Chỉ ra sự khác nhau giữa bình luận giải thích và chứng minh

1. Nêu những thao tác lập luận đã học và những đặc trưng cơ bản của từng thao tác

- Các thao tác lập luận đã học bao gồm: Phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh, bình luận…

- Đặc trưng cơ bản

+ Phân tích là chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận để nhận biết đối tượng cặn kẽ, thấu đáo.

+ So sánh là đối chiếu sự vật với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, từ đó làm rõ thông tin về sự vật.

+ Giải thích là giảng giải các vấn đề liên quan đến đối tượng cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu rõ tường tận đối tượng.

+ Mục đích của chứng minh là làm cho mọi người tin tưởng những ý kiến sai lệch hoặc hiểu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

+ Bình luận là nhằm đề xuất người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của bản thân về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.

+ Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận.

2. Trong đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập (SGK), tác giả đã vận dụng những thao tác lập luận nào?

+ Tác giả vận dụng 3 thao tác lập luận gồm phân tích, chứng minh và bình luận.

+ Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích. 

3. Cách vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau trong bài văn

- Xác định chủ đề bài văn, xác định ý kiến sẽ đưa ra và sắp xếp rõ ràng, mạch lạc, hợp lí.

- Chọn luận điểm để trình bày, kết hợp các thao tác lập luận làm sáng tỏ chủ đề và thuyết phục người nghe (đọc).

- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc theo phong cách ngôn ngữ chính luận.


Page 2

Chỉ ra sự khác nhau giữa bình luận giải thích và chứng minh

SureLRN

Chỉ ra sự khác nhau giữa bình luận giải thích và chứng minh

Trần Thị Thành

Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, quan điểm. Muốn quan điểm nêu ra được hiểu, đồng tình, ủng hộ, bài nghị luận cần có luận điểm rõ ràng, lí lẽ xác đáng và dẫn chứng đáng tin cậy, có sức thuyết phục. Đặc điểm của văn nghị luận là luận điểm, luận cứ và lập luận. Mỗi bài văn nghị luận phải đủ ba yếu tố ấy.

Đề bài văn nghị luận có sức thuyết phục, người viết thường kết hợp các thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận… Nhưng tuỳ mục đích giải quyết vấn đề mà ở mỗi bài, người viết sử dụng thao tác nào là chính. Do đó, người ta quy ước thành một số kiểu bài nghị luận chính là: Lập luận chứng minh, lập luận giải thích, lập luận giải thích kết hợp với chứng minh…

A. Lập luận chứng minh là dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để khẳng định một luận điểm (ý kiến, nhận định, đánh giá) là đúng hay sai, có lợi hay hại, đáng tin hay không đáng tin. Có thể chứng minh một vấn đề văn học như: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có (Hoài Thanh); vẻ đẹp của quê hương qua các bài thơ trung đại Việt Nam: Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông, Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi, Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan,) hoặc cũng có thể chứng minh một vấn đề của đời sống xã hội như: “Uống nước nhớ nguồn là đạo lí của dân tộc ta”; “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”…

Trong lập luận chứng minh, dẫn chứng giữ vai trò chính. Dẫn chứng lấy từ thực tế (sự việc, số liệu, con người…) hoặc văn học (danh ngôn, tác phẩm, nhân vật..). Dẫn chứng có giá trị khi xuất xứ rõ ràng, được thừa nhận. Như vậy, dẫn chứng dùng cho bài chứng minh cần được lựa chọn, thẩm tra cẩn thận. Dẫn chứng cần đạt các yêu cầu: phù hợp vấn đề, chính xác, tiêu biểu, toàn diện. Dẫn chứng được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống nhất định tuỳ theo dụng ý của người viết.

Mặc dù không giữ vai trò chính trong bài chứng minh nhưng lí lẽ cũng quan trọng bởi dẫn chứng chỉ được làm rõ ý nghĩa nhờ những lí lẽ phân tích sắc sảo. Lí lẽ trong bài chứng minh chủ yếu là lời lẽ phân tích dẫn chứng.

Để làm một bài văn lập luận chứng minh, ta cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước sau:

– Phân tích đề và tìm ý: Đọc kĩ đề bài để hiểu các yêu cầu của đề sau đó xác định vấn đề cần chứng minh (luận điểm chính, tổng quát của bài). Từ luận điểm chính, xác định các luận điểm phụ để làm rõ luận điểm chính. Tiếp tục xác định các luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) để làm rõ từng luận điểm phụ. Câu hỏi tìm ỷ đặc trưng của lập luận chứng minh là: như thế nào?

– Sắp xếp luận điểm chính, các luận điểm phụ với luận cứ đẩy đủ thành dàn bài gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

– Hoàn chỉnh dàn ý thành bài văn lập luận chứng minh.

– Đọc lại bài và sửa lỗi nếu có.

Hệ thống luận điểm trong bài chứng minh phải được xếp theo trình tự hợp lí nhằm giúp người đọc (nghe) nắm được vấn đề. Có thể chọn trong những cách sau để sắp xếp luận điểm:

– Theo thứ tự thời gian: quá khứ

– hiện tại – tương lai; trước – sau; các mùa; các mốc thời gian…

– Theo thứ tự không gian: trong nước – thế giới; miền Bắc – miền Nam; miền xuôi – miền ngược…

– Theo các lĩnh vực hoặc phạm vi của cuộc sống: giới tính, tuổi tác, ngành nghề…

Mỗi luận điểm có thể trình bày thành một đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp…

Để hiểu rõ hơn về lập luận chứng minh, các em hãy đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập hai)

B. Lập luận giải thích trong văn nghị luận là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người đọc (nghe) hiểu rõ những điều họ chưa biết hoặc còn thắc mắc về lĩnh vực nào đó trong đời sống (các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ…). Giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tư tưởng tình cảm của con người.

Trong bài văn giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau:

– Giải thích bằng cách định nghĩa: nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định ở đề bài.

– Kể ra các biểu hiện của vấn đề; so sánh đối chiếu các hiện tượng; giảng giải các mặt lợi hại của vấn đề; những cách giải quyết vấn đề…

– Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra…

Để giải thích vấn đề được thấu đáo, trong quá trình giảng giải vấn đề, ta cần biết đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi đặc trưng của giải thích: Tại sao? Như thế nào? Làm thế nào? Những câu hỏi này xoay quanh vấn đề được đặt ra và trả lời bằng sự vận dụng những hiểu biết của bản thân từ thực tế, từ văn học…

Trong bài văn giải thích, có khi cần lấy một vài dẫn chứng để chứng minh, dẫn giải cho lập luận. Nhưng không dẫn chứng tràn lan, biến giải thích thành chứng minh.

Lí lẽ là yếu tố chính của bài giải thích, giúp người đọc (nghe) hiểu bản chất vấn đề. Vì vậy, lí lẽ phải chặt chẽ, có cơ sở thuyết phục và đề cập được mọi mặt của vấn đề.

Bài văn giải thích không chỉ giúp người đọc (nghe) hiểu bản chất vấn đề mà còn giúp họ có tình cảm, suy nghĩ và hành động đúng đắn. Vì vậy, khi giải thích cần đi từ nội dung vấn đề đến việc vận dụng vấn đề vào đời sống như thế nào cho đúng.

Làm bài giải thích cũng cần tuân thủ quy trình bốn bước như bài chứng minh.

Để hiểu hơn về lập luận giải thích, các em hãy xem lại bài Lòng khiêm tốn (Lâm Ngữ Đường – Tinh hoa xử thế; Ngữ văn 7, tập hai)

C. So sánh cách giải quyết bài lập luận chứng minh với lập luận giải thích.

* Lập luận chứng minh :

– Đề Bài : Hãy chứng minh: lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã được thể hiện tự nhiên trong cuộc sống.

– Câu hỏi tìm ý :

1. Câu tục ngữ khuyên điều gì?

2. Lờí khuyên ấy được nhân dân ta the hiện như thế nào trong cuộc sống từ xưa đến nay?

3. Những việc làm của ai, làm gì chứng tỏ đạo lí trong lời khuyên đã được thực hiện?

4. Suy nghĩ về đạo lí đó trong tương lai?.

– Dàn ý :

I. Mở bài:

II. Thân bài:

1. Câu tục ngữ, qua những hình ảnh ẩn dụ đã khuyên: Phải biết giúp đỡ những người khó khăn.

2. Chứng minh đạo lí đó đã được thể hiện trong đời sống và đã phát huy tác dụng tốt đẹp:

a. Từ xưa:

+ Những lời khuyên: Một miếng khi đói bằng một gói khi no; thương người như thể thương thân….

+ Những việc làm cụ thể:

b. Ngày nay:

+ Đạo lí đó được nhân dân thể hiện tự nhiên, rộng khắp, thành những phong trào.

+ Tình yêu thương giúp đỡ giữa các vùng miền trong cả nước:

 Giúp đỡ bà con vùng lũ lụt, các trường hợp lũ quét, tai nạn giao thông thảm khốc…

 Giúp đỡ bà con mất mùa hoặc khó khăn vì “được mùa mất giá”…

 Giúp đỡ trẻ em vùng khó khăn, những hộ nghèo..

 Gây quỹ từ thiện “Trái tim cho em”, “Tấm lòng vàng”, “Nối vòng tay lớn”…

+ Tình yêu thương giúp đỡ đã vượt biên giới, giúp nhân dân các nước bị thiên tai…

3. Suy nghĩ về việc thực hiện và phát huy hiệu quả của đạo lí đó.

III.  Kết bài

* Lập luận giải thích :

– Đề Bài : Em hiểu như thế nào vê lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách?

– Câu hỏi tìm ý : 

1. Hiểu thế nào về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu tục ngữ? câu tục ngữ khuyên điều gì?

2. Tại sao con người sống phải yêu thương giúp đỡ người khó khăn?

3. Lời khuyên ấy đã được thực hiện như thế nào trong đời sống?

4. Làm thế nào để lời khuyên đó được thực hiện lâu dài, rộng lớn hơn?

– Dàn ý :

1.  Hiểu thế nào về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu tục ngữ? câu tục ngữ khuyên điều gì?

2.  Tại sao con người sống phải yêu thương giúp đỡ người khó khăn?

3.  Lời khuyên ấy đã được thực hiện như thế nào trong đời sống?

Khi bạn hoàn chỉnh bài viết theo dàn ý, chúng ta cần chú ý làm rõ nổi rõ đặc trưng của dạng bài nhờ việc lướt những ý phụ, nhấn những ý chính trong bài .

Xem thêm : Chiến thuật suy luận trong đọc hiểu ” Tại đây “