Cho các mệnh đề chứa biến \(P(n)\) : n là số chẵn và \(Q(n)\) : \(n + \) là số chẵn - bài 1.19 trang 10 sbt đại số 10 nâng cao

Định lí đảo : "\[\forall n \in N,Q\left[ n \right] \Rightarrow P\left[ n \right]\]tức là Với mọi số tự nhiên \[n\], nếu \[7n + 4\] là số chẵn thì \[n\] chẵn.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b
  • LG c

Cho các mệnh đề chứa biến \[P[n]\] : n là số chẵn và \[Q[n]\] : \[7n + 4\] là số chẵn.

LG a

Phát biểu và chứng minh định lí \[\forall n \in N,P\left[ n \right] \Rightarrow Q\left[ n \right]\]

Lời giải chi tiết:

Phát biểu: Với mọi số tự nhiên \[n\], nếu \[n\] chẵn thì \[7n + 4\] là số chẵn

Chứng minh:

Nếu \[n\] chẵn thì \[7n\] chẵn.

Suy ra \[7n + 4\] chẵn vì tổng hai số chẵn là số chẵn.

LG b

Phát biểu và chứng minh định lí đảo của định lí trên.

Lời giải chi tiết:

Định lí đảo : "\[\forall n \in N,Q\left[ n \right] \Rightarrow P\left[ n \right]\]tức là Với mọi số tự nhiên \[n\], nếu \[7n + 4\] là số chẵn thì \[n\] chẵn.

Chứng minh.

Nếu \[7n + 4 = m\] chẵn thì \[7n = m 4\] chẵn.

Vậy \[7n\] chẵn nên \[n\] chẵn.

LG c

Phát biểu gộp định lí thuận và đảo bằng hai cách.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu gộp hai định lí thuận và đảo như sau :

Với mọi số tự nhiên \[n\],\[n\] chẵn khi và chỉ khi \[7n + 4\] chẵn

hoặc Với mọi số tự nhiên \[n\],\[n\] chẵn nếu và chỉ nếu \[7n + 4\] chẵn.

Video liên quan

Chủ Đề