Vì sao đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng

Giải thích câu ca dao Việt Nam:

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”

Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Nhận định nào sau đây không đúng về hiện tượng địa lí trong câu tục ngữ sau

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối ”

A. Vào tháng Năm, ngày dài hơn đêm

B. Vào tháng Mười, đêm dài hơn ngày

C. Câu tục ngữ này sai ở Bán cầu Nam, Xích đạo, cực

D. Câu tục ngữ trên đề cập đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở

A. Bắc bán cầu

B. Nam bán cầu

C. Cả hai bán cầu

D. Khu vực nhiệt đới

Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

[Tục ngữ]

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

[Ca dao]

Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng , Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?

Những bài văn mẫu lớp 7

Tục ngữ được coi là "chiếc túi khôn" của nhân dân ta. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được tìm hiểu câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, hy vọng sẽ cung cấp đến học sinh một tài liệu hữu ích.

Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu đã phản ánh kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Trong đó phải kể đến câu:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Đầu tiên, câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời [mùa hè], nên thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Tiếp đến, vào khoảng tháng 10 âm lịch, khi bán cầu Bắc đi xa mặt trời [mùa đông], nên thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm.

Với câu tục ngữ này, chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên, thời điểm đổi mùa trong năm. Khi đó, chúng ta sẽ có sự sắp xếp để sinh hoạt và sản xuất sao cho phù hợp nhất.

Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 2

Tục ngữ được gọi là “túi khôn” của nhân dân ta. Một trong số những câu tục ngữ phản ánh được kinh nghiệm quý báu trong việc quan sát hiện tượng thiên nhiên là:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ thể hiện sự biến đổi của thời gian. Dựa trên kiến thức về khoa học, trái đất luôn chuyển động quanh Mặt trời. Còn trục trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Và hiện tượng tháng năm có “ngày dài đêm ngắn” hay tháng mười có “ngày ngắn đêm dài” cũng được lý giải dựa trên quy luật đó. Nước ta nằm ở bán cầu Bắc, vào tháng năm âm lịch sẽ nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời. Đây cũng là thời điểm của mùa hè. Vào mùa này thì ngày sẽ dài hơn, còn đêm sẽ ngắn hơn. Đến tháng mười âm lịch, nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Đây lại là thời điểm của mùa đông, nên có “ngày ngắn đêm dài”.

Cách nói ví von “chưa nằm đã tôi” và chưa cười đã sáng” nhằm muốn nhấn mạnh về sự dài ngắn của thời ngày - đêm. Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm vào tháng năm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Còn sự chuyển biến khoảng thời gian ban ngày vào tháng mười cũng trôi đi rất nhanh, khiến con người chưa kịp vui chơi đã thì trời đã tối.

Đồng thời, câu tục ngữ cũng cho khuyên nhủ con người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.

Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho chúng ta một bài học quý giá về việc quan sát hiện tượng tự nhiên. Từ đó, nó cũng gửi gắm con người nhiều bài học ý nghĩa.

Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 3

Ông cha ta đã có câu tục ngữ nhận xét đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ sử dụng vần lưng [“năm” với “nằm”, “mười” với “cười”], vừa có đối [“đêm” và “ngày”, “tháng năm” và “tháng mười”, “nằm” và “cười”, “sáng” và “tối”]. Cùng với đó là cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Như vậy, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Từ đó, chúng ta cần nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Như vậy, đây là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa.

Cập nhật: 12/01/2021

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối


I. Dàn ý giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối"

2. Thân bài

- Giới thiệu về câu tục ngữ: thuộc chủ đề nào- Giải thích các vế của câu tục ngữ

- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ

3. Kết bài

Khẳng định giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ
 

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều những câu tục ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa vô cùng hay và ý nghĩa. Một trong số đó là câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ thuộc đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất. Câu tục ngữ chính là sự quan sát của người nông dân xưa về các hiện tượng tự nhiên của trời đất để đúc rút ra câu tục ngữ này. Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn. Sự chênh lệch về thời gian ban đêm và ban ngày của tháng năm và tháng mười là rất khác nhau. Không chỉ căn cứ vào quan sát, thực tế thực nghiệm, ngay cả khi đối chiếu với những kiến thức khoa học, chúng ta cũng thấy tính đúng đắn của câu tục ngữ. Đó là dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời, lúc ấy là mùa hè, đấy là mùa sẽ nhận được nhiều ánh sáng và lúc này thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Điều này chính là cơ sở lí giải cho vế đầu của câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng". Còn khi vào khoảng tháng 10 âm lịch là khoảng thời gian bán cầu Bắc đi xa mặt trời nhất, khi ấy ánh sáng chiếu sẽ ít tới trái đất và đây chính là thời kì mùa đông của năm, tức là thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm. Điều này lí giải cho vế sau của câu "Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

Có thể thấy, dựa vào những hiện tượng tự nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng những nhận định của cha ông ta dựa trên những kinh nghiệm sẵn có. Thế nhưng khi đối chiếu, chứng thực với khoa học lại hoàn toàn đúng đắn và hợp lí. Điều này có thể cho thấy rằng từ xa xưa, khi chưa có nhiều những kiến thức khoa học lí giải thì ông cha ta đã có những cách đánh giá, nhận định vô cùng hợp lí. Chính những kinh nghiệm ấy đã đem lại cho những người nông dân, nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể hiểu rõ hơn được những quy luật của sự chuyển biến của thiên nhiên, trời đất cũng như của các mùa trong năm, thời gian ngày đêm để có những biện pháp trồng trọt chăn nuôi cho phù hợp, đem lại hiệu quả tăng gia tốt nhất.

Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ đúng đắn trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Đó cũng chính là những bài học cho con người trong kinh nghiệm về thời tiết, về thiên nhiên và sản xuất.

----------------------HẾT---------------------

Câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối đã tổng kết kinh nghiệm của ông cha ta về thời tiết. Bên cạnh đó để khám phá thêm ý nghĩa của những câu tục ngữ quen thuộc khác, các em không nên bỏ qua: Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm, Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp, Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ được sáng tạo trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm đời sống, sản xuất, một trong số đó có thể kể đến câu "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối". Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ này? Bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này.

Lời bài hát Rực rỡ tháng năm, Mỹ Tâm Dàn ý giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của Chào tháng 5, Status, câu nói hay tháng năm Cách trừ ngày, tháng, năm trong Excel Cách cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp

Video liên quan

Chủ Đề