Vạch áo cho người xem lưng nghĩa là gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Bài viết hiện tại: Vạch áo cho người xem lưng

Định nghĩa – Khái niệm

vạch áo cho người xem lưng có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu vạch áo cho người xem lưng trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ vạch áo cho người xem lưng trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ vạch áo cho người xem lưng nghĩa là gì.

Thuật ngữ liên quan tới vạch áo cho người xem lưng

  • gáo dài hơn chuôi là gì?
  • nặng như đá đeo là gì?
  • có máu mặt là gì?
  • bán mặt cho đất, bán lưng cho trời là gì?
  • ù cạc như vịt nghe sấm là gì?
  • đánh như đánh két là gì?
  • buôn thúng bán mẹt là gì?
  • làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng là gì?
  • thay lòng đổi dạ là gì?
  • khó giúp nhau mới thảo, giàu trừ nợ không ơn là gì?
  • xấu chữ nhưng lành nghĩa là gì?
  • địa ngục trần gian là gì?
  • ăn như rồng cuộn, làm như cà cuống lội nước là gì?
  • ruộng giữa đồng, chồng giữa làng là gì?
  • sứt đầu bưu trán là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu “vạch áo cho người xem lưng” trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

vạch áo cho người xem lưng có nghĩa là: Bày cái dở cái xấu của mình hay của phe mình một cách vô ý thức cho người ta thấy.. Tự mình để lộ cái không tốt trong nội bộ, gia đình để người ngoài chê cười.

Nhiều người quan tâm: 7 món ăn không thể thiếu trong ba lô khi đi phượt

Đây là cách dùng câu vạch áo cho người xem lưng. Thực chất, “vạch áo cho người xem lưng” là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ vạch áo cho người xem lưng là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn…liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.

Trừ khi bạn biết chắc chắn rằng bạn của mình – người mà bạn chọn để thổ lộ chuyện gia đình – không phải là người hay đưa chuyện còn không thì bạn đừng ngạc nhiên khi rất nhiều người đều biết vụ cãi lộn mới nhất giữa bạn và ông xã. “Ngay khi bạn tiết lộ những rắc rối trong hôn nhân của mình thì bạn đã không còn có khả năng kiểm soát thông tin”, April Masini, chuyên gia về tình cảm (Mỹ) chia sẻ. Và chính điều đó lại trở thành rắc rối hàng đầu mà bạn phải giải quyết bởi thật khó xử và xấu hổ khi chuyện của mình trở thành chủ đề cho mọi người thì thầm bàn tán. Chính vì thế, hãy làm theo lời khuyên của thế hệ trước: Đừng bao giờ “vạch áo cho người xem lưng”.

Vạch áo cho người xem lưng nghĩa là gì

Ảnh: Thinkstock.

2. Bạn đời có thể cảm thấy bị phản bội

Bạn có nhu cầu phải tâm sự chuyện riêng của gia đình mình với người khác, hay thậm chí là đăng lên Facebook, nhưng điều đó không có nghĩa là “một nửa” của bạn cũng muốn thế. Và bạn cần phải tôn trọng điều đó. “Khi có vấn đề gì xảy ra trong hôn nhân thì hãy hướng đến chồng bạn trước tiên”, tiến sĩ Beverly Hyman, đồng tác giả cả cuốn How to Know if It’s Time to Go chia sẻ. “Khi bạn nói xấu bạn đời của mình thì điều đó có nghĩa là bạn đang phản bội lại niềm tin của anh ấy”. Chính vì thế, trước khi định chia sẻ điều gì với người thứ ba, hãy thử nghĩ xem nếu chồng bạn có mặt ở đó và nghe được những lời tâm sự của bạn thì anh ấy sẽ nghĩ gì.

3. Biến chuyện nhỏ thành chuyện lớn

“Một lần, tôi bốc đồng phàn nàn với chị dâu rằng chồng tôi không biết cách thể hiện tình cảm”, một phụ nữ chia sẻ. “Chị dâu tôi sau đó đã kể lại chuyện đó với chồng tôi, và anh ấy tỏ ra khó chịu khủng khiếp. Và chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian sau đó mới trở lại bình thường với nhau được”. Chính vì thế, thay vì tìm người để “xả” mỗi khi tức giận với bạn đời, hãy tìm những cách khác để làm dịu bản thân. “Vận động thể chất có thể giúp ích rất nhiều, ví dụ như đi bộ, chạy, hoặc vừa lái xe vừa nghe những bản nhạc bạn yêu thích”, tiến sĩ Scott Haltzman, chuyên gia về hôn nhân và gia đình (Mỹ) chia sẻ.

4. Sự cảm thông thiếu khách quan

Điều mà bạn thân của bạn quan tâm không phải là cuộc hôn nhân của bạn mà chỉ là bản thân bạn mà thôi. Vì bạn chỉ cho cô ấy cái nhìn một chiều trong tình huống của mình nên cô ấy khó có thể đưa ra một nhận xét công bằng đối với bạn đời của bạn.

“Khi mới kết hôn, mỗi khi chồng tôi khiến tôi cảm thấy bị tổn thương, tôi luôn gọi điện để tâm sự với cô bạn thân nhất”, một phụ nữ chia sẻ. “Cô ấy luôn đồng ý với tôi về mọi vấn đề và điều đó khiến tôi cảm thấy rất dễ chịu và được vỗ về, an ủi phần nào. Tuy nhiên, cuối cùng thì sự việc chẳng bao giờ được giải quyết”. Vì vậy, theo lời khuyên của tiến sĩ Haltzman, thay vì nhắn tin ngay cho cô bạn thân rằng “Cậu có biết anh ấy đã làm gì không?” khi có chuyện xảy ra thì hãy ghi vào nhật ký. “Đó là một cách tuyệt vời để chia sẻ cảm xúc mà không làm hại ai”. Tuy nhiên, hãy để những dòng nhật ký đó là bí mật của riêng bạn mà thôi.

5. Bạn có thể nhận được những lời khuyên không tốt

Kinh nghiệm sống thực tế của bạn bè sẽ ảnh hưởng tới lời khuyên của cô ấy dành cho bạn. Nếu cô ấy từng trải qua sự nhục nhã và đau đớn vì bị chồng phản bội, cô ấy có thể đánh đồng lỗi lầm của chồng bạn và sẽ khuyên bạn nên ly dị. Tuy nhiên, đó có thể là một bước đi hoàn toàn không chín chắn. Những người ngoài cuộc có thành kiến chắc chắn không ở vào vị thế tốt nhất để đánh giá cuộc hôn nhân của bạn. Chỉ bạn và bạn đời của mình mới có thể làm được điều đó.

6. Bạn bè có thể khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn

Những người bạn đáng quý và nhiệt tình của bạn có thể sốt sắng kể lể về vấn đề của bạn tới quá nhiều người và kêu gọi họ an ủi bạn. Trước khi bạn biết điều đó, bạn có thể bất ngờ nhận được hàng tá các cuộc điện thoại hỏi han, an ủi, động viên và khuyên nhủ. Một phụ nữ chia sẻ rằng cô ấy đã phải trả giá rất đắt để học được điều này: “Rốt cuộc mẹ tôi trở nên ghét chồng cũ của tôi đến nỗi kéo cả gia đình chống lại anh ấy”, cô nói. “Chia sẻ quá nhiều với mẹ, và sự căng thẳng xảy ra sau đó đã góp phần làm tan vỡ cuộc hôn nhân của tôi”. Đó chính là lý do chúng ta nên khôn ngoan để mẹ của mình ở ngoài cuộc mỗi khi tranh cãi với chồng.

7. Sau cãi vã, bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình về bạn đời, nhưng người ngoài thì không

Khi bạn gán cho bạn đời của mình một hình ảnh không mấy tốt đẹp thì bạn bè và gia đình của bạn sẽ nhìn nhận về anh ấy hoàn toàn khác. “Họ có thể trở nên lạnh nhạt, không chấp nhận, và thậm chí là đối đầu với anh ấy, đôi khi là rất lâu sau khi mọi chuyện đã được giải quyết và bản thân bạn thì đã bỏ qua hết mọi chuyện”, tiến sĩ Haltzman chia sẻ.

“Và lúc này thì bạn lại có một loạt những vấn đề mới phải giải quyết”. Chính vì thế, hãy chia sẻ cảm xúc của mình với một bên thứ ba hoàn toàn trung lập – ví dụ như một chuyên gia tư vấn hôn nhân, một mục sư, hay một người làm công tác hòa giải... khi bạn cần có lời khuyên cho tình huống của mình.

8. Ý kiến của người ngoài có thể cản trở sự hàn gắn giữa hai vợ chồng

Kể cả khi bạn bè và người thân của bạn vẫn giữ lịch sự với chồng bạn sau khi bạn và anh ấy hòa giải với nhau thì những nhận xét và ý kiến của họ trong thời gian vợ chồng bạn mâu thuẫn vẫn ám ảnh bạn rất lâu sau đó. “Khi hôn nhân của chúng tôi gặp trục trặc, mẹ tôi gọi chồng tôi là một kẻ chưa trưởng thành và không đáng tin cậy”, một phụ nữ chia sẻ.

“Tôi đã tha thứ cho anh ấy và bây giờ mọi thứ đã trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, những lời nói của mẹ vẫn ám ảnh tôi, và đôi khi chúng gieo rắc sự nghi ngờ trong suy nghĩ của tôi”. Mặc dù bạn không thể xóa bỏ những gì đã được nói ra nhưng hãy ghi nhớ rằng mỗi người có một quan điểm riêng của mình. “Bạn bè và người thân có thể nói những điều không tốt về bạn đời của bạn bởi vì họ muốn nhận được nhiều tình cảm hơn từ bạn”, tiến sĩ Hyman chia sẻ. Và nếu những ý kiến và nhận xét trong quá khứ ảnh hưởng đến bạn trong hiện tại thì hãy cố gắng tập trung vào mối quan hệ tích cực và lành mạnh mà bạn đang có với bạn đời của mình để đánh bật những suy nghĩ tiêu cực đó.

9. Bạn có thể trở thành người hay than thở

Lần tới, khi bạn thực sự cần lời khuyên, bạn bè và người thân của bạn có thể ngại ngần không muốn can thiệp. “Nếu bạn luôn chạy đến ‘xả” với họ sau mỗi lần tranh cãi với chồng và luôn nói rằng lần này là 'giọt nước làm tràn ly', rằng bạn không thể tiếp tục chịu đựng nữa; nhưng rồi mọi việc lại vẫn như cũ thì mọi người sẽ không coi những điều bạn nói là nghiêm túc”, bà Masini chia sẻ. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn trò chuyện và lắng nghe bạn đời của mình trước khi “vạch áo cho người xem lưng”.