Sự khác nhau giữa may might could

1.Present and future possibility khả năng có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai.
a.Chúng ta dùng may, might, could để diễn tả khả năng xảy ra ở hiện tại và tương lai. Ví dụ:

+"There's someone at the door." "It's may be Sarah." (=Perhaps it is Sarah)-"Có ai đó đang đứng ở cửa." "Có lẽ là Sarah."


+We aren't sure what we are going to do tomorrow.We might go to the beach. (=Perhaps we will go to the beach .)-Ngày mai chúng tôi không biết chắc sẽ làm gì.Có lẽ chúng tôi đi biển.
+"Where's Simon?" "He could be in the living room ."-Simon đâu rồi?" "Có thể cậu ấy ở phòng khách."
Thông thường might ít chắc chắn hơn may, could ít chắc chắn hơn may hoặc might .

+++may        ++ might       +could


b.Chúng ta dùng dạng phủ định may not và might not (viết tắt :mightn't) với nghĩa này, không dùng could not.
Ví dụ:

+Simon may not be in the living room .(=Perhaps he is not in the living room .)-Có lẽ Simon không có trong phòng khách.


+We might not go to the beach.(=Perhaps we will not go to the beach.)-Có lẽ chúng ta sẽ không đi biển.
c.Chú ý hình thức :may/might/could+be+...-ing. Ví dụ:

+They may be having dinner at the moment.(=Perhaps they are having dinner.)-có lẽ lúc này họ đang ăn tối.


2.Khả năng có thể xảy ra trong quá khứ

Sự khác nhau giữa may might could



a.Chúng ta có thể dùng may/might/could+have+quá khứ phân từ để diễn tả khả năng có thể xảy ra trong quá khứ. Ví dụ:

+"Where was Sally last night ?" "I think she may have been  at the cinema." (=I think perhaps she was at the cinema.)-"Tối qua Sally ở đâu?" "Tôi nghĩ có lẽ cô ấy ở trong rạp chiếu phim."


+"Peter is late ." "He might have missed his train." (=Perhaps he missed /has missed his train .)-"Peter đến muộn." "Có lẽ cậy ấy bị trễ tàu."
+"I can't find my wallet anywhere." "You could have left it at home.(=Perhaps you left /have left in at home.)-Tôi chẳng tìm thấy ví của tôi ở đâu cả." "Có thể bạn đã bỏ quên nó ở nhà."
+"She walked straight past me without saying hello." "She might not have seen you ." (=Perhaps she didn't see you.)-"Cô ta đi ngang nhà mà không một lời chào hỏi tôi." "Có lẽ cô ấy đã không thấy anh ở đó thôi."
b.Chúng ta cũng dùng could và might (không dùng may ) với have+quá khứ phân từ để diễn tả điều gì có thể xảy ra trong quá khứ nhưng đã không xảy ra. Ví dụ:

+"I forgot to lock my car last night." "You were very lucky.Someone could have stolen it."-"Tối qua tôi quên khoá xe hơi của tôi." "Anh may mắn đấy.Lẽ ra ai đó đã đánh cắp nó rồi."


+You were stupid to try to climb that tree.You might have killed yourself.-anh ta thật dại dột khi tìm cách leo lên cây đó.Có thể anh ta muốn tự tử.

Học tiếng Anh siêu tốc :

Luyện nghe tiếng Anh cấp tốc phụ đề Anh-Việt , bài số 01: My family-gia đình tôi

Luyện nghe tiếng Anh cấp tốc phụ đề Anh-Việt , bài số 02: My Mother-Mẹ của tôi

Luyện nghe tiếng Anh cấp tốc phụ đề Anh-Việt, bài 03 The house where I am living-Ngôi nhà tôi đang ở 

Luyện nghe tiếng Anh cấp tốc phụ đề Anh-Việt ,bài số 04: My school-Trường của tôi 

Luyện nghe tiếng Anh siêu tốc với các bản tin có phụ để Anh-Việt

Luyện nghe tiếng Anh cấp tốc phụ đề Anh-Việt ,bài số 05: My hobby-sở thích của tôi 

Luyện nghe tiếng Anh cấp tốc phụ đề Anh-Việt ,bài số 06: My daily activities-Những hoạt động hằng ngày của tôi

Bảng hệ thống tài khoản kế toán tiếng Anh có phát âm theo QĐ 15 || Part 01 :Tài sản ngắn hạn 

Bảng hệ thống tài khoản kế toán tiếng Anh có phát âm theo QĐ 15 || Part 02 :Tài sản dài hạn 

10.Bảng hệ thống tài khoản kế toán tiếng Anh có phát âm theo QĐ 15 || Part 03 :Nợ phải trả

Bảng hệ thống tài khoản kế toán tiếng Anh có phát âm theo QĐ 15 || Part 04 :Vốn chủ sở hữu 

Bảng hệ thống tài khoản kế toán tiếng Anh có phát âm theo QĐ 15 || Part 05 :Doanh thu 

Bảng hệ thống tài khoản kế toán tiếng Anh có phát âm theo QĐ 15 || Part 06 :Chi phí SX kinh doanh 


Bảng hệ thống tài khoản kế toán tiếng Anh có phát âm theo QĐ 15 ||Part end:tài khoản loại 7,8 và 9 



Page 2

Xin chào các bạn, hôm nay Trung tâm Anh Ngữ Việt Mỹ Sài Gòn sẽ đến với một bài học hoàn toàn mới nhưng cũng không hề mới. Nghe có vẻ hơi kì phải không nào, bởi vì bài học này liên quan đến một loại từ thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống nhưng ít ai quan tâm đến nó, dẫn đến nhiều nhầm lẫn không đáng có. Đó chính là động từ khiếm khuyết hay còn gọi là modal verb. Nào bắt đầu thôi!

– Các động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh gồm có: can, could, may, might, will, would, must, shall, should, ought to.
– Sau động từ khiếm khuyến sẽ là động từ nguyên mẫu

1. Cách dùng Can

– Động từ khiếm khuyến “can” thường dùng để diễn tả về một khả năng

Ex: I can speak 4 languages: english, spanish, russia and french
(Tôi có thể nói bốn thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Pháp)

– Thể phủ định “can’t” diễn tả một điều không thể, không có khả năng thực hiện

Ex: I can’t love him even he gave me all his money
(Tôi không thể yêu anh ta dù cho anh ta đã cho tôi tất cả tiền bạc)

– Thể nghi vấn dùng để xin phép hoặc một sự yêu cầu

Ex: Can I use your cell phone?
(Tôi có thể dùng điện thoại của bạn không?)

Can you help me, sir?
(Thưa ngài, ngài có thể giúp tôi không?)

2. Cách dùng Could

– “Could” có thể được dùng để xin phép

Ex: Could I borrow your motobike for 2 hours?
(Tôi có thể mượn xe máy của bạn trong 2 tiếng đồng hồ không?)

– Đưa ra một yêu cầu

Ex: Could you turn the light off?
(Bạn có thể tắt đèn không?)

– Đưa ra một lời đề nghị

Ex: We could go out for dinner tonight
(Chúng ta có thể ra ngoài ăn tối nay)

– Một khả năng trong tương lai

Ex: I think we could have another house in future
(Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một căn nhà khác trong tương lai)

– Một khả năng trong quá khứ

Ex: I broke up with Daina so I could have a new love
(Tôi đã chia tay với Daina nên tôi có thể có một tình yêu mới)

3. Cách dùng May

– “May” dùng để đưa ra sự xin phép

Ex: May I have another glass of orange juice?
(Có thể lấy cho tôi một ly nước cam khác không?)

– Diễn tả khả năng trong tương lai

Ex: China may become a major economic power
(Trung Quốc có thể sẽ trở thành một cường quốc về kinh tế)

– Đưa ra một yêu cầu giúp đỡ

Ex: May I help you something, madam?
(Tôi có thể giúp gì cho bà không, thưa phu nhân?)

4. Cách dùng Might

– “Might” được dùng để diễn tả một khả năng trong hiện tại

Ex: We’d better phone tomorrow, they might asleep now
(Chúng ta nên gọi lại vào ngày mai, có thể bây giờ họ đang ngủ)

– Ngoài ra nó còn có thể diễn đạt một khả năng trong tương lai

Ex: I might be a winner in the next match
(Tôi có thể sẽ là người chiến thắng trong trận đấu tiếp theo)

5. Cách dùng Must

– “Must” dùng để diễn tả sự cần thiết hoặc một nghĩa vụ phải thực hiện

Ex: I must pick up my mom at 5PM
(Tôi phải đón mẹ tôi vào lúc 5 giờ chiều)

– Phủ định của “must” là “mustn’t” có nghĩa là CẤM

Ex: The boy musn’t play baseball in that garden
(Thằng bé không được phép chơi bóng chày trong khu vườn ấy)

6. Cách dùng Ought to

– “Ought to” cũng có nghĩa là “phải”, “nên” nhưng nó hàm ý một sự việc mang tính đúng đắn hay sai trái

Ex: We ought to love and help each other
(Chúng ta phải yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau)

We ought not to sleep more than 8 hours a day
(Chúng ta không nên ngủ quá 8 tiếng một ngày)

7. Cách dùng Shall

(thường được sử dụng trong tiếng Anh-Mỹ hơn là tiếng Anh-Anh)

– Dùng “shall” khi muốn đưa ra một lời đề nghị giúp đỡ

Ex: Shall I help you with your luggage?
(Tôi có thể giúp bạn với cái đống hành lý này?)

– Đưa ra những gợi ý
Ex: Shall we say “hello” then?
(Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo sau khi nói “hello”?)

– Dùng để hỏi những việc cần phải làm

Ex: Shall I do all my homework?
(Tôi sẽ làm hết bài tập ư?)

8. Cách dùng Should

– “Should” có nghĩa là “nên”, bởi vậy nó cũng hàm hàm ý một sự việc mang tính đúng đắn hay sai trái

Ex: We should sort out this problem at once
(Chúng ta nên liệt kê hết tất cả các vấn đề ra cùng một lúc)

– Đưa ra lời khuyến cáo, không nên làm một việc, một hành động nào đó

Ex: I think we should call him again
(Tôi nghĩ chúng ta nên gọi lại anh ta một lần nữa)

– Đưa ra một sự dự đoán về tương lai nhưng không hoàn toàn chắc chắn nó sẽ xảy ra

Ex: Price should decrease next year
(Giá cả có thể sẽ giảm trong năm tới)

9. Cách dùng Will

– “Will” dùng khi đưa ra một quyết định tức thì, không có kế hoạch trước
Ex: I will go to see him and say “I love you”
(Tôi sẽ đến gặp anh ta và nói “em yêu anh”)

– Khi muốn đưa ra một sự giúp đỡ hay phục vụ, người ta cũng thường dùng “will”
Ex: Whatever you like, I will give it to you
(Bất kể em thích thứ gì, anh cũng sẽ đưa nó cho em)

– Một lời hứa (thực hiện được hay không thì không chắc chắn!)
Ex: I will love you until I die
(Tôi sẽ yêu em cho đến khi tôi chết)

– Một dự đoán chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai
Ex: Price will decrease next year
(Giá cả chắc chắn sẽ giảm vào năm tới)

10. Cách dùng Would

(thường dùng trong câu nghi vấn)

– Khi chúng ta muốn hỏi xin làm một điều gì đó thì sử dụng “would” cũng khá hợp lý
Ex: Would you mind if I open the windows?
(Bạn có phiền không nếu tôi mở những cánh cửa sổ ra?)

– Đưa ra một yêu cầu
Ex: Would you take me to 255 Vick Street, please?
(Làm ơn đưa tôi đến số 255 đường Vick)

Would you mind sending me all our picture through facebook?
(Bạn có phiền khi gửi cho tôi toàn bộ hình của chúng ta thông qua facebook?)

– Lên lịch trình, sắp xếp một việc gì đó
Ex: Would 10 AM suit you?  That’s ok!
(10 giờ sáng có được không?) (Được đấy!)

– Một lời mời
Ex: Would you come to our wedding?
(Bạn sẽ đến dự tiệc cưới của chúng tôi chứ?)

Would you like to go to shopping this Sunday?
(Bạn có muốn đi mua sắm vào Chủ Nhật này không?)

– Đưa ra câu hỏi để người khác lựa chọn
Ex: Would you prefer pizza or chicken soup?  I’d like pizza please
(Bạn muốn pizza hay súp gà)  (Làm ơn cho tôi pizza)