Ví dụ về tình khái quát của tình cảm

Tình cảm là gì? So sánh tình cảm và nhận thức. Cho ví dụ minh họa


Tìnhcảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người. Ví dụ: tình cảmgia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm thầy cô, tình yêu

  • Một người mẹ có thể làm tất cả những gì có thể để chăm sóc con, nuôi con khôn lớn, sắn sàng hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ con của mình.

Nhận thức là quá trình phản ánh năng độngvà sáng tạo hiện thực khách quanvào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mà còn phản ánh cả hiện thực xung quanh mình, không chỉ “ cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong, các mối quan hệ mang tính qui luật chi phối sự vận động, phát triển các sự vật hiện tượng , không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt độngnày bao gồm nhiều quá trình khác nhau , thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quanvà mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan . Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai mức độ:

  • Nhận thức cảm tính: phản ánh thuộc tính bên ngoài[ cảm giác và tri giác]. Ví dụ : khi nhìn thấy một chiếc máy tính xách tay thì nhận thức cảm tính cho chúng ta thấy được màu sắc, kích thước , nhãn hiệu của chiếc máy tính
  • Nhận thức lí tính: phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật. Ví dụ: khi nhìn thấy chiếc máy tính xách tay, bằng nhận thức lí tính ta biết được chất lượng của chiếc máy tính


  1. Đối với hoạt động nhận thức:

Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chânlí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, chỉ đạo tình cảm, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất trong một con người. Ví dụ: cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đặc biệt là Bác Hồ, chính vì lòng yêu nước là động lực mạnh mẽ thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước , giải phóng dân tộc ta.

Tình cảm chiếm vị trí dặc biệt quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi của con người. Tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động ; đồng thời tình cảm thúc đẩy con người hoạt động hoạt động , giúp con người vượt qua nhũng khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Ví dụ: sinh viên có niềm say mê trong học tập, trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học thì sẽ có một tư tưởng học tập đúng đắn , luôn học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới. Giáo viên có niềm say mê trong công tác giảng dạy thì luôn tìm tòi sáng tạo ra những phương phương pháp dạy tốt, làm cho học sinh hiểu bài tốt hơn. Hay Edixơn chính vì niềm đam mê phát minh mà ôngđã trải qua hơn 2000 lần thử nghiệm để phát minh ra cái bóng đèn.

Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống con người , con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. Khi con người bị đói tình cảm thì đời sống con người bị rơi vào tình trạng rối loạn và con người không thể phát triển bình thường về mặt tâm lí. Ví dụ: có những con người khi sinh ra và lớn lên bị lạc vào rừng, bị thú vật rừng nuôi dưỡng, khi đưa về cuộc sống loài người thì họ không thể thích nghi được, thậm chí họ sẽ bị chết.

  1. Đối với công tác giáo dục con người.
Xúc cảm, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng vừa là điều kiện, vừa là phương tiện giáo dục , đồng thời cũng là nội dung và mục đích của giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu tuổi trẻ, thiếu lòng yêu nghề, yêu học sinh thì người thầy giáo khó trở thành người thầy tốt.
Ví dụ: những đứa trẻ trong thời kì phát triển mà thiếu sự chăm sóc, giúp đỡ của cha mẹ, thày cô, bạ bè thị rất dễ bị trầm cảm và cũng rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
  1. So sánh tình cảm và nhận thức


  • Đều phản ánh hiện thực khách quan: nghĩa là nó chỉ phản ánh khi có hiện thực khách quan tác động vào mới có tình cảm và nhận thức.
  • Đều mang tính chủ thể: nghĩa là tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người: cùng một vấn đề nhưng đặc vào mỗi người khác nhau thì có những nhận thức và bộc lộ tình cảm khác nhau. Cùng một vấn đề nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau thì cũng có những nhận thức và bộc lộ nhũng tình cảm khác nhau.
  • Đều mang bản chất xã hội: ví dụ trong thời kì phong kiến qui định cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, cấm đoán đôi lứa yêu nhau. Vì vậy mọi người đều nhận thức như vậy và tuân theo, những đôi lứa yêu nhau được cho là sai và bị mọi người kì thị, cấm đoán.


View attachment 9608
  1. Mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức.

  • Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích con người tìm tòi đến với kết quả nhận thức.
  • Ngược lại, nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất với nhau.


  • Trong khi đề ra những con đường, những biện pháp xây dựng, giáo dục tình cảm đúng đắn cho học sinh cần chú trọng tới tâm lí của mỗi người.
  • Tránh sử dụng những biện pháp hình thành tri thức vào việc hình thành tình cảm: “ dạy khoa học tự nhiên ta có thể dùng định lí, dùng công thức. Nhưng xâydựng con người, không thể theo công thứcđược.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh trong việc hình thành nhân cách, tình cảm của bản thân mỗi người.

2. Đặc điểm tình cảm

Tình cảm với tư cách là một đặc trưng của tâm lý người, có những đặc điểm sau đây:

a. Tính nhận thức

Tình cảm được phát triển trên cơ sở những xúc cảm trong sự tác động qua lại với lí trí, trong mối quan hệ người - người. Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở việc nhận thức được đối tượng, nguyên nhân gây nên tình cảm cho mình. Yếu tố nhận thức rung động và phản ánh cảm xúc là ba yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Nhận thức được xem là "cái lí" của tình cảm. Nó làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định, "tính có đối tượng của tình cảm tìm thấy sự biểu hiện cho mình ở chỗ, chính các tình cảm được phân biệt tuỳ theo phạm vi đối tượng mà chúng có quan hệ tới".

b. Tính xã hội

Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và hình thành trong môi trường xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần. Bản chất của con người được hiểu như là "tổng hòa của các mối quan hệ xã hội". Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người cải tạo tự nhiên bằng lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với nhau như là một thành viên của một nhóm, một tập thể, một cộng đồng nhất định.

c. Tính ổn định

So với xúc cảm thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và với bản thân, chứ không phải là thái độ nhất thời có tính tình huống. Chính vì vậy tình cảm là một thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng nhất của tâm lý con người. Nó tiềm tàng trong con người và khi nào có điều kiện nó sẽ bộc lộ toàn bộ những tình cảm của họ. Ví dụ lòng yêu nước, tình bạn... Do tình cảm có tính ổn định nên nếu biết được những đặc điểm về tình cảm của một người nào đó ta có thể phán đoán được tình cảm của họ đối với mọi người xung quanh. d. Tính chân thật

Tình cảm phản ánh chính nội tâm thực của con người cho dù người ấy có cố tình che dấu bằng những "động tác giả" bên ngoài. [Chẳng hạn bảo không vui, nhưng thực ra vui nổ trời].

e. Tính "đối cực" [hay tính hai mặt]

Thường thì sự thỏa mãn nhu cầu của con người mâu thuẫn với nhau. Trong hoàn cảnh này thì những nhu cầu này được thỏa mãn, còn sự thỏa mãn các nhu cầu khác bị kiềm hãm. Tương ứng với điều đó các tình cảm của con người trở thành những tình cảm đối cực hay "hai mặt' nghĩa là, tính chất đối lập nhau: vui - buồn; yêu - ghét; sợ hãi - can đảm; dương tính -âm tính... thiếu sự rung động tương phản thì nó sẽ dẫn đến sự bão hòa và buồn tẻ, đơn điệu.

g. Tính khái quát

Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại. Tính khái quát của tình cảm biểu hiện ở chỗ, tình cảm là thái độ của con người đối với cả một loại [hay một phạm trù] các sự vật, hiện tượng chứ không phải với ừng sự vật hiện tượng như: lòng yêu nước, tình gia đình, tình bạn...

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Video liên quan

Chủ Đề