Văn nói khác văn viết như thế nào năm 2024

Ngữ pháp và từ vựng là những công cụ chính để vận hành ngôn ngữ một cách chính xác và có hệ thống. Theo Pradeep Kumar Debata, ngữ pháp là nghiên cứu về từ ngữ và là một luật lệ giúp con người nhóm các từ để tạo thành những câu có nghĩa, đồng thời từ cũng là đơn vị cấu tạo nên câu.

Do đó, dù trong bất kì ngôn ngữ nào, con người luôn có ý thức về ngữ pháp, từ vựng và tuân thủ những quy tắc cố định đó. Tuy nhiên, các đặc trưng về quy tắc của ngữ pháp và từ vựng này có một sự khác nhau nhất định trong văn nói và văn viết – hai hình thức biểu đạt của ngôn ngữ phổ biến nhất mà con người sử dụng. Bài viết này sẽ làm rõ một số sự khác biệt cơ bản từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về thay đổi này.

Vai trò của từ vựng và ngữ pháp trong văn nói và văn viết

Từ vựng là “kim chỉ nam” của ngôn ngữ: Theo nhà ngôn ngữ D.A.Wilkins: “Without grammar, very little can be conveyed, without vocabulary, nothing can be conveyed” (Nếu không có ngữ pháp, ngôn ngữ chỉ được truyền đạt rất ít, nếu không có từ vựng, không có gì được truyền đạt cả). Do vậy, ngôn ngữ chỉ được hình thành khi có sự xuất hiện của từ vựng – đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên nó.

Ngữ pháp giúp ngôn ngữ vận hành theo quy tắc và trình tự: ngữ pháp là công cụ cấu tạo nên câu – một trong số những đơn vị của ngôn ngữ và đồng thời cũng là công cụ giúp người học sắp xếp những từ ngữ họ đã học được theo một quy tắc nhất định. Khi tất cả những người sử dụng đều tuân theo luật lệ đó, ngôn ngữ đã được vận hành một cách thống nhất và hiệu quả.

Ngữ pháp và từ vựng giúp người nói và người viết biểu lộ ý kiến của mình chính xác và hiệu quả hơn: nếu như việc vận dụng linh hoạt từ ngữ có tác dụng trong việc diễn tả chính xác sắc thái của câu nói, sự áp dụng những cấu trúc ngữ pháp của từ vựng cũng góp phần giúp ý tưởng của người nói được truyền tải cụ thể và có chiều sâu hơn. Tùy vào sự thay đổi khác nhau trong cách dùng ngữ pháp mà ý tưởng được đưa ra và được hiểu là khác nhau.

Ví dụ: Câu nói “I’m in love with him” và “I was in love with him” đều hướng đến cùng một đối tượng mang nghĩa bộc lộ tình yêu. Tuy nhiên, nếu câu đầu tiên: “Tôi đang yêu anh ấy” diễn tả một mối quan hệ đang diễn ra hiện tại thì câu thứ hai: “Tôi đã từng yêu anh ấy” chỉ ra tình yêu đã bắt đầu và kết thúc trong quá khứ, không còn đọng lại ở hiện tại thời điểm nói.

Sự khác biệt cơ bản về từ vựng và ngữ pháp giữa văn nói và văn viết

Sự xuất hiện của fillers (các phụ từ)

Điểm khác biệt ngữ pháp cơ bản đầu tiên là sự xuất hiện của những từ phụ – có thể là một từ, cụm từ hoặc những âm thanh rõ ràng vô nghĩa đánh dấu sự do dự hoặc tạm dừng trong khi nói: Ers,/Erm/I guess/You know/I mean (Ừm/Tôi đoán là…/Bạn biết đấy…/Ý tôi là…). Các từ trên tuy không có ý nghĩa bổ trợ cho câu, tuy nhiên người nghe và người nói đều có thể ngầm hiểu với nhay rằng: “Để tôi nói tiếp. Tôi chưa nói hết và cần thời gian sắp xếp lại câu nói của mình…”.

Trong nghiên cứu “Rule, pattern and words” (Các luật lệ, cách thức và từ ngữ), ngôn ngữ nói được tao ra trong thời gian thực ngắn – khác với ngôn ngữ viết nơi mà tác giả luôn có thời gian chau chuốt câu từ trước khi hoàn thành. Con người – dù là người bản xứ – vẫn luôn cần phải có thời gian nghĩ ra ý tưởng và sắp xếp ý tưởng thành lời nói hoàn chỉnh. Đồng thời, họ cũng phải “sản xuất” ngôn ngữ để đạt hiệu quả giao tiếp theo lượt. Do đó ngôn ngữ được tạo ra sẽ có phần hơi “bừa bộn” (tidy) tuy nhiên so với những người học ngoại ngữ thì người bản ngữ có thể đảm bảo được tính giản dị và tự nhiên tốt hơn.

Trái lại, văn viết là một sản phẩm hoàn chỉnh sau khi đã có thể sắp xếp bố cục và ý tưởng trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, nếu như thông tin giữa người nói và người nghe được trao đổi đồng thời trong thời điểm nói, thời gian viết và đọc đều không cùng lúc. Do đó sự chỉn chu và hoàn thiện là một đặc điểm khác biệt của văn viết.

Ví dụ, sự khác nhau về ngữ pháp được thể hiện rõ ràng trong câu trả lời cho câu hỏi “What do you like to do in your free time?” (Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?) như sau:

Trong một buổi nói chuyện

Trong một bức thư gửi đến bạn bè

Hmm… let me see… that’s a lot but most of the time I like reading books. You know, the best way to relax after work.

Recently, I’m quite into reading books. I love books a lot and reading is one of the most effective ways for me to relax after work. If you are interested too, I will recommend some books that may suit your taste

Hừm… để tôi xem nào… có nhiều thói quen tôi muốn làm lắm nhưng hầu hết thời gian rảnh tôi đọc sách thôi. Bạn biết đấy, đó là cách tốt nhất để giảm căng thẳng sau khi làm việc ý mà.

Gần đây tôi khá thích đọc sách. Tôi thích sách lắm và đọc sách là một trong số những cách hiệu quả nhất để tôi nghỉ ngơi sau giờ làm. Nếu bạn cũng quan tâm, tôi có thể gợi ý một vài cuốn sách phù hợp với gu đọc của bạn.

Sự xuất hiện của vague language (ngôn ngữ không cụ thể)

Sự khác biệt giữa thời điểm truyền đạt ngôn ngữ giữa văn nói và văn viết là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của vague language (ngôn ngữ không cụ thể). Khi người nói không có đủ thời gian tìm từ hoặc cụm từ họ dùng để diễn tả chính xác cảm xúc, họ thường bật ra những cụm như: “or something like this”, “sort of…”, “like…”. Những cụm từ này thường được cả người nói và người nghe chấp nhận và ngầm hiểu. Khi việc này trở nên phổ biến hơn, ngôn ngữ không cụ thể đã trở thành một đặc điểm tự nhiên và quen thuộc của ngôn ngữ nói.

Trong khi đó, ngôn ngữ viết thường sử dụng từ ngữ với sắc thái cụ thể để diễn tả sự vật sự việc chính xác nhất, giúp người đọc có thể tự hình dung trong tâm trí hình ảnh xác thực và sinh động nhất.

Ví dụ,

Văn nói

Văn viết

I don’t particularly like heights. Erm. Heights, er, at the top of a mountain, or a hill, where it’s possible to fall. Erm, the top of something, like a lighthouse or something, I don’t mind, because there’s a barrier around you.

I don’t particularly like heights. For example, standing at the top of a mountain, or a hill and even the top of a lighthouse, where it is possible to fall. But I don’t mind because there is a barrier around you.

Tôi không thích độ cao. Uhm, độ cao như đứng trên đỉnh núi, ngọn đồi hoặc là, ừm, những nơi nào có thể bị ngã. Ừm, như là đỉnh của thứ gì đó tựa như hải đăng hay cái gì đó chẳng hạn. Tôi không bận tâm vì có hàng rào xung quanh.

Tôi không đặc biệt thích độ cao. Ví dụ như đứng trên đỉnh núi, ngọn đồi hay ngọn hải đăng, những nơi mà có thể bị ngã. Tuy nhiên tôi không bận tâm bởi vì có hàng rào bảo vệ xung quanh.

Câu khuyết thành phần

Xét các ví dụ sau:

Văn nói

Văn viết

The movie yesterday was so awesome. The music, the cinematography, the casts. Absolutely frightening.

(Bộ phim hôm qua thật tuyệt vời. Âm nhạc, hiệu ứng điện ảnh, dàn diễn viên. Hoàn toàn choáng ngợp).

Yesterday I went to see a film at the theater. The music, the cinematography and the casts did very well. That was absolutely frightening.

(Hôm qua tôi đi xem bộ phim tại rạp. Âm nhạc, hiệu ứng điện ảnh của phim và dàn diễn viên đã làm rất tốt. Bộ phim thật ấn tượng).

Whose bag is this?

Mine

(Đây là cặp của ai thế? – Của tôi)

This bag belongs to me. I bought it two years ago during my trip to Hanoi.

(Chiếc cặp này thuộc về tôi. Tôi mua 2 năm trước trong chuyến đi đến Hà Nội)

How can I open it?

Push it harder

(Tôi mở thứ này thế nào đây? Đẩy mạnh lên)

You can open it by pushing it harder.

(Bạn có thể mở thứ này bằng cách nhấn mạnh vào nó)

Cụm từ “absolutely frightening”, “mine” và “push it harder” nếu xét theo cấu trúc hoàn toàn không thể trở thành một câu do không có đủ các thành phần cơ bản cấu thành: chủ ngữ, động từ chính hoặc cả hai thành phần trên. Đây cũng là dạng rút gọn của câu “That was absolutely frightening”, “This bag belongs to me”, và “You can open it by pushing it harder” sử dụng trong văn viết. Trong văn nói, người nói thường xuyên có thể lược bỏ những thành phần câu có thể được ngầm hiểu khi giao tiếp với nhau để tăng hiệu quả truyền đạt một cách nhanh và chính xác hơn. Trái lại, văn viết yêu cầu một bối cảnh cụ thể để giải thích cho người đọc, do đó câu từ cũng sẽ được viết đầy đủ thay vì lược bỏ những thành phần quan trọng.

Xem thêm: Cách tăng tính tự nhiên trong giao tiếp tiếng Anh – Phần 1

Tổng kết

Văn nói và văn viết là một trong số những hình thức biểu đạt hiệu quả nhất của ngôn ngữ giúp con người giao tiếp và trao đổi thông tin. Ngữ pháp và từ vựng lại là những công cụ giúp ngôn ngữ vận hành một cách đúng hướng, thống nhất và có quy luật. Tuy nhiên, do sự khác biệt về đặc điểm và thời gian trao đổi thông tin giữa hai đối tượng mà ngữ pháp và từ vựng trong văn nói và văn viết có sự thay đổi xác định và linh hoạt khác nhau. Vì vậy việc hiểu và vận dụng ngữ pháp, từ vựng theo hai hình thức này là cần thiết giúp người đọc có thể thay đổi phong cách giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh.