Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Tham dự tọa đàm có lãnh đạo IDG Việt Nam, Hội phần mềm, Hội chuyển đổi số, Hiệp hội Tin học Việt Nam (Vinasa); các diễn giả từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế; các khách mời đến từ các cơ quan chính phủ, các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin; các khách mời quan tâm đến giải pháp hạn chế sự lây lan và khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19. Ông Lê Trung Thành, Giám đốc Chuyển đổi số IDG Việt Nam chủ trì tọa đàm.


Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Toàn cảnh phiên khai mạc (Ảnh VISTIP chụp từ màn hình facebook)

Tại Tọa đàm, các diễn giả thảo luận sôi nổi các chủ đề gợi ý của ban tổ chức. Trong một vài năm trở lại đây, công cuộc chuyển đổi số đã diễn ra trong mọi ngành nghề, lĩnh vực tại Việt Nam và đã có sự thay đổi đáng kể. Cùng với đó, vai trò nhiệm vụ của lãnh đạo công nghệ thông tin trong mọi tổ chức từ Chính phủ đến các doanh nghiệp đều có sự thay đổi. Đặc biệt từ đầu năm 2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi người đã đặt câu hỏi công nghệ thông tin đã giúp gì cho ngành Y tế và cho Chính quyền trong việc chống dịch và vai trò của người lãnh đạo công nghệ thông tin trong việc chống dịch covid là gì đã được các diễn giả chia sẻ kỹ tại buổi tọa đàm.

Dưới góc nhìn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, ông Nguyễn Xuân Sơn- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế- một tỉnh nhiều năm có thành tựu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử cho biết: Nếu trước kia lãnh đạo công nghệ thông tin phải loay hoay việc làm thế nào để có hạ tầng cho đủ mạnh, các cá nhân nhận thức đầy đủ về vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý điều hành chính quyền và phục vụ xã hội cũng như cách thức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành cơ quan nhà nước để phục vụ cho công tác quản lý thì hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chiến lược chuyển đổi số thì cách làm của lãnh đạo công nghệ thông tin cũng phải thay đổi. Mỗi ngành nếu như chỉ hoạt động độc lập thì gây ra rủi ro lãng phí lớn, cho nên trong giai đoạn này công nghệ thông tin phải huy động từng ngành và xác định mối quan hệ giữa các ngành với nhau để cùng huy động thực hiện xây dựng được lộ trình kết hợp giữa các ngành. Lãnh đạo công nghệ thông tin dùng bằng chứng dữ liệu để phân tích chứng minh tính hiệu quả tham mưu cho việc ra quyết định của cấp quản lý. Cùng với đó, lãnh đạo công nghệ thông tin phải giải trình huy động được sự ủng hộ của chính quyền và tranh thủ được sự ủng hộ, xã hội hóa các nguồn lực trong quá trình chuyển đổi số.


Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Ông Nguyễn Xuân Sơn- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế phát biểu tại tọa đàm (Ảnh VISTIP chụp từ màn hình Webex)

Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tin học Việt Nam, vai trò xuyên suốt của lãnh đạo công nghệ thông tin trong cả cơ quan nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp phải đặt trong bối cảnh mới, nhiều thách thức hơn, trách nhiệm nặng nề hơn thời gian trước. Theo đó, để đáp ứng chiến lược chuyển đổi số thì lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) phải được trang bị và tự mình trang bị nhiều kiến thức hơn ngoài hiểu biết về kỹ thuật công nghệ thông tin. Lãnh đạo công nghệ thông tin phải có sự hiểu biết thêm các lĩnh vực như quá trình vận hành của tổ chức, quản trị tài chính và hiệu quả đầu tư, phân tích tình huống kinh doanh và sự phối hợp giữa các nguồn lực. CIO trong tổ chức và doanh nghiệp phải nâng cao khả năng thuyết trình, khả năng kết nối với hệ sinh thái trong các lĩnh vực mà mình tham gia. CIO là cầu nối quan trọng hơn rất nhiều thời gian trước đây trong việc tham mưu cho CEO, chủ tịch tập đoàn, công ty cũng như người đứng đầu tổ chức, cơ quan đơn vị nhằm thực hiện tham vọng chuyển đổi số một cách có hiệu quả.


Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Ông Nguyễn Đình Thắng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Tin học Việt Nam, Chủ tịch Hội chuyển đổi số Việt Nam (góc ngoài cùng bên trái) chia sẻ tại Tọa đàm (Ảnh VISTIP chụp từ màn hình Webex)

Tại tọa đàm, TS Trần Việt Hùng, sáng lập viênkiêmGiám đốc điều hành nền tảng Goitchia sẻ“Đại dịch Covid-19 với số lượng người bị nhiễm và bị bệnh khổng lồ là một thách thức thực sự với hệ thống y tế ở bất kỳ quốc gia nào, với số lượng bác sỹ và cơ sở y tế có hạn đã từng gây ra sự quá tải và suy kiệt hệ thống y tế. Đây chính là cơ hội để công nghệ góp sức vào quá trình dập dịch bằng cách đưa ra các giải pháp tăng hiệu suất cho các hoạt động y tế, giảm tải cho đội ngũ y bác sỹ. Trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng đã có nhiều sángkiến công nghệ thực sự hiệu quả”.


Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

TS Trần Việt Hùng, người sáng lậpkiêm CEO nền tảng Logistics- Goit chia sẻ thông tin liên quan đến vai trò của lãnh đạo công nghệ thông tin và kinh nghiệm đầu tư các nền tảng ứng dụng CNTT tại tek talk (ẢnhVISTIP chụp màn hình webex)

Cùng quan điểm nhận định về vai trò của công nghệ thông tin trong phòng chống dịch COVID-19, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết, kể từ thời điểm bùng phát dịch bệnh đến nay, các nhà công nghệ thông tin của Việt Nam đã sáng tạo vận hành các nền tảng phòng chống dịch trên toàn quốc như: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào điểm công cộng bằng QR Code (Bluezone,Vietnam Health…); Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến; Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin Covid-19; Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Tele-Health) tới 100% cơ sở y tế tuyến huyện trở lên đã đạt những kết quả rất khả quan giúp cho ngành y tế, chính quyền. Các nhà quản lý kịp thời ra chính sách; các cấp nắm được thông tin về dịch bệnh để ra các quyết định giải quyết kịp thời như cách ly y tế, giãn cách xã hội, tiêm chủng và hỗ trợ cộng đồng… Tuy nhiên theo ông Thắng, trên thực tiễn ngoài việc hiệu quả của nền tảng công nghệ thông tin phòng chống dịch, thống kê bệnh nhân, F0, F1, F2… và cách ly y tế, giãn cách xã hội thì một bài toán nữa cần được giải quyết là bài toán xã hội trong đại dịch, đó là “phát huy sức mạnh của công nghệ thông tin và tổ chức xã hội phòng chống dịch Covid-19 và cứu trợ người dân gặp khó khăn sao cho hiệu quả nhất”. Thực tế cho thấy trong hoàn cảnh đại dịch, nhất là khu vực phía Nam đã xảy ra tình huống các nhà hảo tâm, hệ thống cứu trợ các ngành, các cấp quan tâm chưa đều đến những thành viên xã hội dễ bị tổn thương nhất (người neo đơn, người đặc biệt khó khăn trong đại dịch) do còn thiếu thông tin hoặc thông tin chưa kịp thời do hiện nay còn rất nhiều người chưa có điện thoại thông minh để tương tác. Các nhà hảo tâm và cơ quan mặt trận tổ quốc, cơ quan chữ thập đỏ cùng với chính quyền các địa phương chưa có nền tảng thông tin dữ liệu đã được tổng hợp phân tích cho việc cứu trợ, từ thiện, hỗ trợ xã hội dẫn đến có chỗ được trợ cấp nhiều lần, trong khi đó chỗ khác hỗ trợ chưa đến tay người đang gặp khó khăn.

Các diễn giả tại tọa đàm cùng thảo luận bài trình bày chia sẻ quan điểm của PGS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Trung tâm tin học và tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) với những nội dung xoay quanh các vấn đề tích hợp công nghệ số và y tế công cộng để phòng chống đại dịch và phát triển hậu COVID: Hoạch định chính sách và xây dựng nguồn lực sáng tạo quốc gia cùng đi đến đề xuất cộng đồng công nghệ thông tin xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin bằng website, APP trên Smart phone để hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn do Covid-19; mạnh dạn ứng dụng trí thông minh nhân tạo AI, nền tảng chat box tư vấn trong đại dịch; chia nhánh tổng đài tư vấn hỗ trợ Covid; kê khai hộ nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp trong đại dịch…..

Các diễn giả và đại biểu tại tọa đàm một lần nữa đặt hàng những nhà lãnh đạo tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin bằng năng lực sáng tạo của mình tìm ra các giải pháp, nền tảng, ứng dụng công nghệ thông tin tối ưu nhất tham gia cùng với ngành y tế, nhà quản lý và các cấp chính quyền trong việc kiểm soát dịch bệnh, chăm sóc y tế cũng như hỗ trợ kịp thời những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Các diễn giả và chuyên gia tham dự tek talk bằng kinh nghiệm của mình cũng dành những động viên và lời khuyên tới Startup công nghệ khi xem xét đầu tư nền tảng công nghệ cần có bằng chứng dữ liệu xác đáng, đủ tin cậy về nhu cầu thực tế của người dùng, tận dụng hệ sinh thái hiện có. Hợp tác, chia sẻ nguồn lực tránh lãng phí cũng như tránh rủi ro, đổ vỡ trong việc đầu tư nâng cao hiệu quả của bản thân doanh nghiệp cũng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công của ngành Tài chính

Vũ Thị Liên, Vũ Thị Hòa Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

12:00 18/07/2020

Những năm qua, vấn đề đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư. Trong công tác quản lý tài sản công của ngành Tài chính, việc ứng dụng công nghệ thông tin thời gian qua đã tập trung xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; xây dựng, vận hành Trang thông tin điện tử về tài sản công và triển khai dịch vụ công trực tuyến. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản công trở thành một chủ trương xuyên suốt, thống nhất trong các văn bản pháp lý, nhằm bắt kịp với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý điều hành.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng tài sản công

Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo công lập

Chín kết quả nổi bật trong quản lý, sử dụng tài sản công

Những kết quả đạt được

Theo Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý tài sản công đã tập trung xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xây dựng nhằm tạo lập và cung cấp thông tin tài chính chất lượng tốt cho các đối tượng sử dụng dữ liệu.

Thông tin trong cơ sở dữ liệu hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, sử dụng tài sản công; đặc biệt là công tác lập kế hoạch, dự toán đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, ra quyết định và tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản công, góp phần kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng tài sản. Việc đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cũng tạo lập cơ sở quan trọng để thực hiện công khai, minh bạch về tài sản; đồng thời, góp phần hỗ trợ thiết kế chính sách và chỉ đạo, điều hành phù hợp (ban hành tiêu chuẩn, định mức, lập kế hoạch đầu tư...).

Bộ Tài chính đã xây dựng và vận hành 04 cơ sở dữ liệu về tài sản công gồm: Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước (quản lý tài sản là đất nhà, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại, các loại tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản, tài sản dự án); cơ sở dữ liệu về tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; cơ sở dữ liệu về tài sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nhằm giúp cơ quan tài chính các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có điều kiện thực hiện đúng và kịp thời quy định này; đồng thời, góp phần đổi mới một bước công tác quản lý nhà nước về tài sản theo hướng hiện đại, hiệu lực và hiệu quả, Bộ Tài chính đã xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước (TSNN) để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN. Đến nay, cơ sở dữ liệu đã cập nhật và quản lý, lưu trữ lượng thông tin rất lớn. Trong đó, theo thống kê từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, cơ sở dữ liệu đã lưu trữ quản lý được thông tin của 106.820 cơ quan, tổ chức, đơn vị trên phạm vi cả nước thuộc phạm vi quản lý của 63 bộ, ngành trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định… (Bảng 1)

Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài sản công đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng được giao trực tiếp quản lý, sử dụng, cụ thể như:

Một là, ứng dụng CNTT đóng vai trò quan trọng vào công tác quản lý nhà nước về tài sản công. Thông qua cơ sở dữ liệu, các cơ quan chức năng của Nhà nước, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đã nắm được tổng thể và chi tiết về chủng loại, số lượng, hiện trạng sử dụng của tài sản công tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời. Cơ sở dữ liệu là một kênh thông tin đắc lực giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý tài sản công phù hợp, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế chính sách và thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành phù hợp với thực tiễn, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Hai là, ứng dụng CNTT góp phần công khai, minh bạch công tác quản lý, sử dụng tài sản công. Trang thông tin về tài sản công là phương tiện để công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; các thông báo về đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá (bình quân khoảng 2.200 thông báo/năm) giúp cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách kịp thời, rộng rãi và liên tục về vấn đề mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản công. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công với hệ thống thông tin thống nhất từ cơ sở đến trung ương cho phép các cơ quan quản lý cấp trên bao quát tổng thể và chi tiết tài sản của các đơn vị cấp dưới, góp phần tích cực vào việc minh bạch thông tin khi ra các quyết định liên quan đến tài sản công. Việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến cho phép giải quyết các tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế chính sách và thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành phù hợp với thực tiễn được nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho các tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử.

Ba là, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cho phép quản lý, lưu trữ và cập nhật một cách kịp thời, từng bước đầy đủ thông tin về hiện trạng, biến động của tài sản công. Trước đây, để tổng hợp, phân tích dữ liệu về tài sản công đều phải thông qua phương pháp thủ công theo quy trình cơ quan quản lý cấp trên đưa ra yêu cầu với các cơ quan quản lý cấp dưới đến đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công; cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công tổng hợp thông tin, báo cáo qua lần lượt các cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, báo cáo cơ quan đưa ra yêu cầu.

Bốn là, CNTT góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan đến quản lý tài sản công. Theo đó, nhằm phổ biến các chính sách, chế độ liên quan đến lĩnh vực quản lý tài sản công, truyền tải các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chính về công tác quản lý tài sản công được đầy đủ, kịp thời; đồng thời, công khai, minh bạch thông tin trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công, năm 2011, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) đã xây dựng Trang thông tin điện tử về tài sản công (http://taisancong.vn). Trang thông tin điện tử về tài sản công, với việc cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục hành chính giúp các cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng tài sản công tổ chức thực hiện đúng quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hạn chế tối đa những sai sót trong quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản công.

Một số khó khăn, thách thức

Thực tiễn ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài sản công thời gian qua cũng cho thấy còn có một số khó khăn, thách thức sau:

Thứ nhất, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công chưa bao quát được các loại tài sản công theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Theo Nguyễn Thị Phương Hảo (2019), mặc dù, đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công nhưng đến nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cũng chỉ quản lý được dữ liệu về tài sản công có giá trị lớn trong khu vực hành chính sự nghiệp (nhà, đất, xe ô tô, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/đơn vị tài sản), tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung... Việc cơ sở dữ liệu chưa bao quát hết các loại tài sản công dẫn đến tình trạng thiếu thông tin tổng thể về tài sản gây khó khăn cho việc hoạch định, xây dựng chiến lược, quyết định các vấn đề về tài sản công và đánh giá tổng thể nguồn lực của quốc gia.

Thứ hai, thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia chưa đầy đủ, kịp thời do không ít đơn vị vẫn chưa chấp hành nghiêm việc kê khai biến động tài sản theo quy định. Theo quy định hiện hành, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát sinh tăng, giảm, biến động tài sản các đơn vị phải đăng nhập trong cơ sở dữ liệu quốc gia, nhưng cho đến nay còn có nhiều đơn vị không chấp hành nghiêm quy định này. Rõ ràng, sự đầy đủ của thông tin phụ thuộc rất lớn vào việc báo cáo kê khai, đăng nhập dữ liệu của các đơn vị cơ sở.

Thứ ba, việc ứng dụng CNTT vào việc thực hiện các giao dịch về tài sản công còn chưa nhiều và kết quả chưa như kỳ vọng, thời gian qua chủ yếu mới tập trung vào việc hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản công là vấn đề mới, do vậy, quá trình triển khai thực hiện cần có thời gian và bước đi phù hợp. Ngoài ra, hiện nay, các chi phí tài chính để đầu tư hệ thống CNTT khá lớn, trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Thứ tư, nhận thức trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý vẫn còn bất cập. Một số cấp, ngành, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vai trò của ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản công. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có tâm lý ngại thay đổi hoặc không bắt kịp sự thay đổi trong cách thức quản lý khi ứng dụng CNTT. Việc chấp hành các quy định về đăng tải thông tin đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá hiện nay còn chưa nghiêm.

Thứ năm, nguồn kinh phí để ứng dụng CNTT cũng còn nhiều hạn chế. Theo Điều 116 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, thì hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công là hệ thống CNTT do Bộ Tài chính tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành nhằm thực hiện việc bán tài sản công, cho thuê tài sản công, chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác tài sản công và các giao dịch khác về tài sản.

Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách khó khăn, việc xây dựng và quản lý vận hành Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn về hạ tầng máy chủ, phần mềm ứng dụng. Vì vậy, việc xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công theo hình thức đối tác công – tư (PPP) nhằm bảo đảm cải cách hành chính, công khai, minh bạch nhằm tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, chia sẻ lợi ích, rủi ro là việc làm cần thiết hiện nay.

Việc giao cho nhà đầu tư thực hiện theo hình thức PPP vẫn đảm bảo quyền của Bộ Tài chính trong việc tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành, cũng như đảm bảo công tác giám sát, thực hiện biện pháp xác thực để đảm bảo an toàn của Hệ thống. Hình thức đầu tư này cũng phù hợp với quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công về khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vốn, khoa học công nghệ để phát triển tài sản công và hiện đại hóa công tác quản lý cung cấp dịch vụ công.

Đề xuất, kiến nghị

Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài sản công của ngành Tài chính, trong đó, trọng tâm là việc xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công là một chính sách quan trọng thể hiện xuyên suốt từ Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Quá trình triển khai ứng dụng CNTT thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng thực tiễn triển khai công tác này cũng đặt ra vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, đóng góp nhiều hơn nữa vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài sản công. Theo đó, cần tập trung vào một số nhiệm vụ quan trọng sau:

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đơn vị, cá nhân liên quan về tầm quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý công sản; Chủ động hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, đơn vị khai thác, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến đã xây dựng, phát huy hiệu quả các phần mềm này.

- Tăng cường triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản công, đáp ứng yêu cầu việc triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính - ngân sách theo Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ nhằm thích ứng, khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bộ Tài chính đã xây dựng và vận hành 04 cơ sở dữ liệu về tài sản công gồm: Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước (quản lý tài sản là đất nhà, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại, các loại tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản, tài sản dự án); cơ sở dữ liệu về tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; cơ sở dữ liệu về tài sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, nâng cấp Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài sản công để tiến tới quản lý tất cả các tài sản công theo quy định. Việc nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để bảo đảm cơ sở dữ liệu quốc gia có đầy đủ các thông tin về tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, đáp ứng yêu cầu của kế toán tài sản công, nắm chắc nguồn lực của Nhà nước và có kế hoạch, tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công hiệu quả phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chính phủ, chính quyền các cấp.

- Xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để thực hiện các giao dịch về tài sản (như: bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản...), đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý, xử lý tài sản công.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về việc báo cáo kê khai, đăng nhập dữ liệu, sử dụng dữ liệu về tài sản công, gửi thông tin đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá để đăng tải trên Trang thông tin về tài sản công và thực hiện các giao dịch điện tử về tài sản công.

- Tiếp tục dành nguồn lực ngân sách đáng kể cho việc hiện đại hóa CNTT phục vụ công tác quản lý công sản.

- Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản công: Tổ chức tốt các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản trị cơ sở dữ liệu, cán bộ trực tiếp nhập, duyệt, khai thác dữ liệu, tham gia vào việc cùng xây dựng và phát triển các ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản công; Có chế độ phù hợp, chính sách ưu đãi tốt nhằm tạo sự gắn bó, nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương, qua đó, hình thành một đội ngũ chuyên nghiệp và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:

Quốc hội (2017), Luật Quản lý sử dụng tài sản công;

La Văn Thịnh, Nguyễn Tân Thịnh (2019), Triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Một năm nhìn lại, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2019;

Nguyễn Thị Phương Hảo (2019), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 4/2019;

Đức Minh (2019), Hiện đại hóa quản lý tài sản công bằng công nghệ thông tin, Truy cập ngày 1/3/2020 từ link: http://www.taichinhdientu.vn/tai-chinh/hien-dai-hoa-quan-ly-tai-san-cong-bang-cntt-159813.html;

Một số website: mof.gov.vn, taisancong.vn, tapchitaichinh.vn.

In bài viết

ngành tài chính tài sản công Công nghệ thông tin cơ sở dữ liệu

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

    Chính phủ thông qua Tờ trình về việc hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2020

  • Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

    Thúc đẩy triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư

  • Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

    Giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về giá

Tin nổi bật

Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương phối hợp triển khai hóa đơn điện tử

Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu đến hết 31/12/2022

Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Bộ Tài chính làm rõ về thuế thu nhập cá nhân đối với đội tuyển bóng đá nữ

Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Đã bổ sung 767 tỷ đồng kinh phí phòng chống dịch, hỗ trợ người dân cho các địa phương

Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý

Giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 44.612 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm