Ví dụ về hệ thống mở và tự điều chỉnh Sinh học 10

        1. Khái niệm

        Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:

        Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.


 

        Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

        Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

    2. Tế bào

    Là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.

    Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ 1 hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào [học thuyết TB]

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG

    1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

    Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

    Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội hơn.


 

    2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

    Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường → sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

    Mọi cấp độ tổ chức từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống → hệ thống cân bằng và phát triển.

    3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

    Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.

Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau → thế giới sống đa dạng và phong phú.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU SGK

Câu 1 trang 9 SGK Sinh học 10: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.

    Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.

Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào →cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.


Câu 2 trang 9 SGK Sinh học 10: Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

    Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.

    Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...

Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.


Câu 3 trang 9 SGK Sinh học 10: Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

    Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

    Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

    Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. VD: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.


   Câu 4 trang 9 SGK Sinh học 10: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì

    a] Chúng sống trong những môi trường giống nhau.


    b] Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

    c] Chúng đều có chung một tổ tiên.

    d] Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

Xem thêm: Trắc Nghiệm Sinh Học 10

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi Hệ thống mở là gì? Cho ví dụ .... Sinh học lớp 10 góp phần giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Câu hỏi: Hệ thống mở là gì? Cho ví dụ.

Quảng cáo

Trả lời:

- Hệ thống mở có nghĩa cơ thể sinh vật luôn không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nên chúng không những chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Ví dụ: Cá voi ăn sinh vật phù du, động vật nhuyễn thể và giáp xác nhỏ nhưng chất thải mà nó thải ra cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp những loài sinh vật là thức ăn này phát triển, góp phần to lớn vào việ duy trì hệ sinh thái biển.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Sinh học lớp 10 chọn lọc có trả lời chi tiết hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

+ Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

+ Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

+ Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề