Thuốc giảm sưng phù nề sau phẫu thuật

Thuốc kháng viêm giảm phù nề là thuốc gì? Công dụng điều trị như thế nào? Có gây ra những tác dụng phụ hay không? Hãy cùng Tracuuthuoctay tìm hiểu qua bài viết này.

Triệu chứng phù nề là gì?

Phù nề là tình trạng sưng do lượng dịch bên trong cơ thể bị mắc kẹt giữa các mô. Lượng dịch này do các mao mạch bị tổn thương, gây rò rỉ và giải phóng dịch ra các mô xung quanh – khoảng giữa các tế bào.Vị trí bị phù thường gặp là bọng mắt, tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.

Phù nề là triệu chứng của nhiều căn bệnh; đặc biệt chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể bị phù.

Biểu hiện bị phù nề

Tùy vào nguyên nhân gây và vị trí biểu hiện phù nề khác nhau, Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bị phù:

  • Da sưng, căng lên và có màu sáng hơn.
  • Dùng tay ấn nhẹ thấy da bị lõm vào trong, phải mất khoảng vài giây mới quay về trạng thái ban đầu.
  • Sưng ở bọng mắt, mặt hoặc mắt cá chân.
  • phù chân
  • Mắt cá chân bị sưng
  • Đau khớp và khắp cơ thể.
  • Tăng hoặc giảm cân

Thuốc kháng viêm chống phù nề là gì?

Thuốc kháng viêm là chất ức chế prostaglandin nên thường được dùng để ức chế hiện tượng viêm nhờ vào việc giết chế vi khuẩn gây viêm nhiễm cho cơ thể người. Nhưng cũng có những trường hợp không thể tiêu diệt hoàn toàn bộ vi khuẩn do vi khuẩn đó mạnh sẽ gây lây lan, phát triển nhanh chóng.

Thông thường những người mắc các bệnh tai, mũi… tự đi ra nhà thuốc và mua thuốc kháng viêm để điều trị trong 2 – 3 ngày. Nhưng lại không biết rằng các loại thuốc kháng viêm chỉ điều trị trong 2 – 3 ngày không thể khỏi bệnh mà còn có nguy cơ kéo dài bệnh dai dẳng hơn nữa.

Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs tác dụng lên cơ thể bằng cách ngăn chặn prostaglandin. Prostaglandin là một chất nhạy cảm với các dây thần kinh và tăng cường cảm giác đau khi viêm. Prostaglandin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Bằng cách ngăn chặn những tác dụng này, NSAIDs giúp giảm đau và hạ sốt.

Tác dụng phụ thuốc chống viêm giảm phù nề

Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi. Bạn có thể giảm thiểu những tác dụng phụ này bằng cách uống thuốc kèm với thức ăn, sữa hoặc thuốc kháng axit.

Hiếm gặp hơn, NSAID có thể gây chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu nhẹ. Nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Ù tai
  • Mờ mắt
  • Phát ban, nổi sẩn và ngứa
  • Phù
  • Tiêu hoặc tiểu ra máu
  • Nôn, nôn ra máu
  • Đau bụng dữ dội
  • Tức ngực
  • Tim đập loạn nhịp
  • Vàng da [vàng da và mắt]

Một số dòng thuốc kháng viêm chống phù nề

Thuốc Alphachymotrypsin:

Thuốc Alphachymotrypsin [Alpha Choay, Katrypsin, Chymobest…] là thuốc được chỉ định dùng để điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng. Xem thông tin Thuốc Alphachymotrypsin tại đây.

Ngoài ra, alpha chymotrypsin còn được dùng trong hỗ trợ trong phẫu thuật lấy đục thủy tinh thể trong bao ở người từ 20 – 60 tuổi. Nhưng vì có nhiều biến chứng, cũng như hiện nay có nhiều kỹ thuật hiện đại và dụng cụ tinh xảo hơn nên chỉ định này ít dùng.

Thuốc ít có chứng cứ tác dụng chống viêm trong các viêm khác [viêm đường hô hấp, xoang…]

Thuốc Alfachim:

Thuốc Alfachim được các bác sĩ chỉ định điều trị tình trạng phù nề, kháng viêm dạng men. Thuốc này cũng được dùng để điều trị những tình trạng phù nề sau khi chấn thương hoặc sau khi tiến hành làm phẫu thuật. Xem thông tin Thuốc Alfachim tại đây.

Thuốc Katrypsin:

Thuốc Katrypsin là một loại thuốc có thành phần chính là hoạt chất alphachymotrypsin 21 microkatals với tác dụng  làm lỏng dịch tiết đường hô hấp trên hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang khá hiệu quả.

Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, dùng để uống hoặc ngậm dưới lưỡi tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ với từng tình trạng bệnh. Katrypsin  có hàm lượng thuốc 4,2 mg.Xem thông tin Thuốc Katrypsin tại đây.

Thuốc Statripsine:

Thuốc Statripsine thường được các bác sĩ chỉ định điều trị tình trạng phù nề sau khi chấn thương hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật như: người bị bong gân, tổn thương mô mềm, dập tím mô, khối tụ máu, nhiễm trùng, phù nề mí mắt, chấn thương do luyện tập thể thao, chuột rút,… Ngoài ra, thuốc Statripsine còn có khả năng làm loãng những dịch tiết ở đường hô hấp trên.Xem thông tin Thuốc Statripsine tại đây.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Tracuuthuoctay không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Nguồn uy tín: Tracuuthuoctay

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo:

Nguồn uy tín tracuuthuoctay.com: //tracuuthuoctay.com/cac-dong-thuoc-khang-viem-giam-phu-ne/

Một trong những lo ngại lớn nhất mà mọi người thường đề cập khi nói đến phẫu thuật thẩm mỹ, ngoài vấn đề liên quan đến chi phí thực hiện, đó là tình trạng tấy đỏ và sưng nề có thể xảy ra sau đó.

Mặc dù khi quyết định phẫu thuật bạn đã hiểu rằng, sẽ cần có thời gian để cơ thể mình hồi phục và cần phải chờ đợi để thấy được kết quả cuối cùng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn muốn mình bị sưng tấy chẳng khác gì một con tôm chiên phồng trong suốt nhiều tuần sau khi thực hiện

Tình trạng tấy đỏ và sưng phù sẽ kéo dài bao lâu?

Thời gian sưng và tấy đỏ sau phẫu thuật thẩm mỹ còn phụ thuộc vào một vài yếu tố. Thứ nhất là cách cơ thể bạn phản ứng với cuộc mổ này. Một số người cũng dễ bị sưng và tấy đỏ hơn những người khác. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng sưng và tấy đỏ là loại phẫu thuật mà bạn thực hiện. Với một số quy trình, tình trạng sưng và đổi màu có thể giảm đi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, với một số khác, sưng tấy có thể kéo dài vài tháng, hoặc thậm chí tới một năm. Ví dụ, tình trạng sưng sau phẫu thuật tạo hình mũi có thể kéo dài đến một năm. Nếu thực sự lo ngại về vấn đề này cũng như thời gian xảy ra, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để ông ấy giải thích và đưa ra một số hướng dẫn giúp hạn chế.

Xem thêm:

Hãy nhớ công thức RICE

Bác sĩ thường sử dụng từ viết tắt “RICE” để giúp bệnh nhân ghi nhớ cách xử lý tình trạng sưng sau phẫu thuật. RICE là viết tắt của nghỉ ngơi [rest], chườm đá [ice], băng ép [compression] và giữ tư thế thẳng, nâng cao [elevation]. Nghỉ ngơi đầy đủ sau mổ, cho dù điều đó có nghĩa là phải nghỉ làm vài ngày hoặc một tuần và phải trì hoãn hầu hết các hoạt động bình thường của bạn, sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng tấy đỏ và sưng phù. Nó cũng sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn và thậm chí có thể cải thiện kết quả phẫu thuật.

Chườm đá, hoặc băng ép tại vùng điều trị cũng là những cách giúp giảm sưng. Sử dụng túi lạnh hoặc đá theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là vài lần một ngày, tối đa 20 phút. Mặc dù chườm đá có thể giúp giảm sưng, nhưng nó cũng có thể gây tổn thương nếu thực hiện quá nhiều hoặc nếu đặt trực tiếp trên da. Hãy nhớ gói đá trong khăn rồi mới chườm.

Băng ép có nghĩa là sử dụng lực băng ép nhẹ nhàng vào vùng điều trị, cũng có thể giúp giảm sưng. Việc quấn băng ép thường được các bác sĩ chỉ định sau các quy trình như hút mỡ bụng. Băng ép không chỉ giúp giảm sưng mà còn có thể giúp định hình, cải thiện đường nét cuối cùng. Ví dụ, việc quấn băng ép sau khi hút mỡ có thể giúp giảm thiểu tình trạng da chảy xệ ở vùng được điều trị.

Việc giữ vùng điều trị ở tư thế thẳng, nâng cao sau phẫu thuật có thể hoặc không thể thực hiện được. Nếu thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt, bạn có thể ngủ ở tư thế kê cao đầu để giúp dịch dễ thoát ra ngoài. Nếu phẫu thuật ở vùng giữa cơ thể, hãy cố gắng ngồi ở tư thế thẳng càng nhiều càng tốt để cải thiện tình trạng lưu thông máu. Bạn có thể muốn thử ngủ trên ghế tựa trong vài tuần sau phẫu thuật để tránh nằm thẳng trên giường.

Duy trì độ ẩm, cấp nước thường xuyên

Bạn có thể không quan tâm nhiều đến việc uống nhiều nước ngay sau mổ, nhưng việc duy trì cấp nước cho cơ thể sẽ giúp giảm tấy đỏ và sưng nề rất nhiều. Có đủ nước sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không chỉ cảm thấy mình hồi phục trở lại là chính mình nhanh hơn, mà còn nhanh lấy lại được diện mạo bình thường của mình hơn.

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung

Trong một số trường hợp, các loại thuốc không cần kê đơn hoặc thuốc bổ thảo dược có thể được sử dụng để giúp kiểm soát sưng hoặc tấy đỏ. Ví dụ, thuốc giảm đau như ibuprofen được biết đến với tác dụng chống viêm và khả năng giúp giảm sưng. Một số người sử dụng kem arnica hoặc bromelain [một loại enzyme tự nhiên được tìm thấy trong dứa] để giúp giảm sưng.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào để kiểm soát tình trạng tấy đỏ hoặc sưng, hãy thảo luận trước với bác sĩ của mình để đảm bảo không sử dụng bất cứ thứ gì gây cản trở quá trình hồi phục hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng.

Tình trạng sưng nề và tấy đỏ thường đi đôi với mỗi quy trình phẫu thuật. Do đó, hãy tìm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm để có thể thực hiện một cách chuẩn xác, giúp bạn tránh các biến chứng tiểm ẩn do phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ cũng là người có thể giúp bạn tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để giảm sưng phù và tấy đỏ đến mức tối thiểu.

Video liên quan

Chủ Đề