Thi đại học lấy điểm như thế nào

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 có hơn 1,012 triệu thí sinh dự thi, trong đó tổng số thí sinh dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 34.155 thí sinh, chiếm 3,33%.

Phổ điểm tương đương năm ngoái

Theo nhận định của các chuyên gia, phổ điểm năm nay về cơ bản giữ được ổn định như năm ngoái và không có sự biến động quá lớn. Điều này sẽ không gây nên sự xáo trộn lớn đối với các thí sinh và phụ huynh cũng như công tác xét tuyển vào đại học.

TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) - cho biết quan sát phổ điểm năm nay cùng hai năm trước có thể thấy tương đối ổn định. Đặc biệt, một số môn có sự cải thiện tốt hơn.

Ví dụ như phổ điểm của môn lịch sử năm nay, về hình dáng đẹp hơn so với hai năm trước. Các môn toán, vật lý, hóa học tính ổn định khá cao. Môn giáo dục công dân có nhiều điểm khá giỏi.

ThS Nguyễn Trần Ngọc Phương - giám đốc Trung tâm marketing và phát triển thương hiệu Trường ĐH Công nghệ TP.HCM - cũng nhận định:

"Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 có nét tương đồng với năm ngoái. Qua đây cho thấy được đề thi vẫn đảm bảo phần nào về tính phổ thông và phân loại thí sinh".

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - so sánh phổ điểm thi THPT 2022 và 2023 từng môn có thể thấy độ phân hóa của đề thi.

Với môn toán, tổng số thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên giảm mạnh từ 21,84% xuống 15,16%. Số thí sinh từ 9 điểm trở lên giảm từ 2% xuống 1%. Tương tự số thí sinh 10 điểm giảm từ 35 xuống 12. Đề thi toán có độ khó tốt hơn năm ngoái.

Ở môn văn điểm trung bình và mức điểm có nhiều thí sinh chênh không đáng kể. Tuy nhiên tổng số thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên tăng mạnh từ 16% lên 24,4%. Số thí sinh từ 9 điểm trở lên tăng từ 2,5% lên 4,3%. Như vậy đề văn dễ hơn năm ngoái.

Đề thi môn sinh cũng dễ hơn năm 2022. Tương tự, đề thi môn tiếng Anh cũng dễ hơn năm ngoái, vì tổng số thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên tăng từ 11,9% lên 15%. Số thí sinh từ 9 điểm trở lên và điểm 10 đều nhiều hơn. Trong khi đề thi môn vật lý và hóa có độ khó tương đương năm 2022.

Điểm chuẩn các tổ hợp tăng giảm ra sao?

Cũng theo ông Đỗ Văn Dũng, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy số thí sinh có tổng điểm theo tổ hợp điểm thi THPT giữa 2022 và 2023 chênh lệch ở một số tổ hợp. Từ đó, ông Dũng đưa ra dự báo điểm chuẩn theo tổ hợp môn:

"Các trường tốp trên điểm chuẩn 24 trở lên năm 2022 sẽ có điểm chuẩn 2023 tổ hợp A00 giảm từ 0,5-1,5 điểm; A01 không thay đổi; B00: vùng điểm chuẩn năm trước 24-25 năm nay tăng 0,5-1 điểm, vùng 27-29 không tăng; D01: vùng 24-26 tăng 0,5-1 điểm, vùng 27-30: như năm ngoái. Các trường tốp dưới điểm khối A00 giảm 0,5-1,5 điểm, khối A01 không đổi, khối B00 tăng 0,5-1 điểm, khối D01 tăng 0,5-1,5 điểm".

Theo ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - kết quả phân tích phổ điểm của hơn 1 triệu thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT của cả nước năm 2023 cho thấy hầu hết điểm trung bình các tổ hợp môn thay đổi không nhiều, dẫn đến điểm chuẩn các nhóm tổ hợp sẽ thay đổi không nhiều, tổ hợp B00 (toán, hóa, sinh) và D01 (toán, văn, tiếng Anh) sẽ tăng nhẹ so với năm trước.

"Các ngành có điểm chuẩn từ 27 trở lên tăng nhẹ hoặc không đổi. Đặc biệt điểm chuẩn tổ hợp A00, A01 của nhóm ngành siêu "hot" như khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, công nghệ phần mềm... khả năng điểm chuẩn sẽ tăng so với năm trước.

Các ngành dưới 27 điểm sẽ có xu hướng giảm nhẹ với năm 2022; ngoại trừ tổ hợp khối B00 và D01 sẽ tăng nhẹ. Còn các ngành có điểm chuẩn năm trước từ 15 đến 20 điểm sẽ không thay đổi nhiều, thậm chí không đủ thí sinh để xét tuyển" - ông Quán dự báo.

2 hướng đi dành cho 2 nhóm thí sinh

Ông Nguyễn Trần Ngọc Phương nhận định theo quan sát ban đầu, đa số thí sinh nằm trong mức 16-22 điểm sẽ chọn những ngành học, trường học không quá đặc thù, hướng ứng dụng - thực hành thì cơ hội trúng tuyển sẽ có.

Đối xứng qua khoảng điểm này là hai nhóm thí sinh: từ 22 điểm trở lên có thể cạnh tranh vào các ngành "hot" - nhóm này cần thận trọng vì vẫn còn nhiều sự cạnh tranh, tỉ lệ chọi cũng khá căng thẳng. Dưới mức 15 điểm có thể chọn cho mình những hướng đi khác: cao đẳng, học nghề...

Điểm sàn là gì? Những thắc mắc này được nhiều thí sinh quan tâm đến. Dưới dây Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ giải thích rõ cho các thí sinh được hiểu.

Điểm sàn là gì?

Điểm sàn là ngưỡng điểm tối thiểu mà các trường Đại học/ Cao đẳng lấy làm cơ sở để tiến hành xét tuyển, tuyển sinh theo đề thi THPT của Bộ GD- ĐT. Do đó các trường không được phép tuyển những thí sinh có ngưỡng điểm thấp hơn ngưỡng tối thiểu này.

Điểm chuẩn là gì ?

Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển theo từng trường, từng nghành học khác nhau. Theo đó điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi các thí sinh đã biết điểm. Dựa vào mức điểm chuẩn để các thí sinh có thể biết được mình đỗ hay trượt Đại học, sau khi biết kết quả cần xem xét để đăng ký xét tuyển qua nguyện vọng 2 phù hợp với năng lực của bản thân.

\>>>> Click ngay: Các mã tổ hợp môn xét tuyển, các khối thi đại học năm 2023

Ngưỡng xét tuyển là gì ?

Ngưỡng xét tuyển: tức có nghĩa là mức điểm các trường Đại học/ Cao đẳng sẽ công số kết quả. Đây là sẽ mức điểm để đánh giá được thí sinh có đủ điều kiện để đăng ký các nguyện vọng vào các trường hay không. Sau đó, sẽ đưa ra được những quyết định nên thay đổi nguyện vọng hay không. Theo đó, ngưỡng điểm xét tuyển sẽ luôn lớn hơn hoặc có thể bằng với mức điểm sàn

Thi đại học lấy điểm như thế nào
Điểm sàn là gì?

Bởi vậy, các thí sinh cần phải thận trọng và tìm hiểu thật kỹ về ngưỡng xét tuyển vào các trường đưa ra, vì cũng có khá nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển thấp trong khi mức điểm chuẩn thực tế lại cao hơn. Đặc biệt là đối những trường nằm trong TOP đầu trên cả nước.

Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?

Ngoài thắc mắc: Điểm sàn là gì? thì nhiều thí sinh còn quan tâm đến vấn đề giữa điểm chuẩn và điểm sàn sẽ khác nhau như thế nào? Theo như quy định đưa ra thì các thí sinh phải có mức điểm thi bằng hay cao hơn mức điểm sàn khi đó mới tiến hành xét tuyển Nguyện vọng 1 cũng như nộp hồ sơ để tiến hành sơ tuyển Nguyện vọng 2 & 3.

Mức điểm sẽ giúp các trường đưa ra được định mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu và điểm thi của từng thí sinh. Từ mức điểm sàn quy định trước, bởi vậy mức điểm xét tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn đã đưa ra. Điều này đồng nghĩa với điểm xét tuyển nguyện vọng sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước. Hầu hết các trường Đại học/ Cao đẳng trên cả nước mức điểm xét tuyển sẽ cao hơn mức điểm sàn.

\>>>> Mách bạn: Hướng dẫn cách chọn khối thi Đại học phù hợp với năng lực 2023

Thi đại học lấy điểm như thế nào
Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?

Điểm chuẩn tức là mức điểm trúng tuyển vào từng trường/ từng ngành trên cả nước. Vì vậy, suy cho cùng thì điểm sàn sẽ được đánh giá là điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển sẽ là điều kiện đủ. Theo quy định thì điểm trúng tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn.

Bởi vậy, những thí sinh không trúng tuyển vào trường Đại học này nhưng điểm kỳ thi thpt quốc gia của bạn cao hơn điểm sàn và cao hơn hay bằng điểm của trường, nếu còn chỉ tiêu khi đó các bạn mới tiến hành xét tuyển nguyện vọng 2 và đủ điều kiện để nộp hồ sơ.

Thí sinh chỉ được nộp hồ sơ để xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 khi không trúng tuyển nguyện vọng 2 nộp hồ sơ vào những trường đã tuyển nguyện vọng 2 nhưng còn thiếu chỉ tiêu.

Mức độ ảnh hưởng của điểm chuẩn và điểm sàn đối với thí sinh

Trường hợp nếu mức điểm thi của các thí sinh thấp hơn mức điểm chuẩn vào trường khi đó chắc chắn các em sẽ không trúng tuyển vào trường. Khi đó hướng tốt nhất là các thí sinh sẽ phải nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành nghề khác.

Theo đó, lúc này các thí sinh cần phải lưu ý đến điểm sàn, trường hợp điểm thấp hơn điểm sàn Đại học, thì chắc chắn một điều là các bạn không thể nộp tuyển vào hệ Đại học. Nếu như điển số của thí sinh trên điểm thi Đại học, khi đó các bạn sẽ có cơ hội để nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ Đại học. Hình thức xét tuyển này được áp dụng tương đường với hệ Cao đẳng.

Về nguyên tắc xác định điểm sàn phải đảm bảo được tất cả các trường Đại học/ Cao đẳng phải đạt đủ chỉ tiêu cũng như kết quả tuyển không được quá thấp để đảm bảo được chất lượng đầu vào. Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng sẽ cân nhắc về số lượng thí sinh trên mức điểm sàn có sự cân đối giữa những loại hình trường đào tạo và giữa những khu vực khác nhau.

Thực hiện theo những nguyên tắc điểm chuẩn, điểm sàn thường thì mức điểm được xác định sao cho phù hợp với nguồn tuyển trung bình ở 4 khối A; B; C; D khoảng ở mức 200%. Đồng nghĩa với việc số thí sinh trên điểm sàn gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

Hy vọng tất cả cả những thông tin cung cấp trên đã giúp các thí sinh hiểu được điểm sàn là gì. Trước khi đăng ký ngành và trường đào tạo các thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, có thể hãy tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước để đưa ra được quyết định đúng đắn.

Điểm thi đại học 2023 tính như thế nào?

Điểm xét tuyển đại học 2023 = Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 + điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó: - Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký. - Điểm ưu tiên: theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Thi đại học thang điểm bao nhiêu?

Điểm xét tuyển đại học được tính theo thang điểm 40 hoặc thang điểm 30 tùy vào quy định của từng trường đại học. Nếu tính theo thang điểm 30, thì điểm M3 x 2 sẽ được nhân với hệ số 3/4 để đưa về thang điểm 30.

Khi nào có điểm thi đại học 2023?

TRA CỨU ĐIỂM SÀN, ĐIỂM CHUẨN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NĂM 2023 Tổ chức coi thi tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 28 và 29/6/2023. Ngày 30/6 là ngày thi dự phòng. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được công bố vào 8h00 ngày 18/7.

Điểm thi đại học cao nhất là bao nhiêu?

TPO - Tính đến thời điểm này, khoảng 100 đại học đã công bố điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, thấp nhất 15 và cao nhất là 29,42 điểm. Trong các trường đã công bố điểm chuẩn, mức cao nhất đang thuộc về Đại học Bách khoa Hà Nội. Trường đưa ra mức 29,42 điểm với ngành Khoa học máy tính (IT1).