Ví dụ tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Phát triển bản thân mình ngày càng hoàn thiện và ưu tú hơn là điều mà mỗi người chúng ta đều hướng đến. Tuy nhiên khái niệm phát triển là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này thông qua bài viết Ví dụ tính đa dạng, phong phú của sự phát triển.

Sự phát triển là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm sự phát triển là gì, ta cần hiểu về khái niệm phát triển. Trong phép biện chứng duy vật, phát triển được hiểu là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu).

Quá trình phát triển có thể diễn ra từ từ hoặc diễn ra nhanh chóng (hay còn gọi là nhảy vọt) để sinh ra những sự vật, hiện tượng mới thay thế cho những sự vật, hiện tượng cũ.

Nguồn gốc của sự phát triển

Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu).

Theo chủ nghĩa Mác – Lenin thì nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ “Mâu thuẫn”.

Như đã trình bày ở trên, quá trình để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng, mà Mâu thuẫn là nguồn gốc cúa sự vận động.

Từ xưa đến nay, Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Đến một thời điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn mới sẽ được hình thành, những sự vật và hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay thế bằng những sự vất, hiện tượng mới.

Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội.

Ví dụ tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Tính chất của sự phát triển

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì sự phát triển gồm 4 tính chất sau đây:

+ Sự phát triển mang tính khách quan;

+ Sự phát triển mang tính phổ biến;

+ Sự phát triển có tính đa dạng và phong phú;

+ Sự phát triển có tính kế thừa.

Ví dụ tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Quan điểm về sự phát triển

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau:

+ Khi xem xét bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, cần đặt chúng vào sự vận động, phát triển và sự chuyển hóa, biên đổi của chúng. Sự vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng diễn ra rất đa dạng phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, trong đó thì phát triển vẫn được coi là xu hướng phát triển chính để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

+ Sự vận động của sự vật, hiện trưởng trong thế giới khách quan để hình thành sự phát triển là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

+ Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo hướng đi lên mà có thể còn phát triển theo hướng thụt lùi.  Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến.

+ Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.

Sự khác nhau giữa phát triển và tăng trưởng

Trên thực tế nhiều người vẫn cho rằng hai khái niệm tăng trưởng và phát triển hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên hai khái niệm lại không hề này giống nhau.

Khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật.

Như vậy, điểm khác biệt giữa phát triển và tăng trưởng là phát triển dùng để chỉ  quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất của sự vật, còn sự tăng trưởng là chỉ sự quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, mà không phản ánh quá trình biến đổi về chất.

Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trưởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.

Ví dụ về sự phát triển như:

+ Sự phát triển của các giống loài từ bậc thấp lên đến bậc cao;

+ Sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ chức xã hội Thị tộc, bộ lạc so khai đến những tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức xã hội là Bộ tộc, dân tộc.

+ Quá trình phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều loại công nghệ hiện đại ra đời thay thế cho những công nghệ đã dần lạc hậu.

+ Qúa trình phát triển của một con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, con người ngày càng hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển mạnh mẽ về mặt tư duy nhận thức của mình.

Ví dụ tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

 Mọi sự phát triển đều có những tính chất chung nào? Cho ví dụ.

Mọi quá trình phát triển đều có ba tính chất chung là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

– Tính khách quan của sự phát triển

Mọi quá trình phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều là những quá trình diễn ra theo tính tất yếu quy luật của nó: những quá trình biến đổi dần về lượng tất yếu dẫn đến những quá trình biến đổi về chất, quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong bản thân sự vật, hiện tượng…

Ví dụ, quá trình phát sinh một giống loài mới hoàn toàn diễn ra một cách khách quan theo quy luật tiến hoá của giới tự nhiên. Con người muốn sáng tạo một giống loài mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó.

– Tính phổ biến của sự phát triển

Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển không phải là đặc tính riêng có của một lĩnh vực nào đó của thế giới, mà trái lại nó là khuynh hướng vận động được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Tính phổ biến của sự phát triển còn thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng đều có thể bao hàm trong nó khả năng của sự phát triển, phát sinh từ chính sự vận động của nó và chịu sự chi phối của nhiều khuynh hướng phát triển khác.

Ví dụ, trong giới tự nhiên: đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ đến hữu cơ; từ vật chât chưa có năng lực sự sống đến sự phát sinh các cơ thể sống và tiến hoá dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn – sự tiến hoá của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới đến mức có thể làm phát sinh loài người với các hình thức tổ chức xã hội từ đơn giản đến trình độ tổ chức cao hơn; cùng với quá trình đó cũng là quá trình không ngừng phát triển nhận thức của con người từ thấp đến cao…

– Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: các lĩnh vực khác nhau, sự vật khác nhau, điều kiện khác nhau,… thì cũng có sự khác nhau ít hay nhiều về tính chất, con đường, mô thức, phương thức… của sự phát triển.

Ví dụ, không thể đồng nhất tính chất, phương thức phát triển của giới tự nhiên với sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển của giới tự nhiên thuần tuý tuân theo tính tự phát, còn sự phát triển của xã hội loài người lại có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức.

 

Ví dụ tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về sự phát triển. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!