Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Bạn có muốn thưởng thức sữa chua nếp cẩm tự mình chế biến ngay tại nhà? Món ăn bổ dưỡng này sẽ làm siêu lòng người thưởng thức chỉ sau 3 bước chế biến cực đơn giản. Cùng khám phá nào!

Nội dung chính
  • Tại sao lại gọi sữa chua nếp cẩm là món ăn bổ dưỡng?
  • Tự làm sữa chua nếp cẩm chỉ với 3 bước đơn giản
  • Nguyên liệu cần chuẩn bị
  • Các bước tiến hành
  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Bước 2: Chế biến
  • Bước 3: Trưng bày và thưởng thức
  • Sử dụng sữa chua nếp cẩm thế nào là đúng cách?
  • Bảo quản sữa chua nếp cẩm

Tại sao lại gọi sữa chua nếp cẩm là món ăn bổ dưỡng?

Nếp cẩm (hay còn gọi là bổ huyết mễ) có vị ngọt, tính ẩm cùng nhiều chất dinh dưỡng như lixin, protein, vitamin nhóm B, vitamin E, kali, sắt, Song song đó, sữa chua vốn được biết đến là một nhiên liệu hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm đẹp da và giữ dáng cho chị em.

Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm  món ngon giải nhiệt ngày hè (Ảnh minh họa)

Chính bởi vậy, chút beo béo, bùi bùi hòa quyện cùng vị chua chua thanh mát trong món sữa chua nếp cẩm sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp bạn giải nhiệt giữa những ngày hè nóng bức. Không chỉ thế, món ăn này còn mang tới những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Có thể kể đến như: bổ máu (đúng như tên gọi bổ huyết mễ của nếp cẩm); đẹp da; đẹp dáng; tốt cho tiêu hóa; phòng tránh các bệnh về tim mạch;.v.v.

Tự làm sữa chua nếp cẩm chỉ với 3 bước đơn giản

Nếu bạn là một tín đồ của sữa chua nếp cẩm và cũng mong muốn được tự tay làm nên món ăn bổ dưỡng này, công thức sau sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo nếp cẩm: khoảng 200-300g;
  • Sữa chua không đường: khoảng 200ml;
  • Đường: 100g;
  • 1 thìa cà phê muối;
  • Nước cốt dừa: 100ml;
  • 1 ít lá dứa;
  • 1 lít nước lọc.

Các bước tiến hành

Để làm sữa chua nếp cẩm, bạn cần nắm vừng 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp cẩm vo sạch rồi ngâm với nước có cho muối trong khoảng 2- 3 tiếng.
  • Lá dứa rửa sạch, cắt khúc.

Bước 2: Chế biến

  • Cho cả gạo và nước ngâm vào nồi, bắt lên bếp, đun nước nhỏ, bỏ lá dứa vào cho thơm.
  • Trong quá trình đun thì dùng đũa hoặc muôi khuấy đều và vớt bỏ bọt.
  • Khi nếp cẩm đặc sánh lại thì cho phần đường đã chuẩn bị vào, khuấy thật đều, sau khoảng 10 phút thì tắt bếp, để nguội. Chúng ta thu được chè nếp cẩm.
Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Chè nếp cẩm (Ảnh minh họa)

Bước 3: Trưng bày và thưởng thức

Cho một ít chè nếp cẩm vào ly hoặc chén. Rải lên mặt 1 lớp sữa chua. Sau đó thêm nước cốt dừa vào. Nếu muối ăn lạnh thì bạn có thể cho ít đá viên hoặc đá xay. Và bây giờ trộn đều và cùng thưởng thức ngay nào!

Một lưu ý nho nhỏ dành cho bạn là để món ăn thơm ngon và trông hấp dẫn hơn, nên đựng chúng trong ly thủy tinh. Thủy tinh trong suốt phản ánh chân thực màu nâu nâu của nếp quyện cùng sắc trắng của sữa trông sẽ rất tuyệt!

Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm trông hấp dẫn hơn khi đựng trong ly thủy tinh (Ảnh minh họa)

=> Xem thêm: Top 4 mẫu ly thủy tinh đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay

Sử dụng sữa chua nếp cẩm thế nào là đúng cách?

Để sữa chua nếp cẩm thật sự là món ăn bổ dưỡng và mang về nhiều lợi ích cho sức khỏe, dù là mua về hay tự làm tại nhà, bạn cũng cần sử dụng đúng cách. Thời điểm thích hợp để việc thưởng thức món này mang lại giá trị dinh dưỡng thiết thực là:

  • Sau bữa cơm tối: Đây được xem là thời điểm vàng. Bấy giờ, độ pH của dạ dày lúc này lớn hơn hoặc bằng 4,5. Việc ăn sữa chua nếp cẩm sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Sau bữa cơm trưa: Giữa trưa hè nóng bức được thưởng thức một ly sữa chua nếp cẩm mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn, phải không nào? Việc ăn món này sau bữa trưa không chỉ giúp giải nhiệt mà còn mang tới cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái để bắt đầu giờ làm việc chiều với những ý tưởng mới.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý:

  • Không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ khiến cơ thể bị thừa chất, khó hấp thụ và tác dụng ngược. Chỉ nên ăn khoảng 3 ly (300-500ml)/tuần.
  • Không ăn lúc đói. Bấy giờ, độ toan trong dạ dày thường rất cao. Vì thế, nếu ăn sữa chua nếp cẩm vào thời điểm này thì các lợi khuẩn khó sống sót trong môi trường dịch vị.
Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Không nên ăn sữa chua nếp cẩm khi đói (Ảnh minh họa)

Bảo quản sữa chua nếp cẩm

Muốn bảo quản sữa chua nếp cẩm để dùng dần thì:

  • Với sữa chua, bạn có thể mua từ bên ngoài dạng hộp (mỗi lần ăn thì dùng 1 hộp) hoặc tự làm với công thức đơn giản. Tham khảo thêm tại: Cách làm sữa chua tại nhà đơn giản, nhanh chóng.
  • Với chè nếp cẩm, nếu một lần nấu dùng không hết, bạn có thể cho vào hộp thủy tinh, đậy nắp lại và để ở ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, không nên để quá lâu vì gạo nếp sau 3-5 ngày dễ bị biến chất, mất dinh dưỡng và gây tác dụng phụ như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu

Cách khác, bạn có thể cho nếp cẩm, sữa chua cùng nước cốt dừa vào hũ thủy tinh nhỏ có nắp kín và để ở ngăn đông tủ lạnh. Khi cần thì lấy ra để mềm rồi dùng cũng rất ngon.

Tại sao nên bảo quản chè nếp cẩm trong hộp hay hũ thủy tinh? Thủy tinh không chứa chất gây hại nên luôn là lựa chọn an toàn để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, hộp có nắp đậy kín hơi có thể giữ trọn được vị ngọt, bùi của nếp trong quá trình bảo quản.

Cách bảo quản gạo nếp cẩm

Làm sữa chua nếp cẩm đựng trong hũ thủy tinh nhỏ (Ảnh minh họa)

=> Xem thêm: Hộp thủy tinh Frigoverre - Giải pháp cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh, tủ đông

Tự làm sữa chua nếp cẩm vừa ngon vừa bổ ngay tại nhà, tại sao không? Hy vọng từ những chia sẻ trên, chị em sẽ tự tin trổ tài và mang đến cho cả nhà những ly sữa tuyệt vời, bổ sung nguồn năng lượng cho cuộc sống.

Video liên quan