Ví dụ về cơ sở dữ liệu quan hệ Tin học 12

Hãy phân biệt CSDL với hệ quản trị CSDL?

Đề bài

Hãy phân biệt cơ sở dữ liệu với hệ quản trị ơ sở dữ liệu ? 

Lời giải chi tiết

Cơ sở dữ liệu : là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ đề đáp ứng nhu cầ khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ: bảng “ Hồ sơ học sinh” là cơ sở dữ liệu được lưu dưới dạng bảng biểu.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu : Là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.

Ví dụ: Muốn biết những học sinh có “ điểm trung bình” các môn lớn hơn 8.0, ta phải dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tìm kiếm trên bảng “ Hồ sơ học sinh”.

Vậy cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu liên quan đến nhau, còn hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm.

Loigiaihay.com

§10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆI. MỤC TIÊU1. Kiến thức- Học sinh biết khái niệm mô hình dữ liệu.- Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bảncủa mô hình này.- Biết khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ, khóa, khóa chính và liên kếtgiữa các bảng.2. Kĩ năng- Xác định được các bảng và khóa liên kết giữa các bảng của bàitoán quản lí đơn giản.- Liên hệ được với các thao tác cụ thể đã được học ở chương II.II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH- Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ.- Sách giáo khoa.- Các hình ảnh tương tự hình 69-74 (sách giáo khoa, trang 82-85)III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC1. Tìm hiểu khái niệm mô hình dữ liệu.a. Mục tiêu:- Học sinh biết khái niệm mô hình dữ liệu.b. Nội dung:- Mô hình dữ liệu là một tập khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữliệu, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một cơ sở dữ liệu.c. Các bước tiến hành:- Giáo viên: Nêu câu hỏi thăm dò kiến thức học sinh: Sau khi được học kháiniệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access, em hãy chobiết khi xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu, người ta thường quan tâm đếnnhững vấn đề gì?- Học sinh: Người ta thường quan tâm đến cấu trúc dữ liệu và các thao táctrên dữ liệu đó.- Giáo viên: Nêu vấn đề: Khi xây dựng một cơ sở dữ liệu, người ta thườngquan tâm đến dữ liệu nào cần được lưu trữ, dữ liệu được tổ chức như thếnào? có những phép toán nào, những thao tác nào trên các dữ liệu đó? giữacác dữ liệu có ràng buộc như thế nào?- Giáo viên: Để cho dễ hiểu người ta thường sử dụng các khái niệm để mô tảcác yếu tố đó. Tập hợp các khái niệm này được gọi là mô hình dữ liệu.- Giáo viên: Như vậy, em hãy cho biết mô hình dữ liệu là gì?- Học sinh: Là tập các khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thaotác dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của một cơ sở dữ liệu.- Giáo viên: Diễn giải: Có nhiều loại mô hình dữ liệu khác nhau như môhình phân cấp, mô hình quan hệ, mô hình hướng đối tượng... nhưng tronggiới hạn chương trình ta chỉ đề cập đến mô hình dữ liệu quan hệ, vì cho đếnnay đó là mô hình phổ biến nhất trong thực tế xây dựng cơ sở dữ liệu.2. Tìm hiểu mô hình dữ liệu quan hệ.a. Mục tiêu:Học sinh biết khái niệm về mô hình dữ liệu quan hệ.b. Nội dung:- Mô hình dữ liệu quan hệ là một mô hình được sử dụng phổ biếntrong thực tế xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu.- Trong mô hình dữ liệu quan hệ:+ Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện trong các bảng, mỗi bảngthể hiện thông tin về một chủ thể, mỗi bảng gồm các hàng và các cột. Cáccột biểu thị các thuộc tính của chủ thể, mỗi hàng biểu thị một cá thể của chủthể, gồm một bộ các giá trị tương ứng với các cột.+ Về mặt thao tác trên dữ liệu: Có các thao tác cập nhật dữ liệu vàkhai thác dữ liệu như: thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng, sắp xếp,tìm kiếm và lọc.+ Về mặt các ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong các bảng phải thỏamãn một số ràng buộc. Chẳng hạn: Trong bảng không có hai bộ giống nhau.Với sự xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính ở các bảng, mối liên kết giữacác bảng được xác lập. Mối liên kết này thể hiện mối quan hệ giữa các chủthể được cơ sở dữ liệu phản ánh.2c. Các bước tiến hành:HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- Yêu cầu học sinh tham khảo sáchgiáo khoa và chỉ ra những điểm tươngtự về cấu trúc dữ liệu, các thao tác trêndữ liệu trong mô hình dữ liệu quan hệvới Access.- Giới thiệu ba đặc trưng của mô hìnhdữ liệu quan hệ như được trình bày ởphần nội dung.- Kể tên một số mô hình như mô hìnhhướng đối tượng, mô hình phân cấp,không giới thiệu về các mô hình đó.HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH- Quan hệ ↔ Bảng.- Thuộc tính ↔ Cột.- Bản ghi ↔ Hàng.- Thêm, xóa, sửa ↔ cập nhật.- Hỏi: có những mô hình nào nữangoài mô hình quan hệ?3. Tìm hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ.a. Mục tiêu:Học sinh nắm được khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ.b. Nội dung:- Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ gọilà cơ sở dữ liệu quan hệ.- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác cơsở dữ liệu quan hệ gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.- Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, bảng được gọi là quan hệ, cột đượcgọi là thuộc tính, hàng được gọi là bộ (bản ghi), kiểu dữ liệu được gọi làmiền dữ liệu.- Một quan hệ trong cơ sở dữ liệu quan hệ có các đặc trưng chínhsau:+ Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác.+ Các bộ là phân biệt và thứ tự của các bộ là không quan trọng.+ Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự của các thuộc tính làkhông quan trọng.+ Quan hệ không có thuộc tính là đa trị hay phức hợp.3c. Các bước tiến hành:HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH- Giới thiệu khái niệm về cơ sở dữ liệuquan hệ; khái niệm hệ quản trị cơ sởdữ liệu quan hệ.- Hỏi: Em biết những hệ quản trị cơ sởdữ liệu quan hệ nào?- Yêu cầu học sinh tham khảo sáchgiáo khoa, cho biết các đặc trưng chínhcủa một quan hệ.- Chú ý theo dõi và ghi nhớ kháiniệm.- Giới thiệu ba ví dụ để học sinh phânbiệt.số thẻTV-02TV-04TV-01ms sáchTO-012TN-102TN-103TN-101ngày mượn02/02/9003/02/9003/03/9004/03/90ngày trả05/02/9008/02/9009/03/9006/03/90............số thẻTV-02TV-04TV-01ms sáchTO-012TN-103TN-101ngày mượn02/02/9003/03/9004/03/90ngày trả05/02/9009/03/9006/03/90............số thẻms sáchTV-02TV-04TV-01TO-012TN-103TN-101Ngày mượn-trảngày mượn ngày trả02/02/9005/02/9003/03/9009/03/9004/03/9006/03/90............- MS Access, Foxpro.- Mỗi quan hệ có một tên phânbiệt.- Các bộ là phân biệt và khôngkể thứ tự.- Mỗi thuộc tính là phân biệt vàkhông kể thứ tự.- Không có thuộc tính ghép, mỗithuộc tính của một bộ chỉ có mộtgiá trị.- Không phải một quan hệ, vìthuộc tính thứ hai của bộ thứnhất có 2 giá trị.- Đúng là một quan hệ.- Không phải là một quan hệ, vìcó thuộc tính ghép.- Cách khắc phục để các bảng trênđúng là một quan hệ.4- Tách các thuộc tính ghép thànhnhiều thuộc tính đơn, tách các bộđa trị thành đơn trị.4. Tìm hiểu khái niệm khóa và liên kết giữa các bảng trong cơ sở dữ liệuquan hệ.a. Mục tiêu:- Học sinh nắm được khái niệm khóa, khóa chính trong cơ sở dữ liệuquan hệ.- Bước đầu xác định được khóa và liên kết giữa các bảng của một bàitoán đơn giản.b. Nội dung:- Khóa (key) của một bảng là một tập thuộc tính vừa đủ để phân biệtđược các bộ trong bảng (nghĩa là không thể bỏ bớt đi bất kì một thuộc tínhnào mà có thể phân biệt được các bộ)- Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảngngười ta thường chọn một khóa làm khóa chính (Primary key).- Trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, khi nhập dữ liệu chomột bảng, giá trị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống.- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ kiểm soát điều đó và đảm bảosự nhất quán dữ liệu, tránh trường hợp thông tin về một cá thể xuất hiệnnhiều hơn một lần sau những cập nhật dữ liệu. Ràng buộc như vậy về dữliệu được gọi là ràng buộc toàn vẹn thực thể.c. Các bước tiến hành:- Giáo viên: Diễn giải: Trong một bảng của một cơ sở dữ liệu quan hệ,không thể có hai hàng nào tương ứng bằng nhau trên tất cả các thuộc tính.Ta nói rằng, tập tất cả các thuộc tính trong bảng phân biệt được các cá thể.Tuy nhiên, thông thường chỉ cần một tập con các thuộc tính trong bảng cũngcó thể phân biệt được các cá thể.- Học sinh: Theo dõi dẫn dắt của giáo viên.- Giáo viên: Giới thiệu hình vẽ 72 (trang 85, sách giáo khoa) và giải thíchthuộc tính Số thẻ dùng để phân biệt các học sinh.- Giới thiệu tiếp hình vẽ 73 (trang 85, sách giáo khoa) và giải thích với haithuộc tính Số thẻ và Mã số sách cũng chưa đủ để phân biệt các lần mượnsách, vì một học sinh có thể mượn đi mượn lại cùng một cuốn sách.- Học sinh: Quan sát bảng và theo dõi giải thích của giáo viên để nhận biết.5- Giáo viên: Nếu thêm một quy định: trong một ngày, một học sinh khôngđược mượn một cuốn sách quá một lần, thì những thuộc tính nào phân biệtđược các lần mượn.- Học sinh: Số thẻ, Mã số sách và Ngày mượn.- Giáo viên: Ta thường quan tâm đến một tập ít thuộc tính nhất mà đủ đểphân biệt được các hàng trong bảng. Tập các thuộc tính đó gọi là khóa.- Giáo viên: Yêu cầu học sinh cho biết khái niệm khóa.- Học sinh: Là một tập ít nhất các thuộc tính của bảng để có thể phân biệtđược các hàng trong bảng.- Giáo viên: Giới thiệu một bảng có hai khóa. Yêu cầu học sinh chỉ ra haikhóa đó.- Giáo viên: Diễn giải: Một bảng có thể có nhiều khóa, khi đó, người tathường chọn một khóa nào đó làm khóa chính (Primary key).- Giáo viên: Diễn giải: Trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, khinhập dữ liệu cho một bảng, dữ liệu tại các cột khóa chính không được đểtrống. Trong mô hình quan hệ, ràng buộc như vậy gọi là ràng buộc toàn vẹnthực thể.- Giáo viên: Trong một bảng có nhiều khóa, số thuộc tính của các khóa cóbằng nhau không? Lấy ví dụ minh họa?- Học sinh: Có thể khác nhau.- Giáo viên: Lưu ý cho học sinh: Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộctính nhất.- Giáo viên: Giới thiệu hình 71 (trang 84, sách giáo khoa) và giải thích giúphọc sinh biết được các liên kết và ý nghĩa của các liên kết đó; biết đượcbảng chính và bảng tham chiếu trong liên kết.- Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm một số ví dụ trong chương II, xác địnhkhóa và giải thích các mối liên kết.5. Củng cố kiến thức- Giáo viên: Hãy kể tên hai mô hình dữ liệu.- Học sinh: Mô hình logic và mô hình vật lý.- Giáo viên: Hệ thống lại các khái niệm: Mô hình dữ liệu quan hệ; cơ sở dữliệu quan hệ; hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ; khóa, khóa chính; liên kếtgiữa các bảng.6. Hướng dẫn học ở nhà6- Giáo viên yêu cầu:+ Xem lại nội dung bài học, nắm các khái niệm+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, sách giáo khoa, trang 87.- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung cho bài tập thực hành số10: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ.+ Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành: Biết chọn khóa cho cácbảng dữ liệu trong một bài toán quen thuộc, biết khái niệm liên kết giữa cácbảng, biết cách xác lập các liên kết giữa các bảng thông qua khóa để có thểtìm được thông tin liên quan đến một cá thể được quản lý.+ Đọc nội dung của các bài tập 1 và bài tập 2 trang 79.78