Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn samsung năm 2024

Thành công của Samsung tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua (1996-2018) có thể nói đến hoạt động phát triển con người và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, yếu tố tạo nền tảng vững chắc cho những thành công khác của Samsung.

Năm 1996, dự án Samsung Vina (liên doanh với Công ty cổ phần TIE) đi vào hoạt động với chưa đến 200 nhân viên. Ở thời điểm hiện tại, các dự án đầu tư của Samsung tại Việt Nam đang thu hút trực tiếp 16.500 lao động có trình độ và tay nghề kỹ thuật, riêng tại Samsung Vina là khoảng 800 lao động.

Dịp lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Samsung Vina diễn ra tại TP HCM tháng 9 vừa qua, Ban lãnh đạo công ty đã trao phần thưởng 20 năm cống hiến (Service Award -20 years) cho 9 quản lý và nhân viên khối sản xuất của công ty. Họ là những người đã gắn bó với Samsung Vina từ những ngày đầu tiên nhà máy tại Thủ Đức khai trương hoạt động đến nay.

Việc Samsung Vina giữ chân được nhân viên, nhất là những người tài trong thời gian dài đến như vậy, đồng thời luôn tạo cho họ niềm say mê sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm cao và hết lòng vì những mục tiêu chung của công ty là một thành công lớn. Ông Lee Kyu Jin, Giám đốc Nhà máy, cho biết: "Samsung Vina luôn nỗ lực xây dựng các chế độ phúc lợi tốt nhất và tạo một môi trường làm việc khuyến khích người lao động phát huy tính hiệu quả và khả năng sáng tạo, từ đó, họ có thể thể hiện giá trị của mình".

Một bí quyết giữ chân nhân viên của Samsung Vina là tạo ra "nơi làm việc trong mơ cho các tài năng" và những cơ hội công bằng để mọi nhân viên đều có điều kiện phát triển toàn diện. Năm 2006, Samsung Vina đã triển khai chương trình xây dựng "môi trường làm việc tuyệt vời" GWP (Great Work Place) - một chương trình quản trị nhân sự được đánh giá là bước đột phá trong các doanh nghiệp tại châu Á. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất hoàn thiện và có các chế độ phúc lợi xã hội, đãi ngộ nhân tài, huấn luyện, đào tạo như là những tiêu chuẩn bắt buộc, công ty còn chú trọng đảm bảo tinh thần dân chủ và các cơ hội thăng tiến công bằng.

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn samsung năm 2024

(Nguồn ảnh: Internet)

"Ở Samsung Vina, chúng tôi làm việc dựa trên ý kiến, đề xuất của tập thể, và đặc biệt các lãnh đạo luôn luôn lắng nghe phản hồi từ cấp dưới. Mỗi năm chúng tôi đều tổ chức đợt đánh giá nhân viên toàn diện, qua đó tìm kiếm những tiềm năng mới để bổ sung vào đội ngũ quản lý cho công ty", ông Lee Kyu Jin cho biết.

Những việc làm hấp dẫn

Các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Samsung Vina có thể ví như chất xúc tác tinh thần đoàn kết, sáng tạo và "thách thức giới hạn" của nhân viên. Samsung Vina luôn khuyến khích các nhân viên tìm hiểu và học tập ngôn ngữ, văn hóa của nhau để hiểu nhau hơn, đồng thời thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao… để nhân viên và gia đình của họ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau.

Trong những năm gần đây, tinh thần vì cộng đồng của nhân viên cũng đã được ghi nhận là một nét văn hóa rất đặc trưng Samsung. Được khởi xướng vào năm 1996 tại Hàn Quốc, "Chương trình nhân viên tình nguyện vì cộng đồng" đã nhanh chóng phát triển thành phong trào lan rộng trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng cũng đã mang đậm dấu ấn nhân viên Samsung Vina như: chương trình từ thiện tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), chương trình Lễ hội Trăng Rằm, các hoạt động cứu trợ đồng bào vùng thiên tai, thăm và tặng quà cho trẻ mồ côi, người già neo đơn...

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn samsung năm 2024

----

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn samsung năm 2024

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Bài học văn hóa từ Samsung sau cú chuyển mình từ một công ty sản xuất thiết bị OEM đến một công ty thiết kế là gì? Đọc hết bài viết bên dưới để tìm hiểu nhé.

Hơn 20 năm trước Samsung được biết đến như 1 OEM sản xuất thiết bị điện tử rẻ tiền và nhái thiết kế của người khác. Để cạnh tranh trên thị trường, Samsung tập trung vào các giá trị đem đến cho khách hàng là độ tin cậy, tốc độ và quy mô sản xuất vốn là những yêu cầu cần thiết cho các nhãn hiệu điện tử.

Ở tận cuối quy trình sản xuất, các nhà thiết kế Samsung “mông má” 1 ít cho sản phẩm đẹp hơn 1 tí. Dễ hiểu rằng sự trỗi dậy của các OEM từ Đài Loan và sau đó là Trung Quốc đặt Samsung vào 1 hình thái cạnh tranh khốc liệt. Vậy thì văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò gì trong cú chuyển mình của Samsung?

Mục lục

Vai trò văn hóa doanh nghiệp trong cú chuyển mình của Samsung

1996 trở thành 1 bước ngoặt cho Samsung khi Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung, quyết định phá thế cạnh tranh và không những thế đặt mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới.

Lee sáng suốt nhận định rằng Samsung cần phải có năng lực thiết kế bởi đó sẽ là trận địa quan trọng bậc nhất trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ở thế kỷ 21. Nói là làm, Lee biến Samsung thành 1 tập đoàn thiết kế hùng mạnh mà kết quả là hiện nay Samsung có hơn 1.600 nhà thiết kế của riêng mình.

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn samsung năm 2024

Vị thế của Samsung trên thương trường thế giới đã chứng minh sự thành công của cú chuyển mình này. Ngày nay, Samsung smartphone là thương hiệu hiếm hoi có thể cạnh tranh cùng trận địa với iPhone trong cuộc cách mạng smartphone do Apple dẫn dắt khiến hàng loạt các ông lớn như Nokia, Motorola, Ericsson, Sony v.v ngã ngựa.

Samsung không hề thua kém Apple về thiết kế và có một vị thế vững chãi

Tuy nhiên Apple đã đi nhanh hơn 1 bước khi cạnh tranh bằng hệ sinh thái. Trong thị trường TV toàn cầu, từ năm 2006 Samsung đã chiếm vị trí số 1, vượt mặt các đại gia Nhật Bản như Sony, Toshiba, Panasonic v.v

Dĩ nhiên để thay đổi từ văn hóa kỹ thuật và đề cao tính hiệu quả vốn ăn sâu trong cốt rễ sang văn hóa sáng tạo mỹ thuật là 1 con đường đau khổ, đầy chông gai. Sở dĩ Samsung thành công vì tầng lớp lãnh đạo đồng lòng và gương mẫu thay đổi, xây dựng văn hóa đồng cảm trong toàn tập đoàn, thay đổi cách tiếp cận vấn đề hướng đến tương lai.

Bài học rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam học được gì từ cú chuyển mình của Samsung?

Xây dựng năng lực cốt lõi với yếu tố con người

Samsung chuyển trọng tâm từ mô hình kinh doanh thâm dụng tư bản (vốn) sang khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam không có nguồn vốn lớn nhưng có nguồn lao động dồi dào.

Tuy nhiên chất lượng lao động của Việt Nam rất thấp. Để chuyển “lượng” thành “chất”, chúng ta cần phải có tinh thần học hỏi, khiêm cung, khát khao vươn cao hơn là luôn lặp đi lặp lại mãi những thuật ngữ sáo rỗng như “đặc thù”, “bản sắc” để biện minh cho thói bảo thủ và lấp liếm cái dốt.

Doanh nghiệp không thể thay thế xã hội làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa học tập, cầu thị và khao khát vươn lên. Từ đó tìm kiếm, tuyển dụng, thu hút và phát triển những nhân viên có năng lực nhưng khiêm tốn luôn sẵn sàng học hỏi và có khát vọng vươn lên.

Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp

Có một quy luật nhân quả luôn luôn đúng là “Lãnh đạo thế nào, văn hóa thế đó. Văn hóa thế nào, công ty thế đó”. Tuy văn hóa doanh nghiệp rất khó cân đong đo đếm nhưng nó có ảnh hưởng bao trùm lên tất cả hoạt động của công ty.

Khi quan sát hoạt động, thái độ hành xử của các thành viên ta có thể xác định được văn hóa doanh nghiệp. Rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không ý thức đến việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên họ quên rằng không xây dựng văn hóa cũng đồng nghĩa với việc trở thành một công ty “không có văn hóa”.

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn samsung năm 2024

Một lãnh đạo không có ý thức xây dựng tính chính trực sẽ trở thành một lãnh đạo không chính trực. Một lãnh đạo không có ý thức xây dựng tính khiêm cung trở thành 1 lãnh đạo kiêu căng, tự mãn.

Do đó để xây dựng nền văn hóa học hỏi, cầu thị, những người lãnh đạo, các cấp quản lý doanh nghiệp phải thực sự là tấm gương khiêm cung học hỏi và chấp nhận thay đổi. Ta không thể mong doanh nghiệp chuyển mình trong khi ta vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Khá nhiều cấp quản lý nói không đi đôi với làm thì làm sao có thể xây dựng được văn hóa đồng cảm để cùng đồng cam cộng khổ thay đổi.

Trang bị tư duy hệ thống và tầm nhìn xa

Việc này không khó nhưng những toan tính ngắn hạn khiến doanh nghiệp không thể phát triển bền vững để đi xa. Thậm chí có rất nhiều cấp quản lý còn không quan tâm hoặc không biết đến chiến lược. Họ cho rằng chiến lược là “xa xỉ phẩm”, có cho đẹp mà không có cũng chẳng sao, mọi thứ sẽ tự tiến triển theo thời gian mà không cần hoạch định.

Nếu Samsung không định hướng chiến lược thiết kế thì làm sao họ có thể xây dựng được 1 đội ngũ thiết kế hùng hậu, làm sao để có thể thuyết phục tất cả mọi nhân viên đi cùng một hướng, làm sao họ có thể có được vị thế như ngày nay trong khi rất nhiều đối thủ hùng mạnh rời cuộc chơi?

\>>>Đọc thêm: Nguyên tắc phê bình xây dựng

Tóm lại cú chuyển mình của Samsung giúp cho chúng ta một lần nữa khẳng định rằng chất lượng của nguồn nhân lực là mấu chốt của thành công chứ không phải công nghệ hay vốn. Nhưng suy cho cùng chất lượng và thái độ của các nhà quản lý doanh nghiệp mới quyết định chất lượng của nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình.

Sài Gòn, 3/10/2015

Mr Coach

Lâm Bình Bảo

vanhoadoanhnghiep

Là chuyên gia huấn luyện, đào tạo doanh nghiệp với hơn 25 kinh nghiệm làm việc và quản trị tại các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam như ABB, Tetrapak, Mettler Toledo, ProMinent.