Tại sao không nên uống sữa lúc đói

N.T [T/H]   -   Thứ năm, 15/08/2019 09:12 [GMT+7]

Sữa được xem là món đồ uống bổ dưỡng, phổ biến trong thực đơn của mỗi gia đình. Chúng ta đều biết những giá trị dinh dưỡng mà sữa mang lại cho cơ thể.

Sữa được xem là món đồ uống bổ dưỡng, phổ biến trong thực đơn của mỗi gia đình. Ảnh minh họa

Nhưng cách uống sữa đúng thời điểm không phải là điều ai cũng biết, nên uống khi nào để cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Hãy tham khảo các vấn đề chuyên gia dinh dưỡng nêu ra sau đây.

Thời điểm nào uống sữa tốt nhất?

Theo bản hướng dẫn ăn uống lành mạnh của Trung Quốc, mỗi ngày sử dụng khoảng 300 gram sữa, tương đương với 1,5 cốc giấy [loại dùng 1 lần]. Đây là mức trung bình, nhưng không có nghĩa là phải uống đủ số lượng đó hàng ngày. Thi thoảng bạn có thể uống 200 gram, 400 gram theo nhu cầu của bản thân.

Ví dụ bạn có điều kiện để uống sữa, bạn có thể uống vào buổi sáng, buổi tối, buổi đêm, hoặc có thể ăn sữa chua vào bữa chiều, tất cả đều tốt và không có trở ngại gì trong việc uống nhiều hay ít.

Điều cần chú ý là, nếu bạn sử dụng số lượng sữa nhiều trong ngày; như vừa uống sữa, vừa ăn sữa chua, vừa có sử dụng sữa bột, thì nên chú ý giảm khẩu phần ăn từ các món ăn chính và thịt cá. Vì trong sữa đã có nhiều protein, nếu không giảm lượng đạm từ thức ăn, bạn có thể sẽ bị thừa năng lượng, mất đi sự cân bằng dinh dưỡng.

 Có nhóm người không hợp với việc uống sữa. Ảnh minh họa

Có nên uống sữa khi bụng đói?

Sở dĩ có câu hỏi này là vì có một số người bị đau bụng sau khi uống sữa, họ thuộc nhóm người “không dung nạp lactose”, tức là không hợp với việc uống sữa, bất kể là lúc đói hay no. Vì sau khi uống sữa xong, họ có cảm giác bị đầy hơi, thậm chí tiêu chảy và đau bụng.

Nếu bạn ăn một số loại thực phẩm khác và sau đó uống sữa, sự khó chịu sẽ nhẹ hơn, ngược lại, cứ mỗi lần uống sữa khi bụng rỗng là tình trạng trên lại diễn ra khá rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu bạn không có vấn đề về việc không dung nạp lactose, thì việc uống sữa khi bụng đói lại hoàn toàn không có vấn đề gì.

Trong tất cả các loại sữa động vật nói chung và sữa bò nói riêng đều chứa hàm lượng protein, chất béo và carbohydrate [lactose] khá cao, nếu người có thể chất dễ dung nạp và có thể tiêu hóa lactose có thể tận dụng tốt các nguồn sữa để không lãng phí các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.

Việc uống sữa cũng có nhiều mục đích khác nhau, có người uống sữa để tăng cường thể chất, nhưng cũng có người uống sữa do phải thay thế nguồn thực phẩm khác [người bệnh không ăn được]. Vì vậy, thời gian uống sữa khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp nhất với nhu cầu của chính mình.

Những lúc bé đói bụng, mẹ có sẵn hộp sữa nhưng không dám cho bé uống vì quan niệm “không nên uống sữa lúc đói bụng’. Điều này có thực sự đúng?

Sữa  – cứu cánh tuyệt vời cho những lúc “cạn năng lượng”

Trong sữa có nhiều protein, chất béo, vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, một hộp sữa thơm ngon, giàu dinh dưỡng khi đói sẽ giúp bé bổ sung năng lượng kịp thời.

Nhiều người nghĩ uống sữa lúc dạ dày rỗng sẽ gây trướng bụng, khó tiêu. Thực tế, con người chúng ta lúc vừa sinh ra cho tới khi dưới một tuổi chỉ uống sữa, và uống sữa mỗi khi đói. Nhờ những dòng sữa giàu dưỡng chất ấy chúng ta lớn lên và phát triển bình thường. Do vậy, trẻ đang lớn với hệ tiêu hóa tốt hơn hoàn toàn có thể uống sữa khi đói.

Sữa chứa nhiều nước, nhanh chóng cho bé cảm giác no, đồng thời lại được dạ dày xử lý nhanh hơn thực phẩm đặc. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm cho bé uống sữa lúc đói mà không lo bị đầy bụng, khó tiêu.

Sữa chứa nhiều nước, nhanh chóng cho bé cảm giác no, đồng thời lại được dạ dày xử lý nhanh hơn thực phẩm đặc. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm cho bé uống sữa lúc đói mà không lo bị đầy bụng, khó tiêu

Vì sao có người bị đau bụng khi uống sữa lúc đói?

Có người vì cơ thể không dung nạp lactose, uống sữa khi đói có thể gây ra hiện tượng đầy bụng đi ngoài. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên cho bé uống sữa kèm thức ăn chứa tinh bột và nên uống với số lượng nhỏ chia làm nhiều lần

Uống sữa như thế nào là hợp lý nhất?

Mỗi ngày, bạn hãy chuẩn bị cho gia đình những hộp sữa tươi ngon giàu dưỡng chất, giúp mọi người nạp năng lượng nhanh chóng trong ngày dài năng động. Người lớn nên uống từ 2 tới 3 ly sữa mỗi ngày. Trẻ em đang tuổi phát triển cần uống  ít nhất 3 hộp 180ml mỗi ngày.

Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] vừa phát đi thông tin cảnh báo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe [TPBVSK] Uxo Mộc Khang đang quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua và sử dụng sản phẩm này.

Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] vừa phát đi cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe [TPBVSK] viên sủi Toha Fast và TPBVSK Toha Fast đang quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] khẳng định thông tin ghi trên hộp sản phẩm K6K2 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kmuravir® với công dụng “phòng ngừa các vấn đề về hô hấp do vi khuẩn, virus như viêm đường hô hấp cấp...." là sai quy định về ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nội dung ghi công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh đã vi phạm khoản 15 Điều 6 của Luật Dược.

Đội Quản lý thị trường [QLTT] số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo kiểm tra, phát hiện, xử lý, thu phạt gần 9 triệu đồng về hành vi vi phạm buôn bán thực phẩm về giá trị công dụng, sử dụng; không đảm bảo chất lượng và vi phạm nhãn hàng hóa.

Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra khuyến cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin về sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa và diệt được virus Corona, Covid-19, Sars-Cov-2.

Cục An thực phẩm [Bộ Y tế] vừa phát đi cảnh bảo về việc Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực phẩm bảo vệ sức khỏe [TPBVSK] Xịt họng bổ phế Nam Hà và Xịt họng bổ phế Nam Hà trẻ em quảng cáo không đúng với công dụng của sản phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Mới đây, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt quả tang một cơ sở chế biến thịt lợn nái thành thịt nai khô trên địa bàn TP. Gia Nghĩa.

Năm 2021, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành triển khai giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm theo kế hoạch, trong đó thực hiện giám sát mối nguy đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe [TPBVSK] kết quả kiểm nghiệm do Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia thực hiện phát hiện 06 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm Sibutramine.

Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] vừa phát đi cảnh báo về việc phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nang Gân Cốt Hoàn có chứa chất cấm Diclofenac.

Cục An toàn thực phẩm [Bộ Y tế] vừa phát đi cảnh báo về việc phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe VIÊN XƯƠNG KHỚP JAPAN có chứa chất cấm Diclofenac.

Video liên quan

Chủ Đề