Chánh văn phòng kiểm toán nhà nước phúc năm 2024

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.

Hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được chính thức thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1994 theo Nghị định 70/CP của Chính phủ Việt Nam với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, do Thủ tướng bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn.

Sau khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội; vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu theo sự đề cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ. Sửa đổi này được đưa ra nhằm đảm bảo việc kiểm soát ngân sách nhà nước chi tiêu khách quan và độc lập hơn.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII ngày 28.11.2013 đã hiến định địa vị pháp lý của KTNN và Tổng Kiểm toán Nhà nước tại Điều 118:

  1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
  2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.

Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

  1. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Kiểm toán Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bùi Hải Ninh (1994-2000)
  • Hà Ngọc Sơn (1994-2005)
  • Hoàng Ngọc Hài (1994-2006)
  • Lê Minh Khái (2007-2014)
  • Lê Hoàng Quân (2008-2015)
  • Hoàng Hồng Lạc (2008-2017)
  • Cao Tấn Khổng (2008-2018)
  • Đoàn Xuân Tiên (2011-2020)
  • Nguyễn Quang Thành (2011-2021)
  • Doãn Anh Thơ (2021-nay)
  • Vũ Văn Họa (đến 2022)
  • Đặng Thế Vinh (2017-nay)
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Hà Thị Mỹ Dung
  • Ngô Văn Tuấn (2022)
  • Bùi Quốc Dũng (2023-nay)

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Ngô Văn Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước
  • Các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:
  • Doãn Anh Thơ
  • Đặng Thế Vinh
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Hà Thị Mỹ Dung
  • Bùi Quốc Dũng

Các cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 34 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ, đứng đầu các Vụ là Vụ trưởng, đứng đầu các Chuyên ngành và các Khu vực của Kiểm toán Nhà nước là Kiểm toán trưởng (cấp Vụ trưởng)

Ngày 19-1, tại TP Hạ Long, Kiểm toán nhà nước khu vực VI tổ chức lễ công bố và trao quyết định Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực VI. Dự có các đồng chí Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng kiểm toán nhà nước; Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Đồng chí Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước trao quyết định bổ nhiệm cán bộ Kiểm toán nhà nước khu vực VI.

Đồng chí Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đã trao quyết định và phát biểu ý kiến ghi nhận quá trình công tác, cống hiến đối với nguyên Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực VI Nguyễn Hồng Long; chúc mừng và giao nhiệm vụ đối với tân Kiểm toán nhà nước khu vực VI Lê Hữu Phúc, nguyên Phó Chánh văn phòng Kiểm toán Nhà nước, thư ký Tổng Kiểm toán Nhà nước. Đồng thời chúc đồng chí Lê Hữu Phúc trên cương vị mới với kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng, cùng với sự chung sức, đồng lòng của tập thể cán bộ, công chức và người lao động Kiểm toán nhà nước khu vực VI sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với sự tín nhiệm của tập thể cán bộ công chức, người lao động và sự kỳ vọng của lãnh đạo KTNN.

Phát biểu nhậm chức, đồng chí Lê Hữu Phúc, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VI bày tỏ sự vinh dự được Chính phủ tín nhiệm và tin tưởng giao trọng trách mới. “Nhận thức đây là nhiệm vụ vinh quang, nhưng cũng hết sức nặng nề, đồng chí hứa sẽ cùng tập thể lãnh đạo KTNN khu vực VI kế thừa những thành quả đã đạt được, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong công tác kiểm toán, quản lý và điều hành nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, qua đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh và nhiệm vụ của ngành Kiểm toán.