Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Tài sản và nguồn vốn là hai đối tượng của kế toán, nhưng hiện nay rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tài sản và nguồn vốn. Bài viết dưới đây của Trung tâm đào tạo kế toán NewTrain sẽ giúp các bạn phân biệt tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp.

1. Tài sản của doanh nghiệp

1.1. Khái niệm

Tài sản của đơn vị là toàn bộ những nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện:

  • Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài
  • Có giá phí xác định
  • Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng nguồn lực này

1.2. Phân loại

Tài sản của đơn vị có thể phân loại như sau:

1/ Tài sản cố định: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải

2/ Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu)

3/ Công cụ, dụng cụ

4/ Hàng hoá, thành phẩm

5/ Tiền mặt

6/ Tiền gửi ngân hàng

7/ Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)

8/ Các khoản nợ phải thu: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác…

9/ Tài sản cố định vô hình khác: Quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chương trình phần mềm, quyền sử dụng đất,…

2. Nguồn vốn của doanh nghiệp

2.1. Khái niệm

Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.

Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Tài sản của doanh nghiệp

2.2. Phân loại

Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản Nợ phải trả.

* Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn do các chủ sở hữa đóng góp tạo nên, đơn vị không phải cam kết trả nợ.

Tùy theo hình thức sở hữu mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước cấp, do cổ đông hoặc xã viên góp cổ phần, nhận vốn góp liên doanh, hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH đầu tư vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu được phân chia thành các khoản sau:

1/ Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu

2/ Lợi nhuận chưa phân phối

3/ Các loại quỹ chuyên dùng: Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ khen thưởng và phúc lợi; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…

* Nợ phải trả: Là số vốn vay, chiếm dụng của tổ chức cá nhân khác mà đơn vị có nghĩa vụ phải thanh toán (đơn vị phải cam kết trả nợ).

Nợ phải trả bao gồm các khoản:

1/ Phải trả người bán

2/ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

3/ Phải trả người lao động

4/ Phải trả nội bộ

5/ Vay và nợ thuê tài chính

6/ Nhận ký quỹ, ký cược…

7/ Người mua ứng trước tiền hàng

8/ Phải trả phải nộp khác

Kết luận: Như vậy tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, bất kỳ một loại tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn nhất định hoặc ngược lại một nguồn vốn nào đó có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản khác nhau. Tại một thời điểm mối quan hệ giữa giá trị tài sản và nguồn vốn kinh doanh được thể hiện qua các đẳng thức kinh tế cơ bản sau:

Tổng giá trị tài sản = Tổng các nguồn vốn

Tổng giá trị tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nguồn vốn – Nợ phải trả

3. Cảm nhận của học viên học trực tiếp tại Trung tâm đào tạo NewTrain

4. Cảm nhận của học viên học trực tuyến (online) tại trung tâm đào tạo NewTrain

Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Học phí: 3.300.000đ (sinh viên); 3.500.000đ (người đi làm)  Các ưu đãi khi đăng ký khoá học:
  • Giảm 100.000đ trong trường hợp chuyển khoản đăng kí trước
  • Tặng file mềm Kế toán Excel theo thông tư 200 và thông tư 133
  • Ưu đãi học nhóm: Giảm 100.000đ khi đăng ký nhóm 2 người; Giảm 200.000đ/người khi đăng ký nhóm 3-5 người
  • Liên hệ Hotline: 098.721.8822 để được tư vấn trực tiếp
Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Học phí: 2.800.000đ (sinh viên); 3.000.000đ (người đi làm)
 Các ưu đãi khi đăng ký khoá học:
  • Giảm 100.000đ trong trường hợp chuyển khoản đăng kí trước
  • Tặng file mềm Kế toán Excel theo thông tư 200 và thông tư 133
  • Ưu đãi học nhóm: Giảm 100.000đ khi đăng ký nhóm 2 người; Giảm 200.000đ/người khi đăng ký nhóm 3-5 người
  • Liên hệ Hotline: 098.721.8822 để được tư vấn trực tiếp

Các khóa học cần thiết giúp bạn nâng cao kiến thức:

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo Hotline/Zalo: 098.721.8822

Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!

👉 Có thể bạn quan tâm: Lớp học kế toán tổng hợp tại TPHCM

Trình bày nội dung Bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại là gì, nêu rõ nội dung sử dụng vốn của ngân hàng thương mại

Bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại (NHTM) là bảng kê các tài sản và nguồn vốn của nó, Bảng cân đối tài sản chỉ liệt kê các số dư tại một thời điểm nhất định, nó có đặc trưng:

Tài sản = Nợ + Vốn của ngân hàng

Bảng cân đối tài sản của NHTM liệt kê các nguồn vốn của ngân hàng (tài sản nợ) và tài sản (tài sản có).

Thu nhập từ các hoạt động cho vay và đầu tư sau khi bù đắp các chi phí huy động vốn, chi phí quản lý và lợi nhuận của NHTM.

1. Nguồn vốn

Nguồn vốn là tài sản nợ trong bảng cân đối của ngân hàng thương mại bao gồm

- Tiền gửi giao dịch (tiền gửi có thể phát hành séc): Đây là những khoản tiền gửi mà người gửi tiền gửi ở NHTM để sử dụng thanh toán, chi trả.

Các khoản tiền gửi có thể phát hành séc gồm: tài khoản séc không có lãi (tiền gửi không kỳ hạn), các tài khoản NOW có lãi (NOW – Negotiable Order of Withdrawal - lệnh thu hồi vốn).

Tiền gửi có thể phát hánh séc là tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu: tức là, nếu người gửi tiền tới NHTM gửi và đề nghị thanh toán bằng cách viết ra một giấy rút tiền, NHTM sẽ phải thanh toán cho người đó ngay lập tức. Tương tự, nếu một người nhận được một tấm séc thanh toán và mang tờ séc đó chuyển vào NHTM, thì NHTM phải chuyển lập tức số tiền ấy vào tài khoản của họ.

Tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Tiền gửi có thể phát séc là một tài sản có đối với người gửi nhưng lại là một khoản nợ của NHTM vì người gửi tiền có thể rút tiền khỏi tài khoản của họ bất cứ lúc nào và NHTM phải có nghĩa vụ thanh toán cho họ. Loại tiền gửi có thể phát hành séc thường là nguồn vốn có chi phí thấp nhất bởi vì khách hàng gửi tiền vào NHTM với mục đích chủ yếu là giao dịch thanh toán chứ không phải là mục đích sinh lời.

Những chi phí của ngân hàng cho việc duy trì tiền gửi có thể phát séc bao gồm: tiền trả lãi cho người gửi: những chi phí quản lý tài khoản (xử lý và lưu giữ những séc thanh toán, soạn và gửi các thông báo tình hình cho khách hàng; quảng cáo/ marketing tới khách hàng để họ gửi vốn vào ngân hàng).

- Tiền gửi phi giao dịch

Tiền gửi phi giao dịch là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng, người gửi được hưởng tiền lãi nhưng lại không được quyền phát séc thanh toán từ tài khoản này. Mức lãi suất của các khoản tiền gửi này thường cao hơn tiền gửi tài khoản phát hành séc. Tiền gửi phi giao dịch gồm hai loại chính: tài khoản tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn hay còn gọi là giấy chứng nhận tiền gửi (Certificate of Deposits – CD).

Nói chung, tiền gửi phi giao dịch không được rút khi chưa đến hạn. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh thu hút tiền gửi, các NHTM cho phép những người gửi rút tiền khi có nhu cầu nhưng chỉ được hưởng lãi suất tính như tiền gửi giao dịch.

Các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn (CD) chủ yếu do các công ty hoặc các NHTM khác mua. CD giống như một trái khoán, chúng có thể được bán lại ở một thị trường cấp hai trước khi mãn hạn. Do vậy, các công ty, các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ và các tổ chức tài chính khác nắm giữ CD như tài sản thay thế cho các tín phiếu kho bạc và những trái khoán ngắn hạn khác.

- Vốn vay

Các NHTM huy động vốn bằng cách vay từ Ngân hàng Trung ương, NHTW (Ngân hàng Nhà nước), từ các NHTM khác và từ các công ty. Trường hợp vay từ NHTW thì được gọi là tiền vay chiết khấu, hay còn gọi là “tiền ứng trước”. NHTM có thể vay từ các nguồn khác như: từ những công ty mẹ của các ngân hàng.  (những công ty nắm giữ ngân hàng), từ các doanh nghiệp (ví dụ như những hợp đồng mua lại).

- Vốn của ngân hàng

Vốn của ngân hàng hay còn gọi là vốn tự có, là của cải thực của ngân hàng, nó bằng hiệu số giữa tổng tài sản với vốn nợ. Vốn này được tạo ra bằng cách bán cổ phần (cổ phiếu) hoặc từ các khoản lợi nhuận được giữ lại.

2. Tài sản

Tài sản là tài sản có trong bảng cân đối của ngân hàng thương mại bao gồm

- Tiền dự trữ

Tất cả các NHTM đều phải giữ lại một phần trong số vốn mà họ huy động được để gửi vào NHTW. Tiền dự trữ bao gồm tiền dự trữ bắt buộc theo luật định mà NHTM phải gửi vào NHTW và tiền mặt mà các NHTM dự trữ để thanh toán (tiền trong két).

Tiền dự trữ bắt buộc: Theo luật định, NHTW đòi hỏi cứ mỗi một đồng vốn huy động, NHTM phải gửi vào NHTW một tỷ lệ nào đó (ví dự 10%) làm tiền dự trữ. Tỷ lệ này (10% trong ví dụ trên), được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Các khoản tiền dự trữ thanh toán, được gọi là tiền dự trữ vượt quá, được giữ vì chúng là lỏng nhất trong số mọi tài sản có mà ngân hàng có thể sử dụng để thanh toán khi mà có tiền gửi rút ra.

- Tiền mặt trong quá trình thu

Đó là khoản tiền mà NHTM nhận được dưới dạng séc và các chứng từ thanh toán khác nhưng số tiền còn chưa chuyển đến ngân hàng. Trong trường hợp đó tờ séc này được coi như là tiền mặt trong quá trình thu, nó là một tài sản đối với NHTM nhận nó, NHTM có quyền đòi ở ngân hàng kia và số tiền  này sẽ được thanh toán sau một ít ngày.

- Tiền gửi ở các ngân hàng khác

Nhiều NHTM gửi tiền ở các NHTM khác để thực hiện các dịch vụ khác nhau như: thanh toán, giao dịch ngoại tệ và giúp mua chứng khoán. Đây là một phần của hệ thống được gọi là “hoạt động ngân hàng vãng lai”.

Nói chung, tiền dự trữ, tiền mặt trong quá trình thu tiền và gửi trong các ngân hàng khác được coi như những khoản tiền mặt.

- Chứng khoán

Các chứng khoán của NHTM là các tài sản mang lại thu nhập quan trọng cho ngân hàng. Các chứng khoán này có thể được chia làm 3 loại: (1) chứng khoán của chính phủ và các cơ quan của chính phủ; (2) chứng khoán của chính quyền địa phương; và (3) các chứng khoán khác. Các chứng khoán của chính phủ và của các cơ quan chính phủ là loại lỏng nhất vì chúng có thể mua bán hoặc trao đổi sang tiền mặt một cách dễ dàng với chi phí giao dịch thấp. Do tính lỏng cao nên chứng khoán của chính phủ (loại ngắn hạn) được gọi là tiền dự trữ hạng 2.

- Tiền cho vay

Các NHTM thu lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay. Tiền vay là khoản nợ đối với người vay, nhưng là một tài sản đối với NHTM và nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nói chung, tiền cho vay là kém lỏng so với các tài sản khác bởi vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó mãn hạn. Các khoản tiền cho vay cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những tài sản khác. Do thiếu tính lỏng và có rủi ro vỡ nợ cao nên NHTM thường thu được nhiều lợi nhuận nhờ vào các món cho vay.

Khoản tiền cho vay lớn nhất đối với các NHTM là các món tiền cho vay thương mại và công nghiệp giành cho các doanh nghiệp và các món cho vay mua bất động sản. Các NHTM cũng thực hiện các món cho vay giữa các NHTM với nhau nhưng thường là những món cho tiền cho vay ngắn hạn được thực hiện thông qua thị trường liên ngân hàng.

Sự khác nhau chủ yếu trong bảng cân đối tài sản của các tổ chức nhận tiền gửi trước hết là ở việc chuyên môn hóa các loại cho vay. Ví dụ, các ngân hàng tiết kiệm và cho vay và các ngân hàng tiết kiệm tương trợ chuyên cho vay thế chấp  nhà ở, trong khi đó các liên hiệp tín dụng có xu thế chuyên cho vay tiêu dùng.

- Những tài sản khác

Bao gồm trụ sở, hệ thống máy tính và những trang thiết bị khác do các ngân hàng sở hữu.

Trên là bài viết bảng cân đối của ngân hàng thương mại là gì ? Bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư tài chính thì có thể tìm hiểu thêm về khóa học kế toán online 1 kèm 1 đào tạo trực tuyến cho các nhà đầu tư do đội ngũ gia sư kế toán trưởng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này trực tuyến đào tạo giúp bạn hiểu và tự đọc được báo cáo tài chính của các công ty cần đầu tư

Bài tiếp theo nên tham khảo: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là gì