 30 năm nữa. Hiện tại, Nga đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 là T-50 và Trung Quốc phát triển J-20 nhưng các chuyên gia quân sự Mỹ nhận định rằng khả năng của chúng, và đặc biệt là chi phí sản xuất, không thể nào sánh bằng F-22.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 30 năm này, nhiều phi công Mỹ tin rằng lợi thế tàng hình của máy bay sẽ mất đi do sự phát triển của công nghệ mới. Trung Quốc, Nga và các nước châu Âu sẽ tiếp tục phát triển các thiết kế máy bay chiến đấu mới và sự xuất hiện của máy bay chiến đấu không người lái sẽ thay đổi đáng kể cục diện quân sự thế giới.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: . Trân trọng!

Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35
F-22 và T-50: Mèo nào cắn mỉu nào?
Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35
"So với F-22, chiến đấu cơ T-50 của Nga thuộc thế hệ 5+"
Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35
J-20 được Trung Quốc cải tiến có địch nổi F-22 Mỹ?
Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35
Không có ‘cửa’ cho F-35 khi cận chiến với Su-35
Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35
"Ong bắp cày" có thể đả bại F-35
Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35
Nhật không đủ tiền mua F-35 "chặn" Trung Quốc

Nhà thầu Lockheed Martin đang âm thầm vận động không quân Mỹ đầu tư vào một biến thể của F-22 Raptor, được tích hợp thêm các hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn vốn thuộc về F-35 và một số thay đổi phù hợp về cấu trúc, theo báo mạng Defense One. Đây là một trong vài sự lựa chọn được nhà thầu quân sự lớn nhất của Mỹ đang chào hàng cho Lầu Năm Góc và đồng minh, trong bối cảnh Lockheed Martin nghiên cứu các phương án có thể nhằm nâng cấp các chiến đấu cơ trước mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc trong thập niên tới, theo những người nắm thông tin trực tiếp về kế hoạch bí mật này.

Trung tướng không quân Mỹ đã về hưu David Deptula, hiện là trưởng khoa của Viện Mitchell về nghiên cứu không gian vũ trụ, tiết lộ: “Nó không phải là F-22, cũng không phải F-35, mà là một tổ hợp từ hai loại máy bay này. Hướng tiếp cận theo kiểu tạo ra “con lai” cho phép trình làng chiến đấu cơ thế hệ kế tiếp nhanh chóng hơn, thay vì phải giới thiệu thiết kế hoàn toàn mới”. Dòng “con lai” trên được cho là khá giống loại mà Lockheed đang đề xuất cho Nhật Bản, kết hợp hệ thống điện tử hiện đại hơn và “các ưu thế tối tân về lớp phủ tàng hình và những đặc điểm tương tự (của F-35)”, theo chuyên san The National Interest dẫn lời một nguồn thạo tin.

Sự khác biệt giữa máy bay f22 và f35
Chiến đấu cơ F-22 Mỹ đón đầu oanh tạc cơ Nga gần Alaska
Phát ngôn viên Lockheed Martin từ chối xác nhận hoặc bác bỏ thông tin trên, nhưng đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng “con lai” được Lầu Năm Góc xem xét. Đề xuất tương tự từng giúp không quân Mỹ sở hữu dòng Super Hornet vô cùng thành công dựa trên thiết kế của F/A-18 Hornet vào cuối thập niên 1990. Nếu ban đầu được chọn vì ít rủi ro, theo thời gian dự án F/A-18E/F Super Hornet đòi hỏi các kỹ sư Mỹ phải động não thiết kế lại gần như hoàn toàn mỗi một bộ phận bên ngoài. Bộ cánh mới cũng gây rắc rối lúc đầu, nhưng sau đó cuộc lột xác đã chứng tỏ thành công, cho phép các tàu sân bay Mỹ sở hữu phi đội tiêm kích đa năng đáng gờm đến ngày nay.

Đề xuất của Lockheed Martin được đưa ra vào thời điểm không quân Mỹ đang tiến hành cuộc tổng đánh giá năng lực nhằm đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh và các mối đe dọa được đề cập trong Chiến lược quốc phòng 2018. Nó cũng khơi lại cuộc tranh luận lâu nay về việc liệu có nên tậu phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, như F-15 và F-16, hoặc đầu tư vào thế hệ sau, được trang bị các hệ thống hiệu quả hơn nhưng gây khó khăn trong hoạt động bảo trì? Hồi tháng 7, Defense One đưa tin Boeing đang âm thầm chào bán phiên bản mới của F-15 Eagle, gọi là F-15X, được thiết kế để tăng tải trọng bom và mang thêm nhiều tên lửa, cũng như hệ thống điện tử hàng không mới. Tuy nhiên, không giống như F-22 và F-35, mẫu này không có thiết kế tàng hình.

“Con lai” của F-22 và F-35 được dự đoán không chỉ tác động tích cực đến chi phí sản xuất và năng lực tổng thể của máy bay, mà còn giảm đáng kể chi phí theo giờ bay nếu so với F-22. Lớp vỏ hấp thụ tín hiệu ra đa của “chim ăn thịt” khét tiếng đòi hỏi công tác bảo trì đầy khó khăn, trong khi F-35 mang đến khái niệm mới, giúp giải quyết nhiều vấn đề khiến giới hạn năng lực hoạt động của F-22, theo The War Zone của trang The Drive. Dù chưa rõ phiên bản được Lockheed Martin đề xuất cho không quân Mỹ, chương trình tương tự do Mỹ - Nhật kết hợp cho phép giảm mạnh chi phí sản xuất.

Báo Nikkei Asian Review đưa tin ước tính chi phí do dòng máy bay của Nhật là vào khoảng 216 triệu USD nếu tổng đơn đặt hàng là 70 chiếc. Giá thành sản xuất sẽ giảm xuống ngưỡng 190 triệu USD nếu tăng gấp đôi đơn đặt hàng.