Tiêm phòng mũi mr1 là gì năm 2024

Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hiểu được điều này nên các cha mẹ thường rất chú trọng đến lịch tiêm chủng và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên việc ghi nhớ và “chấp hành” tiêm nhắc lại các mũi vắc xin cần thiết cho trẻ (thường ở trẻ từ 18 tháng tuổi) thường bị bố mẹ xao nhãng. Nguyên nhân một phần do chưa hiểu rõ về vai trò quan trọng của mũi tiêm này.

Quên lịch tiêm của trẻ lớn

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sau: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do Hib, bại liệt, sởi. Trẻ 18-24 tháng tuổi được tiêm nhắc vắc xin bạch hầu - ho gà- uốn ván mũi 4 (DPT4) và tiêm vắc xin sởi-rubella.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều gia đình còn chưa biết vì sao sau 1 tuổi trẻ vẫn cần tiêm nhắc lại đầy đủ các mũi vắc xin, việc này đã ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm nhắc các mũi vắc xin. Trong năm 2017, trên quy mô toàn quốc tỷ lệ tiêm vắc xin DPT mũi 4 đạt 90,2% tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2/sởi-rubella đạt 91,9% nhưng còn một số huyện đạt tỷ lệ dưới 80%.

Tỷ lệ tiêm thấp có thể do cha mẹ “quên” hoặc xao nhãng mũi tiêm này do tâm lý chủ quan cho rằng đã tiêm chủng cho trẻ khi trẻ còn nhỏ thì có thể bảo vệ cho trẻ khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyến cáo: vắc một số vắc xin, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cả các mũi tiêm nhắc lại để giúp cơ thể được bảo vệ ở mức tốt nhất.

Tiêm phòng mũi mr1 là gì năm 2024

Các bà mẹ lưu ý đừng bỏ lỡ mũi tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi

Tiêm nhắc lại-củng cố miễn dịch bền vững

Sở dĩ cần có các mũi tiêm nhắc lại vì đối với một số vắc xin sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì kháng thể chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian nhất định. Khi lượng kháng thể này này giảm đi, có thể bé không có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của mầm bệnh. Vì vậy cần tiêm nhắc cho bé để hệ miễn dịch được tăng cường sức bảo vệ.

Với các liều vắc xin tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung về cơ bản tính an toàn không khác biệt các liều tiêm trước đó. Trước khi tiêm chủng trẻ sẽ được cán bộ y tế khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng thích hợp. Những trường hợp có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốc, sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở…sẽ chống chỉ định với liều tiêm tiếp theo cũng như các mũi tiêm nhắc lại có cùng thành phần.

Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phù hợp theo lứa tuổi, đặc biệt lưu ý không quên các mũi tiêm nhắc lại là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Vắc xin Sởi - Rubella (MR: Measles - Rubella)

1. Vắc xin phòng bệnh Sởi gồm những vắc xin nào? Trả lời:

Vắc xin phòng bệnh Sởi bao gồm vắc xin Sởi đơn,vắc xin phối hợp Sởi – Rubella (MR) hoặc Sởi – Quai bị - Rubella (MMR).

2. Vắc xin phòng bệnh Rubella gồm những vắc xin nào ? Trả lời:

Vắc xin phòng bệnh Rubella bao gồm vắc xin Rubella đơn, vắc xin phối hợp Sởi- Rubella(MR) hoặc Sởi-Quai bị-Rubella (MMR).

3. Vắc xin Sởi-Rubella là vắc xin gì? Trả lời:

* Vắc xin Sởi-Rubella là vắc xin phối hợp để phòng đồng thời hai bệnh Sởi và bệnh Rubella.Đây là vắc xin sống, giảm độc lực. * Vắc xin được đóng gói dạng bột đông khô,có màu vàng trắng kèm theo lọ dung dịch pha hồi chỉnh.Vắc xin phối hợp Sởi – Rubella phải được pha hồi chỉnh trước khi sử dụng.Vắc xin đóng gói dưới dạng lọ thủy tinh 10 liều/lọ. Dung môi được đóng 5ml/lọ. * Chỉ sử dụng loại dung môi đi kèm lọ vắc xin để pha hồi chỉnh vắc xin.Tuyệt đối không sử dụng dung môi của nhà sản xuất khác để pha với vắc xin Sởi – Rubella cũng như không dùng nước cất để pha hồi chỉnh.Sử dụng dung môi không đúng có thể làm mất hiệu lực vắc xin và gây ra những phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin. Không bao giờ được làm đông băng dung môi. * Loại vắc xin Sởi – Rubella sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng năm 2014 – 2015 là vắc xin Sởi – Rubella do hãng Serum Institute, Ấn Độ sản xuất. Vắc xin này đạt tiêu chuẩn tiền kiểm định của Tổ chức Y tế Thế giới, do Liên minh toàn cầu Vắc xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ kinh phí và do Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) mua và cung ứng cho Việt Nam.Vắc xin đã được sủ dụng tại hàng chục nước trên thế giới.

4. Tiêm vắc xin Sởi – Rubella có hiệu quả như thế nào? Trả lời:

* Bệnh Sởi và Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu.Tiêm vắc xin Sởi – Rubella là cách duy nhất phòng bệnh chủ động và hiệu quả. * Vắc xin phối hợp Sởi – Rubella giúp bảo vệ đồng thời cho trẻ em khỏi mắc hai bệnh Sởi và Rubella, và phòng hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ em.Hiệu quả bảo về của vắc xin là 95%. * Cũng như các vắc xin khác, tiêm vắc xin Sởi – Rubella không có hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối 100%. Đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vắc xin và kĩ thuật thực hành tiêm chủng. * Tại nhiều nước, nhờ tiêm chủng vắc xin Rubella bệnh Rubella cũng như Hội chứng Rubella bẩm sinh đã giảm mạnh, ở nhiều nước châu Mỹ, châu Âu bệnh đã được loại trừ.

5. Vắc xin Sởi, Rubella được triển khai trong chương trình TCMR như thế nào? Trả lời:

* Vắc xin Sởi đã được triển khai trong chương trình TCMR trên phạm vi toàn quốc từ năm 1985 cho trẻ lúc 9 tháng tuổi. Lịch tiêm mũi thứ hai vắc xin Sởi được triển khai từ năm 2006. * Dự án TCMR sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phối hợp Sởi – Rubella cho toàn bộ trẻ từ 1 – 14 tuổi tại tất cả xã/phường trên toàn quốc từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015. Mục tiêu của chiến dịch nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Sởi và Rubella, hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh Sởi, khống chế bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh. * Sau chiến dịch,vắc xin Sởi đơn và vắc xin phối hợp Sởi – Rubella sẽ tiếp tục được triển khai tiêm chủng theo lịch trong TCMR các năm tiếp theo.

6. Lịch tiêm vắc xin Sởi và vắc xin Sởi – Rubella trong chương trình TCMR ở Việt Nam là như thế nào? Trả lời:

* Trong tiêm chủng thường xuyên: Đối với vắc xin Sởi, tiêm mũi thứ nhất cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. * Trong chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella năm 2014 – 2015 : Tất cả trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi được tiêm một mũi văc xin phối hợp Sởi – Rubella.

7. Nữ tuổi sinh đẻ có cần tiêm vắc xin Rubella? Trả lời:

Phụ nữ có thai chưa được tiêm phòng bệnh Rubella trước trước thời gian mang thai, nếu nhiễm vi rut Rubella trong ba tháng đầu của kì mang thai có thể truyền vi rút sang cho thai nhi gây hội chứng Rubella bẩm sinh.Vì vậy phụ nữ cần được tiêm chủng vắc xin Rubella trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất 1 tháng.

8. Trường hợp nào cần chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm vắc xin Sởi – Rubella? Trả lời:

- Không tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong các trường hợp sau:

+ Có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc xin chứa thành phần sởi hoặc Rubella như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc giấu hiệu não/màng não tím tái,khó thở,sốc.

+ Dị ứng với bất kì thành phần nào có trong vắc xin,ví dụ với neomycin.

+ Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp,suy tuần hoàn,suy tim,suy thận,suy gan).

+ Tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bẩm sinh hoặc mắc phải AIDS.

+ Phụ nữ có thai.

+ Các trường hợp chống chỉ định khác theo hưỡng dẫn của nhà sản xuất.

- Tạm hoãn tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong các trường hợp sau:

+ Mắc các bệnh cấp tính,đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

+ Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35 độ C ( đo nhiệt độ tại nách).

+ Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền mái,huyết tương trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang dùng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.Do vậy,trong vòng 2 tuần sau tiêm vắc xin khồng được sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch.

+ Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống,tiêm) trong vòng 14 ngày,thuốc ức chế miễn dịch khác hay điều trị xạ trị.

+ Mắc bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng, các bệnh máu nghiêm trọng khác hoặc truyền máu.

+ Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

9. Các trường hợp dị tật, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV có thuộc diện chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm vắc xin Sởi – Rubella không? Trả lời:

* Các trường hợp dị tật nhưng không suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy gan, suy thận và không thuộc các chống chỉ định hay tạm hoãn nêu tại câu 8 thì không chống chỉ định hoặc hoãn tiêm vắc xin Sởi, Rubella. * Trường hợp suy dinh dưỡng không thuộc diện chống chỉ định tiêm vắc xin Sởi – Rubella. * Các trường hợp nghi nhiễm HIV hoặc nhiemx HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS không thuộc diện chống chỉ định tiêm vắc xin Sởi – Rubella.

10. Tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho phụ nữ mang thai sẽ có ảnh hưởng gì? Trả lời:

Không nên dùng vắc xin Sởi – Rubella cho phụ nữ mang thai vì đây là vắc xin sống, giẩm độc lực. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc thận trọng tránh tiêm vắc xin Rubella cho phụ nữ có thai là để phòng ngừa nguy cơ gây dị tật thai nhi theo lý thuyết mặc dù nguy cơ này chưa được chứng minh. Tuy nhiên trên thực tế không ghi nhận tiêm vắc xin Sởi – Rubella trong khi mang thai gây sảy thai. Không ghi nhận trường hợp hội chứng Rubella bẩm sinh đối với trên 1000 trường hợp phụ nữ mang thai vô tình được tiêm vắc xin Rubella trong thời gian đầu thai kì. Do đó, nên tiêm vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất từ 1 tháng trở lên.

11. Có thế tiêm vắc xin Sởi – Rubella đồng thời với các vắc xin khác không? Trả lời:

Vắc xin Sởi – Rubella an toàn và hiệu quả khi tiêm đồng thời với vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván (DPT) , Bạch cầu – Uốn ván (DT hoặc Td), Lao, Bại liệt (OPV hoặc IPV), Hib, Viêm gan B, vitamin A. Tuy nhiên không được tiệm đồng thời hai mũi tiêm khác nhau vào cùng một vị trí.

12. Các phản ứng sau khi tiêm vắc xin Sởi – Rubella là như thế nào Trả lời:

* Các phản ứng nhẹ có thể gặp là: - Vắc xin Sởi có thể gây ra sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng. Hầu hết các trường hợp tự khỏi trong vòng 2 – 3 ngày mà không cần chăm sóc y tế.Sốt nhẹ chiếm 5-15% sau khi tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày. Phát ban xảy ra trong khoảng 2% người được tiêm,thường bắt đầu từ 7-10 ngày sau khi tiêm kéo dài 2 ngày. Các tác dụng phụ nhẹ xảy ra ít hơn ở liều tiêm thứ 2. Viêm não đã được báo cáo sau khi tiêm vắc xin Sởi với tỉ lệ 1/1 triệu trường hợp tiêm mặc dù chưa chứng minh được mối liên quan. - Vắc xin Rubella chủ yếu gây ra các dấu hiệu ở khớp như đau khớp (25%), viêm khớp (10%) ở trẻ vị thành niên và phụ nữ thường kéo dài từ vài ngày đến hai tuần. Phản ứng này rất hiếm ở trẻ em và ở nam giới tiêm vắc xin Sởi – Rubella (0-3%) - Sốt nhẹ và phát ban,nổi hạch,đau cơ,dị cảm là những triệu chứng thường được báo cáo. * Một số phản ứng nặng hiếm gặp: - Giảm tiểu cầu là dấu hiệu rất hiếm với tỷ lệ báo cáo dưới 1/30.000 liều dùng. - Sốc phản vệ cũng rất hiếm gặp. Vắc xin rất hiếm khi gấy ra phản ứng dị ứng trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng. - Các nghiên cứu cho thấy phản ứng của hệ thần kinh trung ương không liên quan trực tiếp đến vắc xin.

13. Miễn dịch sau tiêm vắc xin Sởi – Rubella có bền vững suốt đời không? Trả lời:

Hầu hết các trường hợp có đáp ứng miễn dịch với Sởi,Rubella sau tiêm vắc xin và miễn dịch này là bền vững suốt đời.

14. Có nên tiêm vắc xin đối với người đã từng mắc Sởi hoặc Rubella ? Trả lời:

* Những trường hợp đã được chẩn đoán mắc Sởi và Rubella thì không phải tiêm vắc xin Sởi và Rubella vì người mắc bệnh thường có miễn dịch bền vững với các bệnh này. * Tuy nhiên nếu chỉ mắc Sởi hoặc mắc Rubella hoặc chưa biết chắc chắn đã mắc các bệnh này thì việc tiêm vắc xin phồi hợp Sởi – Rubella để đề phòng đồng thời hai bệnh là cần thiết.

15. Tại sao phải tiêm hai liều vắc xin Sởi? Trả lời:

* Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin Sởi vào lúc 9 tháng tuổi,chỉ có khoảng 85 % trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố như còn tồn lưu miễn dịch thụ động do mẹ truyền,hay hệ thông miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh… * Việc tiêm mũi thứ hai vắc xin Sởi lúc 18 tháng tuổi là cơ hội để tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc trẻ bị bỏ sót chưa được tiêm vắc xin Sởi,từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%. * Đối với vắc xin Rubella, hầu hết các nước trên thế giới thường dùng vắc xin Rubella phối hợp với vắc xin Sởi, vắc xin Quai bị.

16. Con tôi đã tiêm 2 mũi vắc xin Sởi có cần tiêm vắc xin Sởi – Rubella không? Trả lời:

Nếu trẻ đã tiêm đủ hai mũi vắc xin Sởi đúng lịch thì trẻ có thể được bảo vệ khỏi bệnh Sởi. Tuy nhiên trẻ chưa được bảo vệ phòng bệnh Rubella nên cần được tiêm vắc xin phồi hợp Sởi – Rubella. Việc nhắc lại thêm một mũi Sởi nữa không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

17. Con tôi đã tiêm một mũi vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella (MMR) thì có cần tiêm vắc xin Sởi – Rubella nữa không ? Trả lời:

Nếu trẻ đã tiêm một mũi vắc xin Sởi – Rubella hoặc Sởi – Quai bị - Rubella trẻ vẫn cần được tiêm thêm một mũi vắc xin Sởi – Rubella trong chiến dịch ( trừ trường hợp mới tiêm trong vòng 1 tháng gần đây.)

MR 1 là mũi tiêm gì?

Nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, lịch tiêm phòng khuyến nghị: - Mũi 1: Tiêm vắc xin Sởi đơn (MVVAC): lúc 9 tháng tuổi. - Mũi 2: Tiêm vắc xin Sởi – Rubella (MR): lúc 18 tháng tuổi.

Tiêm phòng mũi mr1 DPT4 1 là gì?

VẮC XIN BẠCH HẦU-HO GÀ-UỐN VÁN (DPT)1.1 Vắc xin DPT là gì? Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vắc xin ho gà. Đây là vắc xin dạng dung dịch.

Tiêm phòng sởi mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?

– Mũi 1: mũi đầu tiên khi trẻ đến tiêm (9 – <12 tháng tuổi). – Mũi 2: MMR 1: ít nhất 3 tháng sau mũi sởi đơn MVVAC. – Mũi 3: MMR 2: ít nhất 3 năm sau mũi MMR 1.

Tiêm phòng mũi opv1 là gì?

Vaccine OPV là gì? Vắc xin OPV là loại vắc xin sống giảm độc lực, dạng uống có chứa vi rút bại liệt sống đã làm suy yếu nhằm kích thích cơ thể tạo miễn dịch. Miễn dịch này giúp cho cơ thể phòng vệ không cho virus bại liệt xâm nhập vào cơ thể.