Thủ tục giải the trường mẫu giáo tư thục

Trường mầm non sau khi thành lập có thể bị giải thể hoạt động vì một số nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Dưới đây là thủ tục giải thể trường mầm non theo quy định mới nhất.

Các trường hợp giải thể 

Trường mầm non bị giải thể khi thuộc một trong số các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, bao gồm:

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

– Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;

– Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.


Trình tự, thủ tục tiến hành giải thể

Khi thuộc các trường hợp giải thể theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mầm non thì thực hiện thủ tục giải thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị giải thể bao gồm:

– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Biên bản kiểm tra;

– Tờ trình đề nghị giải thể trường mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm bị buộc giải thể hoặc các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mầm non; phương án giải quyết các tài sản của trường.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc trường mầm non có hành vi vi phạm quy định buộc phải giải thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mầm non, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mầm non.

Lưu ý:

Quyết định giải thể trường mầm non cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xem thêm: Những việc phải làm sau khi thành lập công ty theo quy định

Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Tôi tên Hoa. Vui lòng cho tôi biết các văn bản liên quan đến thành lập, giải thể nhóm mầm non tư thục. Cụ thể là về hồ sơ, thủ tục cho phép thành lập trường mầm non tư thục cần thực hiện những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập trường mầm non tư thục? Và các căn cứ để giải thể nhóm mầm non tư thục là gì?

Hồ sơ, thủ tục cho phép thành lập trường mầm non tư thục cần thực hiện những gì?

Thủ tục cho phép thành lập trường mầm non tư thục được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) cụ thể:

Về hồ sơ

(1) Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mầm non công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mầm non, dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mầm non; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

(2) Đề án thành lập trường mầm non

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mầm non trong từng giai đoạn

Về trình tự thực hiện

(1) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu đề nghị thành lập trường mầm non công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mầm non dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện

(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

* Lưu ý: Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mầm non không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập bị hủy bỏ được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Thủ tục giải the trường mẫu giáo tư thục

Hồ sơ, thủ tục cho phép thành lập trường mầm non tư thục

Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập trường mầm non tư thục?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập trường mầm non tư thục.

Trường hợp nào giải thể trường mầm non tư thục? Hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể gồm những gì và ai có thẩm quyền?

Bên cạnh đó tại Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định về giải thể trường trường mầm non như sau:

"1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
b) Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Biên bản kiểm tra;
c) Tờ trình đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
d) Quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng."
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường mầm non tư thục
Thủ tục giải the trường mẫu giáo tư thục

289 lượt xem Lưu bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?