Tại sao vàng đắt

Ảnh minh họa. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Trong mấy ngày gần đây, thị trường vàng trong nước luôn thiết lập mức đỉnh mới, từ 70 triệu đồng [7/3] rồi nhanh chóng lên đến 74,4 triệu đồng, cao hơn giá vàng thế giới tới trên 19 triệu đồng. Trước tình hình này, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng mua vàng trong thời điểm hiện nay.

Vàng trong nước tăng gấp 3 thế giới

Sau 3 phiên tăng giá kỷ lục, chiều ngày ngày 8/3 đến sáng 9/3, giá vàng miếng trong nước đã quay đầu giảm giá, song vẫn ở mức cao. So với phiên giao dịch đầu tuần, người mua vàng lỗ tới 4 triệu đồng/lượng.

Thời điểm tháng 8/2020, khi giá vàng thế giới đạt đỉnh trên 2.063 USD/ounce, giá vàng trong nước khi đó cũng chỉ giao dịch quanh vùng 60 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, ngày 8/3 vừa qua, giá vàng SJC giao dịch ở mức 74,4 triệu đồng mỗi lượng, trong khi giá vàng thế giới giao dịch quanh mức 1.987 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá tương đương 55,03 triệu đồng/lượng. Như vậy, vàng trong nước đã cao hơn thế giới tới 19,37 triệu đồng mỗi lượng. Đây là mức cao chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch với giá thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng. Tuy nhiên, trong vòng 1 năm trở lại đây, giá vàng trong nước thường cao hơn thế giới từ 10%-15%.

Nhiều chuyên gia nhận định mức chênh lệch “khủng khiếp” như trên sẽ đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư rất lớn.

Vì vậy, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, người dân không nên đầu cơ, "lướt sóng" vàng trong thời gian ngắn bởi thị trường vàng rất bất định, không thể biết được giá vàng lên xuống như thế nào.

Ông Hiếu phân tích, chỉ tính riêng trong vòng 1 tháng qua, giá vàng SJC tăng khoảng 23%, trong khi giá vàng thế giới chỉ tăng 7%, thấp hơn nhiều so với tốc độ của giá vàng trong nước.

Cùng quan điểm, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng các nhà đầu tư trong nước không nên mua vàng để "lướt sóng" lúc này bởi lẽ hiện chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đang quá cao. Nếu "găm" vàng, người mua phải trả với mức giá đắt hơn gần 20 triệu đồng mỗi lượng so với giá thế giới và sẽ gặp rủi ro lớn nếu thị trường đảo chiều.

“Vì vậy, chỉ nên mua vàng với món nhỏ khi thực sự cần thiết, còn mua đầu tư dài hạn thì hiện không phải là thời điểm thích hợp, chỉ mua khi chênh lệch giá giữa hai thị trường ở mức hợp lý là khoảng 2-3 triệu đồng/lượng,” ông Thịnh nói.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cho rằng, việc tăng “nóng” của giá vàng trong nước không có sự bền vững, giá có tăng sẽ có giảm, nên trong ngắn hạn mua vàng lúc này sẽ tiểm ẩn nhiều rủi ro.

Còn chuyên gia Cấn Văn Lực cũng nhận định đầu tư vàng được cho là kênh trú ẩn nhưng cũng tương đối rủi ro vì giá của kim loại quý này cũng biến động rất mạnh.

Trước diễn biến hiện nay, giới chuyên gia khuyến cáo người dân không nên đầu cơ và đặc biệt không nên đi vay tiền để đầu tư vàng trong giai đoạn này. Người dân cũng thận trọng khi tập trung đầu tư vào vàng miếng bởi với nguồn cung giới hạn, nếu thị trường chỉ nhắm vào mỗi loại vàng này sẽ khiến giá bị đẩy lên cao.

Doanh nghiệp đang "thổi giá"?

Lý giải về việc giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với thế giới, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng [VGTA],  chia sẻ vàng là hàng hóa doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Bởi vậy, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do chịu thêm các chi phí khác như phí vận tải, bảo hiểm...

Ông Khánh cho biết thêm từ năm 2012 đến nay, theo Nghị định 24/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước không cấm nhập vàng nguyên liệu nhưng cơ quan này vẫn quản lý, khi nào cần thiết mới cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu vàng để chế tác nữ trang. Việc này nhằm kiểm soát nhập khẩu vàng, tránh tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, do vàng miếng SJC là thương hiệu uy tín, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia, điều này khiến cho vàng miếng SJC có giá trị hơn các loại vàng khác.

Ngoài ra, trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Bên cạnh đó, lý giải về nguyên nhân khiến giá vàng trong nước tăng "phi mã," chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng tình hình chính trị giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh tới thị trường tài chính thế giới. Trong khi chứng khoán toàn cầu đỏ lửa thì thị trường kim loại quý lại tăng tích cực do nhà đầu tư tìm vàng như một kênh trú ẩn an toàn.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới tăng cao cũng khiến nhà đầu tư tìm đến vàng trú ẩn cho dòng vốn của họ.

Cũng theo các chuyên gia, chính những biến động liên tục của giá vàng thời gian gần đây đã khiến kênh đầu tư vàng trở nên hấp dẫn khi nhiều nhà đầu tư lướt sóng "nay mua để mai lãi".

Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng "rủ nhau" tăng giá khiến vàng trong nước ngày càng "đắt".

"Nắm bắt tâm lý người mua nên các doanh nghiệp giữ giá vàng ở mức cao, đẩy rủi ro sang người mua. Vì vậy mà không những giá bán chênh với thế giới cao mà chênh lệch giữa mua và bán cũng ở mức cao, khiến người chịu thiệt cuối cùng vẫn là khách hàng," một chuyên gia cho hay.

Dù vậy, theo các chuyên gia, vàng trong nước có cao hơn vàng thế giới cả chục triệu đồng/lượng thì cũng không ảnh hưởng nhiều tới giá thực phẩm, nguyên liệu hay tác động tới chỉ số CPI.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, chênh lệch kỷ lục giá vàng hiện nay không ảnh hưởng đến nền kinh tế như những năm trước. Bởi trước đây, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới gia tăng đồng nghĩa với lực mua vàng trên thị trường tăng cao, nhiều người dân rút tiết kiệm mua vàng đồng thời giá USD cũng tăng mạnh. Còn hiện nay hoàn toàn khác, nhu cầu mua vàng của người dân không có hoặc có ở mức thấp, không tác động đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng, giá USD lại có xu hướng giảm những ngày gần đây.

Tuy nhiên, giá vàng tăng làm cho một số nhà đầu tư, “đầu cơ” đổ xô mua vàng “lướt sóng” kiếm lời, từ đó một lương tiền lớn sẽ chuyển vào kinh doanh vàng. Việc chuyển nguồn vốn đó sẽ giảm nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó lượng vốn đầu tư trên thị trường giảm đi, khả năng hồi phục của nền kinh tế quốc dân cũng sẽ giảm.

Ngoài ra, việc này cũng có nguy cơ làm gia tăng các vụ nhập lậu vàng từ nước ngoài vào Việt Nam và khiến cho người mua vàng bị thiệt thòi. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý cần phải có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với giá vàng thế giới.

“Tôi cho rằng, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc để bình ổn thị trường, làm cho giá vàng thế giới đi sát với giá vàng trong nước cũng như để khoảng cách giá mua và bán gần nhau hơn. Ngân hàng Nhà nước cũng cần quan sát, theo dõi xem có hiện tượng đầu cơ, làm giá hay có nhập lậu vàng hay không để có thể can thiệp kịp thời,” ông Thịnh kiến nghị.

Về phía cơ quan quản lý, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết Nghị định 24/NĐ-CP đi vào cuộc sống đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế ở cả góc độ vi mô và vĩ mô. Giá vàng tăng cao không làm ảnh hưởng chung đến giá cả hàng hoá, không ảnh hưởng đến giá của tỷ giá ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến khoảng cách chênh lệch giữa giá mua và bán trên thị trường, nếu có bất thường cơ quan quản lý sẽ can thiệp ngay./.

Giá vàng giảm 1 triệu đồng

Tính đến cuối giờ trưa ngày 9/3, giá vàng SJC trong nước đảo chiều giảm 900.000 đồng và hiện giao dịch quanh mức 71,3 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty Doji Hà Nội giảm 1 triệu đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng đối với giá vàng SJC, hiện giá mua và bán tại doanh nghiệp này từ 69-71,3 triệu đồng/lượng.

Tương tự, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC từ 69,50-71,3 triệu đồng/lượng, giảm 900.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng. Công ty Phú Quý cũng điều chỉnh mức giá mới từ 69,5-71,5 triệu đồng/lượng, giảm 800.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng.

Do giá vàng tăng mạnh nên các doanh nghiệp cũng để mức chênh lệch ở mức cao từ 1,8-2 triệu đồng mỗi lượng.

Trên thế giới, giá vàng giao dịch ở mức vọt lên ngưỡng 2051 USD/ounce, tăng 9 USD/ounce so với phiên sáng. Khi quy đổi, đồng kim loại quý này tương đương 56,81 triệu đồng mỗi lượng [thấp hơn thương hiệu SJC khoảng 14,4 triệu đồng/lượng].

Thúy Hà [Vietnam+]

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá vàng trong nước đắt hơn nhiều so với thế giới là nguồn cung hạn chế và nhu cầu mua để tích trữ thay vì giao dịch của người dân.

Trong khi thị trường vàng thế giới đang trải qua giai đoạn giao dịch kém tích cực khi liên tục giảm sâu xuống dưới vùng 1.800 USD/ounce, giá vàng miếng trong nước lại ghi nhận xu hướng giảm thấp hơn.

Điều này đã khiến chênh lệch giá giữa 2 thị trường trong nước và thế giới bị nới rộng lên mức 9 triệu đồng/lượng. Theo đó, người mua vàng trong nước đang phải trả mức giá đắt hơn gần 20% để mua cùng một lượng vàng so với giá thế giới.

Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty AFA Capital, cho rằng nguyên nhân đầu tiên khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới bị nới rộng chính là việc giá kim quý thế giới đã giảm rất sâu giai đoạn nay.

Thanh khoản vàng vật chất xuống thấp

Theo ông Tuấn, giá vàng thế giới đã giảm liên tục 2 tuần gần đây sau khi chính phủ Mỹ công bố các chính sách tài khóa mới, bao gồm các gói cứu trợ 1.000 tỷ USD đầu tư hạ tầng, và gói an sinh xã hội khoảng 3.500 tỷ USD.

“Đây là lượng tiền rất lớn được bơm ra thị trường để hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của biến chủng Delta. Các chính sách này cũng cho thấy có vẻ tăng trưởng kinh tế Mỹ và lạm phát vẫn chưa đạt kỳ vọng của cơ quan quản lý nước này”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, với các chính sách kể trên, những tài sản mang tính trú ẩn như vàng sẽ bị bán đi và dòng tiền đầu tư sẽ tìm đến các tài sản rủi ro có lợi suất cao hơn.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty AFA Capital. Ảnh: AFA Capital.

CEO AFA Capital cho biết chênh 9 triệu đồng/lượng của vàng trong nước so với thế giới cũng là mức cao kỷ lục trong 2 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, không chỉ chênh lệch so với thế giới, giá vàng trong nước còn ghi nhận chênh lệch cao giữa giá mua và giá bán, hiện phổ biến ở mức 700.000 đồng/lượng với vàng miếng SJC và 1,5 triệu/lượng với vàng nhẫn.

“Điều này không thể hiện giá vàng SJC đang tốt hơn vàng nhẫn. Theo thông tin tôi có được, toàn bộ giao dịch vàng miếng trên thị trường hiện nay đã không còn thanh khoản, chỉ còn giao dịch vàng nhẫn, dẫn đến chênh lệch giá mua - bán giai đoạn này lên mức rất cao”, ông Tuấn chia sẻ.

Cùng quan điểm, ông Tô Thanh Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Vàng Sacombank - SBJ, cho biết trong giai đoạn giãn cách xã hội hiện nay, việc mua bán vàng vật chất gần như không diễn ra tại các doanh nghiệp, trong khi giao dịch vàng tại các ngân hàng cũng ở mức thấp vì thanh khoản kém.

Riêng mặt hàng vàng nhẫn vẫn được các công ty bán ra qua kênh online.

Ông Hiệp cho rằng lý do khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao là vì vàng thế giới đang chịu tác động tiêu cực từ các chính sách tài khóa mới của Mỹ. Ngược lại, giá vàng trong nước không giảm sâu do nguồn cung khan hiếm.

Mua vàng chủ yếu để tích trữ

Theo CEO SBJ, tại Việt Nam, vàng được xem là một loại tài sản hữu hình nên nhu cầu của người dân, nhà đầu tư là mua để tích trữ, bảo vệ tài sản chứ không mua đi bán lại như thế giới.

Vì vậy, thị trường vàng trong nước có sự dịch chuyển ngược so với vàng thế giới gần đây.

“Đây là nguyên nhân chính khiến cung - cầu thị trường trong nước khác so với thế giới, từ đó làm chênh lệch giá giữa 2 thị trường lên gần 9 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, chênh lệch giá trong nước và thế giới duy trì ở mức cao cũng có một phần nguyên nhân từ việc giao dịch bị ảnh hưởng vì các quy định giãn cách xã hội. Trường hợp thị trường vàng trong nước giao dịch trở lại, mức chênh lệch này sẽ được thu hẹp.

Việc người dân và nhà đầu tư trong nước mua vàng chủ yếu để tích trữ là nguyên nhân khiến giao dịch thị trường vàng trong nước thấp hơn nhiều so với thế giới. Ảnh: Chí Hùng.

Chia sẻ về hiện tượng này, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam [VGB], cho rằng thị trường vàng trong nước không dao động cùng chiều so với thế giới có nguyên nhân từ Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng.

Theo ông Hải, nghị định này đã khiến thị trường vàng trong nước trở thành một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, chuỗi cung ứng vàng miếng bị đứt đoạn vì thuộc phạm vi độc quyền của Nhà nước.

Cụ thể, các doanh nghiệp lớn như SJC, DOJI, PNJ hiện nay đều phải mua được vàng mới có thể bán ra, trường hợp không mua được đủ lượng vàng, doanh nghiệp buộc phải neo giá bán cao.

“Đây là một trong những nguyên nhân khiến hầu hết nhà kinh doanh vàng trong nước vẫn neo giá mua - bán vàng ở mức cao hơn nhiều so với thế giới”, ông Hải nhấn mạnh.

Đại diện một doanh nghiệp vàng lớn tại TP.HCM cũng cho biết lý do khiến giá vàng miếng trong nước đắt hơn thế giới do các doanh nghiệp không được tự chủ nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất nên nguồn cung chủ yếu đến từ hoạt động mua đi bán lại, mua giá nào bán giá đó.

Hiện nay, khi doanh nghiệp không mua được vàng từ thị trường thì giá bán ra cũng không có cơ sở để giảm theo thị trường thế giới.

[Theo Zing]

Giá vàng hôm nay 12/8 trên thị trường quốc tế hồi phục một phần sau đợt lao dốc vừa qua sau khi Mỹ công bố lạm phát đúng như dự báo của thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề