Cách làm rộng dép quai hầu

Giày dép là vật không thể thiếu được đối với tất cả mọi người. Chúng không chỉ là vật dùng để bảo vệ đôi chân mà còn là một món đồ trang sức khiến cho đôi chân của bạn đẹp và sang trọng hơn. Thế nhưng, nhiều người không biết làm thế nào để chọn giày dép phù hợp và làm thế nào để bảo quản chúng.

Cách làm rộng dép quai hầu

Giày cao gót bị nhấc gót - cách khắc phục

Những đôi giày cao nhưng bị nhấc gót dễ khiến bạn ngã nhào. Cách khắc phục đơn giản là làm những chiếc lót giày.
Bạn có thể tự làm những miếng lót giày bằng những vật liệu đơn giản dễ tìm thấy và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây. Chúc các bạn luôn tự tin trên những đôi giày cao gót quyến rũ.

Cách làm rộng dép quai hầu

Bước 1: Chuẩn bị một tấm nhựa mỏng, êm và dẻo, có lỗ để làm lót phần gót giày.

1. Dùng miếng lót gót giày và đo, cắt 2 miếng nhựa dẻo theo hình dáng miếng lót.

2. Dùng băng dính hai mặt dính 2 miếng nhựa vừa cắt vào nhau.

3. Dán thêm một miếng băng dính nữa vào một mặt để dán vào gót giày.

Bước 2: Làm phần lót trong

1. Tiếp tục cắt miếng nhựa thành hình tương tự miếng lót trong của giày và dán 2 miếng băng dính 2 mặt vào nó.

2. Dán nó vào lớp lót trong giày.

Bước 3: Lớp đệm đế giày. Cắt 2 miếng nhựa dẻo hình chữ nhật và dán lên phần đế giày.

Bí quyết đơn giản giúp nới rộng giày chật

Hình thức đặt hàng online phát triển cũng đồng hành với hình thức mua giày không cần thử. Và nếu chẳng may đôi giày gửi về quá chật so với chân bạn thì sao? Những bí quyết dưới đây sẽ giúp các bạn khắc phục chúng thật dễ dàng nhé!

Thường xuyên đi giày ở trong nhà

Cách đơn giản nhất để nới rộng những đôi giày chính là thường xuyên đi chúng xung quanh nhà. Có thể hơi bất tiện nhưng hãy mang giày khi bạn đang ngồi làm việc máy tính, nấu ăn hoặc chỉ đơn thuần là nằm uể oải xem tivi. Cách này sẽ làm nới rộng và tăng tính co dãn cho đôi giày bạn đang mang. Nghe thật "lạ" phải không nào. Hãy thử và kiểm chứng xem, bạn sẽ bất ngờ ngay thôi!

Cách làm rộng dép quai hầu

Nước

Nghe thì có vẻ "quái" nhưng nước chính là bí quyết cực kì tốt giúp đôi giày của bạn đạt được độ rộng như mong muốn. Rất đơn giản, bạn chỉ việc đổ nước vào 2 túi chắc chắn và được bịt kín. Để những túi nước này vào trong giày, điều chỉnh các túi nước vào nơi mà bạn muốn nới rộng (có thể ở ngón chân hay cả chiều rộng hoặc chiều dài, tùy thích).

Cách làm rộng dép quai hầu

Tiếp tục để giày vào ngăn đá trong tủ lạnh để nước đông thành đá. Phần nước đông này sẽ có tác dụng như 1 chiếc khuôn to, giúp nới lỏng đôi giày của bạn. Sau 1 ngày, lấy giày ra khỏi tủ lạnh và để khoảng 20 phút cho đá tan bớt. Bỏ túi nước ra, lau sạch và ướm thử, nhớ đi kèm tất để tránh bị lạnh và xem giày đã vừa ý chưa nhé. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho những đôi giày đắt tiền đâu nhé.

Lọ xịt chuyên dụng

Hầu hết các cửa hàng giày, đặc biệt là các thợ đóng giày thường sử dụng cách này để nới rộng các đôi giầy bị chật một cách nhanh chóng. Bạn nên kết hợp phương pháp này cùng với cách 1 để giày được dãn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây bất tiện vì có thể làm phai màu sắc của đôi giày. Do vậy nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé. Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng phương pháp này là sử dụng những lọ xịt có thành phần 1/2 cồn và 1/2 nước để tránh làm hỏng giày.

Máy sấy

Sau khi mang vài đôi tất dày và đi giày xong xuôi, bạn dùng máy sấy hơ nóng xung quanh giầy, nhớ để ở khoảng cách vừa phải nếu không muốn giày của bạn... cháy xém. Khi giày bắt đầu nóng lên thì bạn cử động các ngón chân và bàn chân để phần da giày dãn ra. Sau đó, để nguội và đi thử lại khi không mang tất xem đã ổn hơn chưa. Nếu chưa thì lặp lại các bước trên nhé!

Khoai tây

Tùy thuộc vào kích thước của phần giày bạn muốn nới rộng, bạn gọt từ 1-2 củ khoai tây. Nếu bị chật ở ngón chân, bạn để miếng khoai tây với kích thước vừa phải vào đó. Còn nếu bạn cần nới rộng cho cả đôi giày, thì sẽ phải cần nhiều khoai tây hơn một chút. Sau đó, để giày cùng khoai tây qua đêm để chúng có thời gian dãn ra như ý muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng báo ướt hoặc yến mạch để thay thế.

Shoe stretcher

Phương pháp cuối cùng dành cho những cô nàng thường xuyên mua phải giày bị chật. Đó là luôn để chiếc Shoe stretcher trong tủ giày hoặc túi xách. Bạn nên chọn Shoe stretcher sao cho vừa với kích thước của chân cả về chiều rộng lẫn chiều dài nhé. Hầu hết, các loại Shoe stretcher đều điều chỉnh được nên khá an toàn khi bạn muốn sử dụng nó để làm dãn những phần còn bị chật.

Kinh nghiệm bảo quản, chọn mua giày dép các loại

Cách làm rộng dép quai hầu

Mẹo chọn giày, dép:

Khi chọn mua giày, nhiều người bối rồi không biết nên chọn mua như thế nào để có đôi dày vừa đẹp và vừa cảm thấy thoải mái khi đi chúng. Bạn nên:

Tránh những đôi bấp bênh. Kiểm tra chất lượng của giày bằng cách quan sát nó khi để trên bàn. Một đôi giày chuẩn sẽ trông cân bằng và vững vàng., chọn mua giày có gót rộng để giúp đi lại vững vàng hơn.Tìm những đôi xăng đan có quai buộc ở dưới mắt cá chân. Nó sẽ giúp cố định chân và giữ an toàn. Chỉ đi những đôi giày có quai bằng da để tránh bị trầy xước.Đảm bảo phần mũi đủ rộng để ngón chân được thoải mái. Kiểm tra phần bên trong quai xem có đường nổi hay những vết có thể gây đau chân.

Mẹo bảo quản giày dép

- Cách lau chùi giày:

Dùng vỏ chuối để lau vết bẩn trên da giày. Trong vỏ chuối có chất danning không những giúp tẩy sạch vết bẩn mà còn khiến đôi giày sáng bóng như mới.

Dùng sữa tươi lau giày có thể làm cho giày và các đồ da khác không bị nứt.

Chúng ta có thể dùng tất chân cũ thấm vào xi để đánh dày thay cho bàn chải đánh xi. Điều này cũng giúp da giày sáng bóng và không trầy xước.

Cách làm rộng dép quai hầu

Giày da trắng bị bẩn, trước tiên bạn dùng giấm lau qua, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch rồi mới đánh xi trắng. Như thế hiểu quả sẽ tăng lên rất nhiều so với việc đánh xi trực tiếp lên giày.

Những đôi dày da đen đi một thời gian màu sẽ phai dần, thậm chí nứt ra. Chúng ta có thể dùng mực tàu nhúng vào một ít lòng trắng trứng rối đánh lên bề mặt da nhiều lần. Sau khi quét xong ta đem giày ra phơi chỗ khô thoáng. Tiếp đó đánh xi lên, đôi giày sẽ trông như mới.

- Bảo quản giày da:

Để giày da luôn sáng bóng thì cách tốt nhât là hạn chế giầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ thì nên bôi lên giày da một lớp mỡ lợn hoặc dầu thực vật để giúp da không bị khô và nhăn. Đòng thời ta phải cho ít giấy vụn vào trong giày để cho giày luôn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Sau đó cho vào hộp và cất giữ.

Đối với những vùng có độ ẩm cao, chúng ta cũng có thể cất giày vào túi ni lông. Trước tiên chúng ta phải dùng khăn ấm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi, rồi sau đó cho vào túi ni lông và buộc kín. Trước khi buộc nên xả hết không khí trong túi ra để giày không bị mốc.

- Giày da bị cứng:

Đối với giày da mới mua về thường hay bị cứng làm bạn cảm thấy bị đau phần gót chân. Để làm mềm da bạn có thể sử dụng một tấm mút ướt nước thấm lên bề mặt da, giày sẽ mềm hơn, khi đi vào sẽ không khó chịu nữa. Thế nhưng bạn không nên thường xuyên làm điều này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da của giày.

Đối với giày da dùng lâu ngày nên bị cứng bạn có thể chà lên da bằng một nữa củ khoai tây hoặc phết lên giày một chút sữa tươi pha với nước cốt chanh tươi. Sau đó đánh xi. Cũng có thể phết qua một ít dầu lửa, đừng để phơi nắng hay để gần lửa

- Giày bị ẩm hoặc thấm nước mưa:

Khi giày bị ẩm, thì trước khi đi ngủ bạn có thể bỏ vào một tí bột vôi, sáng ra, khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy giày khô ráo, di sẽ dễ chịu hơn và tránh được bênh thấp khớp.

Đối vơí những giày có lông hay nỉ, khi bị ẩm bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp vào trong giày trong vài phút, như vậy giày không những khô mà còn ấm áp hơn.Đối với giày bị thấm nước mưa, ban dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt, sau đó đánh xi rồi nhét báo vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng. Cuối cùng đặt đôi giày lên trên giấy báo để khô.

- Cách giữ giày luôn trắng:

Đối với giày vải trắng thường xuất hiện vết ố vàng. Để xoá đi vết bẩn này, bạn có thể dùng một ít nước tím pha với nước theo tỉ lệ 1/20 rồi bôi lên vết bẩn. Sau một tiếng vết bẩn mờ đi, khi đó ta chải dung dich axit ôxalic lên vết ố. Sau 3 phút thì dùng nước thấm lên vết ố để tẩy sạch vết axit ôxalic, dùng vải lướt lau sạch, vết bẩn sẽ hết.

Cách làm rộng dép quai hầu

Nếu dây giày của bạn có màu trắng bạn sẽ thấy lỗ luồn dây giày sẽ làm cho dây giày dễ bị bẩn nhất, để khắc phục điều này bạn hãy quét lên lỗ luồn dây một lớp thuốc đánh móng tay không màu, như vây dây giày khi luồn qua lỗ sẽ không bị bẩn.

- Bảo quản dép xốp, xỏ ngón (tông):

Khi mua dép xốp, tông về bạn nên ngâm vào trong nước muối nửa ngày rồi mới đi. Điều này sẽ giúp cho dép không bị nứt và bền hơn.

Đối với một số loại dép đi một thời gian có mùi hôi, bạn có thể giặt sạch, phơi khô, rồi phun một tí rượu trắng vào đến khi dép không thể hút thêm rượu được nữa thì đem ra phơi khô. Như vậy dép sẽ không còn mùi hôi nữa.

Bạn bị đau, phồng gót chân khi đi giày da mới có nhiều nguyên nhân:

1. Do giày thời trang làm từ chất liệu quá cứng.Bạn nên chọn những đôi giày có chất liệu da mềm, đi êm chân.

2. Do kích chân:Nhiều bạn chọn mua giày thời trang cỡ 36 thì chật nhưng 37 lại hơi rộng. Nếu bạn nằm trong trường hợp này, có thể chọn đóng giày da ở các cửa hàng chuyên đóng giày dép, thay vì mua sẵn.

3. Do chính bàn chân của bạn đôi khi có những điểm bẩm sinh khác biệt so với bình thường.

Những nguyên nhân trên đều có thể gây cho bạn cảm giác đau, phồng rộp thậm chí tổn thương da vùng gót chân khi mang giày thời trang mới. Để khắc phục điều này, bạn hãy làm theo những cách sau:

Nếu khi đi giày da bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ:

- Với đôi giày đúng phong cách mới mua, cho dù vừa chân đi nữa, bạn cũng không nên mang nó trong liền 8 tiếng. Chỉ nên đi thử mỗi ngày 1-2 tiếng thăm dò. Bạn nên mang theo vài miếng urgo để dán vào những điểm bị cọ sát, tránh bị phồng rộp, chai chân.

- Nếu điểm mặt sau gót chân bị giày da ép, bạn làm ẩm miếng xà phòng bánh, rồi xoa vào lòng trong giày, chính vào điểm sẽ tiếp xúc với phần gót bị kích. Có thể dùng nến mài vào cũng được.

Nếu khi đi đôi giày thời trang bạn cảm thấy đau đớn và chật:

- Bạn lấy thật nhiều giấy báo, nhúng qua vào nước, rồi nhồi vào lòng giầy da, nhồi thật nhiều tới mức không thể nhét thêm vào được nữa. Để giày da ở nơi râm mát, tránh sấy hay phơi nắng nhé, cho đến lúc giấy báo khô.

- Hoặc bạn có thể dùng rượu trắng, hoặc cồn nguyên chất càng tốt. Lấy bông tẩm cồn xoa vào khắp lòng trong của giày, da giày thời trang mềm đi, cồn sẽ bốc hơi nhanh và bạn có thể xỏ chân, đã mang tất, vớ loại dày, để đi luôn.

Cồn nguyên chất có tác dụng đặc biệt làn giãn da. Nếu chỉ có một hai điểm bị kích thì bạn chỉ cần xoa cồn vào trúng điểm tiếp xúc trong lòng giày.

Có thể dùng nước thay thế cồn nếu kích nhẹ vì nước cũng làm nở da. Nhưng đừng không xoa cồn lên mặt ngoài giày thời trang, sẽ gây phai màu, biến dạng dáng giày da đấy.

Cách làm rộng dép quai hầu



- Với loại giày bóng không phải làm từ da như vải vinilon, vải giả da cồn sẽ không ăn thua, thì bạn dùng bia thay thế. Việc tẩm cồn hay bia vào lòng giày nên lặp lại trong vòng 4-5 ngày liên tiếp, cần mang giày bóng nhiều lần để nong và giữ khung đã giãn nở.

- Hoặc bạn có thể dùng chổi (quét sơn) xoa vào lòng giày thời trang một lớp dầu cọ, sau đó tẩm một lượt nước nóng già vào lòng giày rồi xỏ ngay chân, đã mang tất, vớ, để nong cho vừa bàn chân. Dầu cọ còn có tác dụng giữ bền giày dép da đấy.

- Nhờ thợ giày có phong cách chuyên nghiệp dùng biện pháp nong rộng. Họ sẽ tìm cách tẩm cồn hoặc một chất liệu nào đó vào lòng giày da sau đó nong khuôn cỡ to hơn vào và để trong vài ngày bạn sẽ thấy kết quả.

(ST)