Tổ tiên của chúng ta là ai

Louise Leakey hỏi "Chúng ta là ai?" Câu hỏi đưa bà tới Thung lũng Rift ở phía đông châu Phi, nơi bà đào được gốc rễ tiến hóa của loài người và gợi ý một cái nhìn ngạc nhiên về các tổ tiên đầy cạnh tranh của chúng ta.

Want to hear more great ideas like this one? Sign up for TED Membership to get exclusive access to captivating conversations, engaging events, and more!

This talk was presented at an official TED conference. TED's editors chose to feature it for you.

Attend a field school in Kenya to learn about archaeology, paleontology and human origins.

Louise Leakey hỏi "Chúng ta là ai?" Câu hỏi đưa bà tới Thung lũng Rift ở phía đông châu Phi, nơi bà đào được gốc rễ tiến hóa của loài người và gợi ý một cái nhìn ngạc nhiên về các tổ tiên đầy cạnh tranh của chúng ta.

This talk was presented at an official TED conference. TED's editors chose to feature it for you.

Attend a field school in Kenya to learn about archaeology, paleontology and human origins.

Tổ tiên của chúng ta là ai

Mô phỏng đồ họa về loài người mới

Evolutionary Anthropology Issues News and Reviews

Homo bodoensis tồn tại trong giai đoạn Chibanian (cách đây 770.000 – 126.000 năm) và là tổ tiên trực hệ của loài người hiện đại, theo báo The Guardian dẫn lời các nhà khoa học.

Trong đó, tên bodoensis bắt nguồn từ Bodo D’ar thuộc thung lũng sông Awash của Ethiopia. Năm 1976, các nhà khoa học phát hiện một hộp sọ khoảng 600.000 năm tuổi ở khu vực này và đặt tên là hộp sọ Bodo. Tuy nhiên, đến nay giới nghiên cứu mới xác định được tầm quan trọng của nó.

Loài người mới đã được tiến sĩ Mirjana Roksandic của Đại học Winnipeg (Canada) mô tả và phân tích trong báo cáo đăng trên chuyên san Evolutionary Anthropology Issues News and Reviews.

Các nhà khoa học nhận định việc tìm được tổ tiên mới của loài người vào giai đoạn trên vô cùng quan trọng, vì cùng thời điểm đó, loài người tinh khôn Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi và người Neanderthal (Homo neanderthalensis) lộ diện ở châu Âu.

Tuy nhiên, một số nhà nhân chủng học cổ đại gọi giai đoạn này là “vũng lầy”, khi mà quá trình tiến hóa của loài người vẫn chưa được hiểu rõ.

Với phát hiện mới, loài Homo bodoensis sẽ được xem chiếm đa số trong những loài người ở châu Phi vào giai đoạn Chibanian và ở vùng đông nam châu Âu. Trong khi đó, những loài người ở châu Âu sẽ được xếp vào nhóm Neanderthal.

Tin liên quan

Tổ tiên của loài người mà chúng ta vẫn biết, tức Homo sapiens (người thông minh), mới xuất hiện tối đa chỉ hơn 300.000 năm, dựa trên những phiên bản giả thuyết khác nhau về lịch sử nhân loại lần lượt đăng trên chuyên san Nature. Các chuyên gia cũng biết được tổ tiên chung của loài người và tinh tinh (họ hàng linh trưởng gần nhất) từng sống ở châu Phi cách đây từ 6 - 7 triệu năm.

Tuy nhiên, thông tin về những tổ tiên xa xưa hơn mà chúng ta chia sẻ với các loài vượn người hiện đại lại rất ít ỏi. Vì vậy, việc tìm thấy hộp sọ gần như giữ nguyên hiện trạng cách đây 13 triệu năm được hy vọng sẽ mang đến những thông tin mới về di sản tiến hóa chung giữa vượn và người.

Tổ tiên của chúng ta là ai
Phát hiện mới về tổ tiên người châu Á

(TNO) Các nhà khảo cổ tìm thấy 47 chiếc răng tại Trung Quốc, cho thấy loài người đã xuất hiện ở châu Á sớm hơn rất nhiều so với những suy luận trước đây, theo CNN.

Hộp sọ thuộc về một cá thể mới được 16 tháng tuổi vào thời điểm thiệt mạng thuộc về loài vượn người cổ đã tuyệt chủng mang tên Nyanzapithecus alesi. Một nhà săn hóa thạch người Kenya, John Ekusi vào năm 2014 đã tìm thấy nó nằm khuất trong những lớp đá cổ đại ở Napudet, phía tây hồ Turkana thuộc miền bắc nước này. Nó được đặt tên là Alesi, theo từ “tổ tiên” của ngôn ngữ Turkana địa phương.

Sọ của Alesi là hóa thạch xương đầu hoàn chỉnh của linh trưởng, thuộc về loài vượn người đã tuyệt chủng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.

Trưởng nhóm nghiên cứu Isaiah Nengo của Đại học Stony Brook (Mỹ) cho biết một số đặc điểm của loài này đã chứng minh nó có mối liên hệ sâu xa với loài vượn người hiện đại, và được xem là tổ tiên sâu xa nhất của loài người cho đến nay.

“Nyanzapithecus alesi là một nhóm của họ linh trưởng từng sống ở châu Phi trong hơn 10 triệu năm trước”, theo ông Nengo, nói thêm “việc phát hiện Alesi cho thấy nhóm này gần với nguồn gốc của vượn người hiện đại cũng như con người, và đây là tổ tiên của người châu Phi”. Đồng tác giả Craig Feibel, Giáo sư Đại học Rutgers tại New Jersey, lại chỉ ra một khía cạnh khác. Theo đó, vị trí và kết cấu địa chất của Napudet cung cấp cho chúng ta một cái nhìn hiếm hoi về cảnh quan châu Phi vào khoảng 13 triệu năm trước. “Một núi lửa trong vùng đã chôn vùi khu rừng nơi bé vượn người đang sống, bảo tồn được hóa thạch quan trọng và vô số cây cổ thời đó. Chúng tôi cũng tìm được những khoáng chất núi lửa then chốt cho phép xác định niên đại của hóa thạch”, theo giáo sư Mỹ.

Tổ tiên của chúng ta là ai
Giải mã bí ẩn về người Canaan

Vào thời đại đồ đồng, khoảng 4.000 - 3.000 năm trước Công nguyên, một nhóm người gọi là Canaan cư ngụ tại Trung Đông, ở những vùng hiện nay là Israel, Palestine, Li Băng, Syria và Jordan.

Nhận định về báo cáo trên, nhà nhân chủng học, tiến sĩ Brenda Benefit của Đại học bang New Mexico (Mỹ) công nhận nhóm của chuyên gia Nengo đã tìm được một hóa thạch cực hiếm mà theo ông cho rằng vô phương xuất hiện khi mình còn sống. Lý do là khu sinh thái của rừng mưa rất khó được bảo tồn dưới dạng hóa thạch.

Phát hiện mới sẽ giúp giới nghiên cứu tìm ra lỗ hổng thông tin lâu nay có liên quan đến những khả năng thích nghi từng tác động đến lịch sử tiến hóa của vượn người và loài người. Bên cạnh đó, họ sẽ có thêm kiến thức về ít nhất một loài vượn cổ đại đã tuyệt chủng.

Tin liên quan

Người Neanderthal có cuộc chiến vạn kiếp với tổ tiên chúng ta?

Tổ tiên của chúng ta là ai
Tổ tiên của chúng ta là ai

Nguồn hình ảnh, Science Photo Library

Lý do chính xác tại sao người Neanderthal biến mất cách đây 40.000 năm vẫn còn đang được tranh cãi rất nhiều, song nhà sinh vật học tiến hóa Nicholas Longrich xem xét trên cơ sở bằng chứng khoa học cho thấy một cuộc chiến dài giữa họ và tổ tiên loài người hiện đại chúng ta.

Khoảng 600.000 năm trước, nhân loại chia làm đôi. Một nhóm chọn bám trụ ở châu Phi, tiến hoá thành người hiện đại chúng ta ngày nay (Người Thông minh - Homo sapiens).

Tại sao con người không đi bằng bốn chân?

Vì sao một thời con người ăn thịt nhau?

Gene Neanderthal 'còn tồn tại'

Nhóm kia di chuyển sâu vào đất liền, đến châu Á và sau đó là châu Âu, trở thành Homo neanderthalensis - người Neanderthal. Họ không phải là tổ tiên của chúng ta (ngoại trừ một số trường hợp lai tạp), mà là một loài chị em với chúng ta, cùng tiến hóa song song.

Người Neanderthal yêu thích Người Thông minh vì những gì mà họ nói với chúng ta về chính chúng ta - bởi chúng ta là ai và sẽ tiến hoá thành người như thế nào.

Thật tuyệt vời khi mọi thứ phát triển bình dị, chung sống hòa bình với thiên nhiên và thuận thảo với nhau. Nếu vậy, có thể những điều xấu của nhân loại - đặc biệt là việc chia giành lãnh thổ, bạo lực, chiến tranh - không phải là bẩm sinh, mà chỉ là những đặc sản của riêng loài người hiện đại mà thôi.

Tuy nhiên, ngành sinh học và ngành cổ sinh vật nghiên cứu các hóa thạch lại đưa ra một bức tranh khác có phần đen tối hơn.

Không có hòa bình nhân hậu gì mấy, người Neanderthal nhiều khả năng là những chiến binh thiện nghệ và nguy hiểm, và chỉ có Người Thông minh mới là đối thủ ngang tầm với họ.

Tranh giành lãnh thổ

Động vật có vú sống trên cạn thời tiền sử thường săn mồi theo lãnh thổ, đặc biệt là những giống loài sống bầy đàn, có tập tính cùng nhau săn mồi.

Cũng giống như sư tử, chó sói và Người Thông minh chúng ta, người Neanderthal đi với nhau để săn các con mồi lớn.

Các động vật ăn thịt ở trên đỉnh chuỗi thức ăn phải đối phó với những con thú săn mồi khác, đồng loại với mình, dẫn đến tình trạng quá đông đúc, gây xung đột quyền lợi về lãnh địa săn mồi.

Người Neanderthal cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự - nếu các loài không kiểm soát nổi số lượng các cá thể của loài thì xung đột tất sẽ xảy ra.

Nhu cầu phân chia lãnh thổ này có nguồn gốc sâu xa trong tiến trình tiến hoá của nhân loại.

Xung đột lãnh thổ cũng diễn ra gay gắt ở họ hàng gần nhất của chúng ta, loài tinh tinh.

Tinh tinh đực thường cùng nhau tấn công, giết chết những con đực thuộc đàn khác cạnh tranh, một hành vi nổi bật giống hệt như gây chiến ở loài người.

Điều này có thể cho thấy sự hung hăng bầy đàn đã phát triển từ khi loài Người Thông minh chúng ta còn có tổ tiên chung với tinh tinh, ít nhất là bảy triệu năm trước.

Nếu vậy thì người Neanderthal cũng thừa hưởng những khuynh hướng hung hăng, hiếu chiến tương tự, ưa kéo đi gây hấn với loài khác để tranh giành lãnh thổ.

Tổ tiên của chúng ta là ai
Tổ tiên của chúng ta là ai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

ĐÁNH NHAU THỜI ĐỒ ĐÁ. Thậm chí ngay từ khi chúng ta phát hiện ra những di chỉ đầu tiên về người Neanderthal, đã có giả thuyết rằng nhìn chúng giống như vết tích còn lại sau một cuộc chiến

Chiến tranh luôn là phần nội tại chính yếu của xã hội loài người.

Chiến tranh không phải là một phát minh hiện đại sau này, mà có tự cổ xưa, là tính chất cơ bản xuyên suốt sự phát triển của nhân loại.

Trong lịch sử, tất cả các dân tộc đều xảy ra chiến tranh. Các tác phẩm lâu đời nhất của chúng ta tràn đầy những câu chuyện về chiến tranh. Khảo cổ học cho thấy các pháo đài và trận chiến cổ đại, và các địa điểm của các vụ chém giết thời tiền sử từng tồn tạo từ hàng ngàn năm về trước.

Bản năng gây chiến ăn sâu vào máu thịt của loài người - và người Neanderthal không khác gì.

Người Neanderthal và loài người hiện đại chúng ta gần giống hệt nhau về giải phẫu hộp sọ và xương, có chung 99,7% mã gene di truyền.

Về mặt hành vi trong cuộc sống, người Neanderthal giống chúng ta một cách đáng kinh ngạc. Họ đốt lửa, chôn cất người chết, dùng đồ trang sức làm từ vỏ sò và răng động vật, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật và xây đền thờ bằng đá.

Nếu người Neanderthal có chung với chúng ta rất nhiều bản năng sáng tạo, thì có lẽ họ cũng có chung không ít bản năng phá hoại.

Các ghi chép khảo cổ xác nhận cuộc sống của người Neanderthal rất sôi động, không mấy khi yên ả.

Người Neanderthal là những thợ săn điêu luyện, có khả năng hạ gục các loài thú lớn.

Họ dùng giáo để săn hươu nai, nai sừng tấm, bò rừng, thậm chí cả tê giác và voi ma mút. Điều đó bác bỏ niềm tin cho rằng họ sẽ do dự, không sử dụng những thứ vũ khí này nếu gia đình, đất đai của họ bị đe dọa. Khảo cổ học cho thấy những cuộc xung đột như vậy xảy ra khá phổ biến.

Chiến tranh thời tiền sử để lại những dấu vết dễ nhận biết. Lấy gậy đập vào đầu sẽ là cách hiệu quả để tiêu diệt đối phương - dùng gậy thì nhanh, mạnh, chính xác - vì vậy mà tổ tiên của chúng ta thường xuyên bị chấn thương sọ não. Người Neanderthal cũng y vậy.

Một dấu hiệu khác của thương tích do chiến tranh là gãy xương cẳng tay, xương cánh tay do tư thế đỡ đòn. Dấu vết khảo cổ về người Neanderthal cũng cho thấy rất nhiều người bị gãy tay.

Bằng chứng hóa thạch tìm thấy ở Hang Shanidar, Iraq cho thấy ít nhất có một người Neanderthal đã bị mũi giáo đâm vào ngực.

Tử vong do trọng thương là tình trạng đặc biệt phổ biến ở đàn ông trẻ Neanderthal.

Một số thương tích có thể gặp phải khi săn bắn, nhưng các mẫu vật phù hợp với những dự đoán về việc tổ tiên chúng ta có tham gia vào các cuộc chiến giữa các nhóm người - xung đột quy mô nhỏ nhưng căng thẳng, kéo dài triền miên.

Kẻ chiến bại

Chiến tranh cứ tiếp diễn qua các cuộc phục kích và đánh úp kiểu đánh nhanh thắng gọn, hiếm khi là những trận chiến lớn.

Chiến tranh để lại một dấu ấn tinh vi hơn dưới dạng ranh giới lãnh thổ.

Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy người Neanderthal không chỉ đánh lại chúng ta mà còn xuất sắc trong chiến tranh, họ đã đương đầu quyết liệt với chúng ta và không hề bị đánh bại ngay lập tức.

Trong khoảng 100.000 năm ròng, người Neanderthal kiên cường chống lại sự bành trướng của loài người hiện đại.

Tại sao loài Người Thông minh chúng ta lại nấn ná lâu đến thế ở châu Phi? Không phải vì ở đó có môi trường thuận lợi, mà vì người Neanderthal đã phát triển và mạnh mẽ chiếm lĩnh châu Âu, châu Á.

Hầu như rất khó có khả năng Người Thông minh đã gặp người Neanderthal và quyết định cùng nhau chung sống hòa bình.

Chỉ riêng việc gia tăng dân số đã chắc chắn buộc loài người phải tranh giành nhiều đất hơn, đảm bảo đủ lãnh thổ để săn bắn và kiếm thức ăn cho con cái. Một chiến lược quân sự hiếu chiến cũng là chiến lược tiến hóa tốt.

Tổ tiên của chúng ta là ai
Tổ tiên của chúng ta là ai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tinh tinh thường tụ nhau thành nhóm và gây chiến với các bầy lân cận

Trong suốt nhiều ngàn năm, chúng ta phải chứng kiến năng lực chiến đấu phi thường của họ, và hàng ngàn năm đó chúng ta liên tục thua, trong khi tương quan vũ khí, chiến thuật, chiến lược hai bên khá đồng đều.

Người Neanderthal có lợi thế rõ ràng về chiến thuật và chiến lược.

Họ đã chiếm đóng Trung Đông hàng ngàn năm, chắc chắn họ đã có được kiến thức sâu sắc về địa hình, thời tiết các mùa, cách sinh sống của những loài động thực vật bản địa.

Trong trận chiến, thân hình to lớn, cơ bắp khỏe mạnh của họ hẳn đã khiến họ có sức hủy diệt tàn khốc hơn khi đánh giáp lá cà. Đôi mắt sâu to của người Neanderthal giúp họ nhìn tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, cho phép họ cơ động trong bóng tối để phục kích và đánh úp vào lúc tờ mờ sáng.

Cuối cùng, sự giằng co cũng được phá vỡ, và ưu thế thay đổi nghiêng về phe Người Thông minh.

Nguyên nhân chính xác không biết do đâu.

Có thể là do Người Thông minh phát minh ra vũ khí tầm xa vượt trội hơn, như cung tên, phóng lao, ném gậy, giúp tổ tiên chúng ta tuy có cấu tạo hình thể nhỏ bé hơn nhưng lại có thể quấy rối từ xa đối với người Neanderthal to khỏe, bằng chiến thuật "đánh nhanh rút gọn".

Hoặc có lẽ kỹ thuật săn bắn và hái lượm tốt hơn cho phép Người Thông minh phát triển thành các bộ lạc lớn, tạo ra ưu thế áp đảo về số lượng khi đánh nhau.

Tổ tiên của chúng ta là ai
Tổ tiên của chúng ta là ai

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Những khám phá gần đây đã chỉ ra rằng người Neanderthal có một nền văn hóa tinh tế, thậm chí họ còn làm ra những đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật từ móng vuốt đại bàng

Ngay cả sau khi Người Thông minh nguyên thủy thoát ra khỏi châu Phi 200.000 năm trước, họ phải mất hơn 150.000 năm để chinh phục xong vùng đất của người Neanderthal.

Ở Israel và Hy Lạp, Người Thông minh cổ xưa đã manh nha tràn tới nhưng bị thua trước các cuộc phản kích của người Neanderthal. Cho đến tận cuộc tấn công cuối cùng, bắt đầu từ 125.000 năm trước, thì Người Thông minh mới loại bỏ hoàn toàn được người Neanderthal.

Đây không phải là một cuộc chiến chớp nhoáng, giữa tổ tiên chúng ta với giống người Neanderthal mà ai đó ngỡ là hiền hoà hoặc chiến đấu kém cỏi, mà là một cuộc chiến kéo dài, tiêu hao nhiều sức lực.

Cuối cùng, Người Thông minh chúng ta đã thắng. Nhưng đó không phải vì người Neanderthal tinh thần chiến đấu kém, mà bởi rốt cuộc thì Người Thông minh chúng ta đã trở nên thiện nghệ hơn trong cuộc chiến.

Bài được đăng lần đầu trên The Conversation và được đăng lại theo giấy phép Creative Commons.

Nicholas R. Longrich là giảng viên cao cấp về ngành sinh học tiến hoá và cổ sinh vật tại Đại học Bath, Anh Quốc.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.