Đặc điểm văn hóa của khách du lịch Nhật Bản

Đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản là gì? Yếu tố nào sẽ thu hút được nhóm du khách này đến Việt Nam nhiều hơn trong tương lai?

Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam luôn thuộc 3 thứ hạng cao nhất. Theo Tổng cục Du lịch, 3 tháng đầu năm 2020 đón lượt khách đến từ Nhật Bản chỉ nhiều sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đặc điểm văn hóa của khách du lịch Nhật Bản

Cởi mở hơn với du lịch nước ngoài

Việc du lịch ra khỏi quốc gia của mình đã trở thành một việc bình thường hơn với người Nhật thế hệ mới.

Theo JTB (công ty du lịch lớn nhất tại Nhật Bản), vào năm 2004, 48% du khách đã thực hiện chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên của họ, trong khi 4% cho biết đây là chuyến đi thứ 10 trở lên của họ. Kể từ cuộc khảo sát đầu tiên như vậy vào năm 1989, số lượng người Nhật Bản ở nước ngoài đã tăng đều đặn;

Dữ liệu năm 2004 cho thấy 51% người Nhật được hỏi đã từng đi du lịch nước ngoài. Chỉ riêng những yếu tố này đã giải thích cho sự sành điệu ngày càng tăng của du khách Nhật Bản.

Gắn bó với một điểm du lịch

  • Người Nhật hiện nay có xu hướng ở lại một điểm đến lâu hơn thay vì đi thăm nhiều nơi nhất có thể, và họ muốn ‘trải nghiệm’ hơn là chỉ quan sát lối sống và thành phố nước ngoài (Nozawa 1992);
  • Theo Nozawa (1992), du khách Nhật Bản hiện đại là những người có “chi tiêu cao, có tâm lý mua sắm nhiệt tình, quan tâm về chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ. Họ cũng lo ngại về sự an toàn và hiểu rằng bản thân khó giao tiếp bằng ngoại ngữ ”;
  • Thời gian làm việc dài và thiếu ngày nghỉ vẫn là những hạn chế lớn nhất đối với việc đi du lịch nước ngoài với người Nhật. Mặc dù chính phủ đã có sáng kiến mới với nỗ lực giảm giờ làm và tăng ngày nghỉ, các công ty Nhật vẫn không chấp thuận sự thay đổi này! (Carlile 1996)...

Tâm lý "thoát ly"

Người Nhật nổi tiếng kỉ cương và yêu lao động. Hình ảnh những người Nhật kiệt sức và quỵ ngã ngay tại cơ quan ngày càng phổ biến, vì thế du lịch đối với họ là một cuộc "trốn chạy khỏi cuộc sống thành thị".

Đối với du khách Nhật, du lịch là một cơ hội để ngắm nhìn ‘thiên nhiên’, tham gia vào các hoạt động thể thao và giải trí mà khách du lịch Nhật Bản không thể thường xuyên làm ở quê nhà.

  • Thế hệ người Nhật trẻ ngày càng quan tâm đến việc trải nghiệm thiên nhiên hơn là tham quan đơn thuần. Các phát hiện về những điểm đến ưa thích của người Nhật luôn cho thấy khung cảnh thiên nhiên, sự an toàn và lịch sử văn hóa là những điểm thu hút khách du lịch Nhật Bản (Morris 1990; Nozawa 1992; Moeran 1983; Nishiyama 1989; You, O’Leary, Morrison và Hong 2000);
  • Đánh giá tài liệu về các lựa chọn hoạt động chỉ ra rằng ngắm cảnh thiên nhiên, mua sắm, ẩm thực và tham quan là những hoạt động chính mà người Nhật thích khi đi du lịch (JTB 2005; Lang, O’Leary và Morrison 1993; NZTB 2005).

  • Các nghiên cứu khác về động cơ du lịch của Nhật Bản cho thấy kiến thức và phiêu lưu là động lực quan trọng để người Nhật quyết định đi du lịch đến một nơi nào đó (Cha, McLeary và Uysal 1995; Moeran 1983; Nishiyama 1996; Woodside và Jacobs 1985 ; Kim và Lee 2000; Anderson, Prentice và Watanabe 2000; Heung, Qu và Chu 2001; Jang, Morrison và O'Leary 2002; NZTB 2005).

Từ đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản này, các đơn vị du lịch có thể xem xét những mặt sau:

  • Các ấn phẩm quảng cáo du lịch nên nhấn mạnh vào cảnh đẹp thiên nhiên trong lành, nghệ thuật và văn hóa. Nếu dùng tiếng Nhật trong các ấn phẩm này, nên dùng những từ như utsukushii (đẹp), yūdai (vĩ đại), yutaka (sang trọng) và yogore no nai (không bị ô nhiễm) (Moeran 1989);
  • Phát triển những loại hình du lịch chữa lành, chăm sóc sức khỏe (tắm bùn, trị liệu, bấm huyệt...)
  • Ẩm thực là một chủ đề quan trọng khác. Đây là một trong những yếu tố người Nhật quan tâm khi có cơ hội du lịch ở nước ngoài.

Chuộng du lịch theo nhóm và cần cảm giác an toàn

Người Nhật chủ yếu là du lịch theo tour trọn gói (Carlile 1996; Dace 1995; Lang. O’Leary và Morrison 1993; Nozawa 1992). Các nghiên cứu đã chỉ ra một số lý do khiến người Nhật có tâm lý dễ du lịch thành nhóm như sau:

  • Dễ tổ chức và có lợi về chi phí (Carlile 1996);
  • Thiếu sự tự tin khi giao tiếp và tương đối thiếu kinh nghiệm của du khách Nhật Bản (Carlile 1996). Ghi chú của Fukada (1979) rằng những khó khăn về ngôn ngữ, cảm giác quá kinh ngạc khi ở nước ngoài, cảm giác bất an chung khi đi du lịch khiến người Nhật thoải mái hơn khi đi du lịch theo nhóm;

Để hỗ trợ điểm yếu tâm lý này, các đơn vị du lịch cần có những chính sách hỗ trợ, huấn luyện nhân viên chuyên biệt... để phục vụ tốt hơn, mang lại cảm giác yên tâm hơn cho khách du lịch Nhật Bản.

Tóm lại, tâm lý muốn được thoát ly, cảm giác thư giãn và dành thời gian cho gia đình là những điều du khách Nhật mong muốn có được có được khi đi du lịch. Ngoài ra, du lịch trọn gói với hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm vẫn là hình thức du lịch phổ biến. Tuy vậy, tâm lý kỳ vọng cao về dịch vụ cao và ngôn ngữ cũng như vấn đề về thời gian và chi phí dường như vẫn là những hạn chế lớn nhất với du khách Nhật.

Đặc điểm văn hóa của khách du lịch Nhật Bản

Tham khảo và biên dịch từ nghiên cứu: Japanese Travel Culture: An Investigation of the Links between Early Japanese Pilgrimage and Modern Japanese Travel Behaviour (Leah Watkins, University of Otago)

BÀI TẬP NHÓMĐẶC TRƯNG TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH THEO QUỐC TỊCHLỚP: POHE QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN 55.01Danh sách nhóm:Vũ Minh ChâuTriệu Phan Uyên ChiLê Linh ChiNguyễn Huy QuangI.1.Tìm hiểu đất nước con người Nhật Bản:Sơ lược vài nét về đất nước Nhật Bản:Nước Nhật Bản là một quốc đảo gồm hàng trăm hòn đảo, trong đó có 4 đảolớn là: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu, với tổng diện tích 370.000 km2,dân số 120 triệu người, trong đó dân Đại Hòa chiếm 99%, còn lại là người TriềuTiên, người Hoa. Nước Nhật có khí hậu hải dương khá phức tạp, mùa đônglạnh, mùa hè nóng. Nhật Bản nằm trên vùng địa chấn không ổn định, vì thếđộng đất thường xuyên xảy ra.Nhật Bản hiện nay là một cường quốc công nghiệp, kinh tế và khoa họccông nghệ (sau Mỹ). Nhật Bản có những di tích lịch sử rất nổi tiếng: Đình ViênLi Cung Hâm nằm ở phía Tây nam Tokyo được xây dựng 1654 do MatsudairaTsunashige xây dựng, từng được làm li cung của Thiên Hoàng. Hiện nay cungđược làm thành khu rừng công viên rất nổi tiếng. Hoàng cung nằm ở khuChiyoda Tokyo do Tokugawa xây dựng năm 1590, diện tích 23.000m2, có 2cổng vòm được thiết kế độc đáo, có 2 tầng, trong sân có cung điện được thiết kếtheo phong cách kiến trúc truyền thống rất nổi tiếng Nhật. Nước Nhật còn có rấtnhiều công trình lịch sử nổi tiếng khác nhau nữa…2.Con người Nhật Bản:- Kimono là áo trang phục truyền thống của phụ nữ Nhật, trong các nghithức ngoại giao phụ nữ bắt buộc phải mặc loại áo này. Tùy theo nội dungcủa buổi lễ, mức độ quan hệ, tuổi tác mà yêu cầu màu sắc của kimonocũng khác nhau.- Văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Quốc, vìthế thuyết âm dương, thuật phong thủy được sử dụng rất phổ biến trongđời sống của họ. Họ rất tin vào tướng số, và kiêng kị số 4, thích sổ lẻ3,5,7,9…- Người Nhật coi hoa Anh Đào “Sakura” là biểu tượng dân tộc của họ, màusắc truyền thống mà họ thường sử dụng là: màu đen và đỏ.- Phần lớn người Nhật theo Phật giáo, nhưng trong vài chục năm trở lạiđây, xu hướng theo đạo Tin Lành và Thiên Chúa giáo ngày càng tăng.- Dân tộc Nhật nổi tiếng là thông minh, cần cù, khôn ngoan, tính cộngđồng cao hơn tính cá nhân. Họ là người biết sử dụng sức mạnh của nhómđể làm việc.--Người Nhật rất lịch sự, chu đáo trong giao tiếp, kỷ cương và ý thức trongcông việc, ham học hỏi và luôn cầu thị để tiến bộ. Họ có các nghi lễ giaotiếp truyền thống như: khoanh tay trước ngực, cúi đầu chào khách.Trong ngoại giao với Nhật, muốn tặng quà cho họ cần chú ý tới các chitiết sau:• Giấy gói phải phù hợp: giấy trắng hoặc đỏ dùng gói quà tặng chobạn bè và khách thông thường, giấy màu vàng, màu bạc dùng đểgói quà tặng cho đám cưới hoặc các ngày lễ long trọng trong giađình, còn giấy màu đen chỉ dùng cho tang lễ.• Theo quan niệm của người Nhật thì bóc gói quà tặng trước mặtngười vừa tặng quà là hành vi không văn hóa, vì thế không nên bócquà tặng ngay mà để bóc sau.II.1.Tình hình về ngành du lịch Nhật Bản:Chính sách inbound của Nhật Bản:- Ngành du lịch và các dịch vụ liên quan đến du lịch đến nay vẫn chỉ chiếmmột tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, khoảng 6% GDP vànguồn thu chủ yếu từ hoạt động du lịch trong nước. Nguyên nhân làtrong 1 thời gian dài, Nhật bản đã không chú trọng nhiều đến thu hútkhách inbound là do tâm lí e ngại người nước ngoài của 1 số bộ phậnngười Nhật vẫn tồn tại và chính sách kiểm soát nhập cư chặt chẽ. Mặtkhác, do khả năng chi tiêu của du khách nước ngoài, đặc biệt là khách ởkhu vực Châu Á thấp hơn hẳn khả năng chi tiêu của khách nội địa.- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi tốc độ sản xuất công nghiệp vàxuất khẩu của Nhật Bản bắt đầu chững lại và có khả năng suy thoái, côngthêm vào đó là tình trạng dân số Nhật đang già đi, sự thiếu hụt người laođộng trong nước, phát triển du lịch quốc tế, đặc biệt là khách du lịchinbound được coi là những biện pháp điều hòa lại sự phát triển kinh tế,mở cửa và tiếp cận thị trường lao động nước ngoài.2.Chính sách outbound của Nhật Bản:- Nhờ sự phát triển kinh tế, Nhật Bản hiện là một trong những nước cólượng khách outbound lớn nhất thế giới và nhìn chung liên tục tăngtrưởng hằng năm. Do là 1 nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuấtkhẩu, đã từng có thời kì chính phủ Nhật Bản khuyến khích công dân củamình đi du lịch nước ngoài để tạo sự cân bằng cho việc phát triển kinh tế.Khi so sánh với lượng khách inbound, thì khách outbound vẫn chiếm 2lần khách inbound thậm chí 3 lần hoặc hơn 3 lần ( thời điểm 2000, 2003,2006). Nguyên nhân khiến cho người dân Nhật đi du lịch nước ngoàinhiều là do thu nhập cao và họ có mong muốn tìm tòi, học hỏi. Top 20nước trên thế giới mà người Nhật đi du lịch nhiều chủ yếu là các nướcChâu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Thái Lan,Singapore, Malaysia. Ngoài ra, Mỹ, Hawaii, Canada… cũng là nhữngđiểmđếnưathíchcủadukháchNhật.-III.---Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chiến dịch thông qua Hiệp hội Doanhnghiệp Lữ hành Nhật Bản (JATA) để khuyến khích người dân đi du lịchnước ngoài. Theo kế hoạch của chiến dịch, JATA đã tập trung xúc tiến 23thị trường outbound mục tiêu, trong đó có Việt Nam.Đặc trưng tâm lý khách du lịch Nhật Bản:1. Các điểm đến du lịch được ưa thích:Những điểm du lịch lịch sử và những nơi có phong cảnh đẹp: Khách dulịch Nhật Bản thường có xu hướng thỏa mãn sự tò mò của mình thôngqua việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các điểm đến. Do vậy họ đặcbiệt rất thích những điểm đến du lịch - nơi có bề dày lịch sử, truyền thốngvăn hóa hoặc những điểm lưu trữ các dấu tích lịch sử, văn hóa như bảotàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống… Trong quá trình tham quan dulịch, khách du lịch Nhật thường hay so sánh sự tương đồng và khác biệtvề lịch sử, văn hóa của Nhật cũng như lịch sử, văn hóa của các điểm đến.Do có điều kiện tốt về thu nhập, nên du khách Nhật Bản cũng thích dulịch tới những điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh đẹp và độc đáo.Những điểm đến với sự thân thiện: Văn hóa Nhật phụ thuộc vào 3 giá trịvà nguyên tắc căn bản là Wa-sự hài hòa, thân thiện, Kao-bộ mặt hayniềm kiêu hãnh và Omoiyari- sự đồng cảm, thấu cảm và lòng trung thành.Giá trị đầu tiên trong văn hóa Nhật có ảnh hưởng sâu sắc và là nguồn gốclí giải tại sao người Nhật Bản thường chọn những điểm đến du lịch-nơisự thân thiện của người dân địa phương là yếu tố căn bản nâng cao hìnhảnh du lịch của điểm đến. Khách du lịch Nhật Bản rất thích các cơ hộigiao tiếp và tiếp xúc với người dân địa phương trong hành trình du lịchcủa mình.Những địa điểm du lịch ẩm thực đặc biệt: khách du lịch Nhật Bản đặcbiệt hứng thú trong việc thưởng thức các hương vị ẩm thực đặc biệt vàkhác lạ ở các điểm đến du lịch. Họ còn rất thích thú tìm hiểu và học hỏivề nguồn gốc, cách thức chế biến và những giá trị ẩn chứa đằng sau vẻ bềngoài của ẩm thực ở nơi đến.---Những điểm đến với những giá trị về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ:Du khách Nhật yêu thích âm nhạc, các điệu nhảy, múa truyền thống củangười dân bản địa, thưởng lãm các giá trị nghệ thuật, đồ thủ công mỹnghệ cũng như các chương trình biểu diễn đẳng cấp quốc tế tại các điểmđến.Những điểm đến với ưu thế về cơ hội mua sắm và hệ thống cửa hàng bánđồ lưu niệm: Người Nhật có thói quen tặng quà nhau vào mọi dịp có thể.Do đó các điểm đến với ưu thế về mua sắm và hệ thống các cửa hàng bánđồ lưu niệm luôn thu hút rất đông lượng du khách Nhật. Du khách NhậtBản có thói quen mua sắm thông thường gấp từ 2 tới 5 lần du kháchthông thường khác. Du khách Nhật nói chung thường chọn mua nhữngmặt hàng dễ khơi gợi cảm xúc của chuyến đi, hay những đồ lưu niệmhiếm có và chưa được nhập khẩu vào Nhật. Khách du lịch Nhật đặt biệtkhông thích các mặt hàng được bán những người bán hàng rong. Họ thíchcác mặt hàng được đề giá cố định hơn là các mặt hàng phải mặc cả.Ngoài ra người Nhật Bản đặc biệt thích tham gia vào các hoạt động tìnhnguyện hướng tới cộng đồng và đây là thói quen họ mang theo suốt tronghành trình du lịch của họ. Tại các điểm du lịch du khách Nhật thườngmuốn tham gia vào các hoạt động tình nguyện như làm tuyên truyền, phổbiến văn hóa Nhật Bản, vệ sinh đường phố, trồng cây, tuyên truyềnphòng chống bệnh, dịch…Các yếu tố ảnh hướng tới quyết định lựa chọn điểm đến du lịch củadu khách Nhật Bản:- Yếu tố về an ninh và an toàn: An ninh và an toàn luôn yếu tố tốithượng được người Nhật đặt lên hàng đầu khi lựa chọn các điểm đến dulịch. Lý giải về điều này, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho rằng,đơn giản là vì xưa nay người Nhật sống trong một môi trường sống rất antoàn về mọi phương 16 diện và họ luôn có thói quen so sánh các giá trịtương tự tại các điểm đến. Do đó, với quan điểm bảo thủ, họ khó có thểchấp nhận lựa chọn điểm đến là những nơi có điều kiện an ninh và antoàn thấp, trừ phi đó là những nơi họ mong muốn hỗ trợ phát triển.- Sự sạch sẽ và vệ sinh: Người Nhật nói chung và du khách Nhật nóiriêng điển hình về sự sạch sẽ và vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày cũngnhư khi đi du lịch. Tại các nhà hàng, cơ sở lưu trú và vệ sinh công công,du khách nhật luôn quan tâm tới vấn đề vệ sinh và sự sạch sẽ của khănăn, khăn tắm, đồ ăn, dụng cụ ăn, ga trải giường, phòng tắm, toilet…2.- Cơ sở lưu trú tiện nghi với dịch vụ chu đáo: với du khách Nhật, cơ sởlưu trú nơi họ lưu lại trong hành trình có thể không phải là loại thượnghạng, nhưng phải sạch sẽ và hài hòa với môi trường thiên nhiên cũng nhưgần các trung tâm thương mại. Những cơ sở lưu trú (và những điểm đếndu lịch) nhân viên cư xử hòa nhã, thân thiện và có khả năng sử dụngtiếng Nhật, luôn được du khách Nhật ưu thích do hầu hết du khách Nhậtkhông sử dụng tiếng Anh.- Hệ thống giao thông thuận tiện: Du khách Nhật thường lựa chọn nhữngđiểm đến du lịch có đường bay trực tiếp và dễ tiếp cận. Họ thường rấtngại đến những điểm du lịch nếu phải quá cảnh nhiều lần trừ phi khôngcó sự lựa chọn nào khác. Khách du lịch Nhật Bản thường có xu hướngmong muốn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng có sự chínhxác về thời gian và thuận tiện như ở Nhật Bản. Cũng vì nguyên tắc đúnggiờ nên người Nhật thực sự thiếu kiên nhẫn và hoàn toàn không hài lòngnếu phải chờ đợi các phương tiện giao thông sai giờ giấc.IV.Chú ý trong phục vụ du lịch khách Nhật Bản:1. Về cơ chế chính sách:1.1 Chính sách visa: Sửa đổi cơ chế chính sách và thủ tục hành chínhnhằm tạo điều kiện cho khách du lịch đi lại dễ dàng trên lãnh thổ ViệtNam, nhất là những du khách muốn lưu trú lâu dài tại Việt Nam bằngcách tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh từ 15 ngày như hiện naylên 60 ngày, hoặc miễn phí visa cho khách du lịch mua tour trên 15ngày.1.2 Huy động các nguồn lực của đia phương trong công tác quảng bá,xúc tiến, thu hút khách du lịch Nhật Bản. Tổ chức đào tạo, tập huấnkiến thức về thị trường khách du lịch Nhật Bản và các kỹ năng trongviệc đón tiếp, quảng bá, xúc tiến du lịch cho các doanh nghiệp và cánbộ quản lý nhà nước về du lịch địa phương.1.3 Cho phép cơ quan quản lí nhà nước về xúc tiến du lịch được phépthuê tư vấn trực tiếp nước ngoài trong việc tổ chức thực hiện cácchương trình xúc tiến hoặc làm việc trực tiếp, thường xuyên tại vănphòng cơ quan.1.4 Phối hợp với các cơ quan liên ngành trong việc phát triển các sảnphẩm hoặc dịch vụ du lịch mới cho khách du lịch Nhật Bản: Làm việcvới Bộ y tế phát triển các dịch vụ du lịch sức khỏe, chăm sóc ngườigià sang Việt Nam nghỉ dưỡng và lưu trú lâu dài. Phối hợp với BộGiáo dục và Đào tạo có chính sách khuyến khích sự giao lưu, kếtnghĩa giữa các trường của Việt Nam và cảu Nhật Bản nhằm xúc tiếncác hoạt động du lịch học đường.2. Sản phẩm du lịch:2.1 Sản phẩm dịch vụ cho khách Nhật bản nói chung:- Việt Nam cần phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, dulịch đến các điểm đến là di sản thế giới, du lịch biển, du lịch sinh tháinông thôn, các tour du lịch dạy nấu ăn và tìm hiểu về văn hóa ẩm thựcViệt Nam…Các sản phẩm du lịch này sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầucủa khách du lịch Nhật Bản mà còn có thể đáp ứng thị hiếu của kháchdu lịch từ nhiều thị trường khác trên thế giới.2.2 Các sản phẩm du lịch đặc thù theo từng phân đoạn thị trường: Cụ thể:- Đối với lứa tuổi 10-20: Cần phát triển các sản phẩm du lịch họcđường, du lịch trước khi tốt nghiệp cho đối tượng là học sinh, sinhviên. Xây dựng các tour trọn gói cho đối tượng khách này.Thời giancủa các tour nay thường từ 5-7 ngày và sử dụng dịch vụ khá cao(thường lưu trú tại các khách sạn từ 4 - 5 sao). Các tour du lịch họcđường có thể tổ chức quanh năm nhưng thường đông hơn vào khoảngtháng 8 và tháng 9 vì đây là thời gian nghỉ hè. Đối với các tour du lịchtrước khi tốt nghiệp, thời gian đông nhất là khoảng tháng 2 và tháng3, trước lễ tốt nghiệp diễn ra vào cuối tháng 3 hàng năm.- Đối với độ tuổi 20-30: Đặc điểm, đối tượng khách ở độ tuổi này cònhọc hoặc mới đi làm nên quỹ thời gian cũng như việc tích lũy kinh tếchưa nhiều, khách nữ nhiều hơn nam và thường đi du lịch một mìnhhoặc đi theo nhóm nhỏ. Các sản phẩm phù hợp với độ tuổi này thườnglà các tour ngắn ngày(từ 3-5 ngày) và cần xây dựng nhiều tour lựachọn hoặc tour mở.Khách ở độ tuổi này thường thích khám phá, thờitrang, thích tìm hiểu về các món ăn Việt Nam và mua tạp hóa (đồ thủcông, giầy, dép, đồ lưu niệm…).Độ tuổi 30-50: Đây là độ tuổi đã ổn định về nghề nghiệp, gia đình vàcó tích lũy nhất định. Những người ở độ tuổi này có xu hướng đi dulịch cùng gia đình, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vuichơi giải trí, thể thao. Các sản phẩm du lịch Việt Nam có thể cung cấpcho họ là các sản phẩm du lịch biển, các điểm đến có phong cảnh đẹp,có các khu resort, kết hợp với các di sản thế giới như vịnh Hạ Long,Hội An, Đà Nẵng…Ở độ tuổi này, khách du lịch nữ giới nhiều hơnnam giới do tồn tại một phân khúc thị trường nhỏ là những bà nội trợđi du lịch. Đối tượng khách này có thể đi du lịch quanh năm, có sởthích mua sắm,làm đẹp và học nấu ăn. Do vậy, cần phát triển các tour-2.3du lịch phù hợp với thị hiếu nhóm khách này. Việt Nam có lợi thếtrong việc thu hút khách du lịch học nấu ăn do nghệ thuật ẩm thựcViệt Nam khá nổi tiếng tại Nhật Bản.Độ tuổi trên 50: Đối tượng khách này có mức tiêu dùng tương đốicao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về lịchsử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch. Một số loại hình du lịch nhưdu lịch di sản, du lịch sức khỏe, đi thăm di tích chiến tranh Việt Namđược lựa chọn nhiều ở nhóm tuổi này. Đặc biệt những người trên 60tuổi sống bằng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội có được chính phủ NhậtBản khuyến khích đi du lịch dài ngày ở nước ngoài. Dịch vụ cung cấpcho các đối tượng khách du lịch này cần yêu cầu thêm các dịch vụ ytế, chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, các khu nghỉdưỡng ở những địa điểm có khí hậu tốt, ấm áp, gần biển.Một số các điểm đến cụ thể: Theo các phân tích về tâm lý, sở thíchnêu trên, từ nay đến năm 2015 cần tập trung quảng bá một số điểmđến cụ thể như sau:- Về du lịch di sản: Tập trung quảng bá con đường di sản miền Trungvà Vịnh Hạ Long.- Về du lịch biển: Tập trung quảng bá cho du lịch biển Đà Nẵng vàQuảng Nam (kết hợp với du lịch di sản) và Phú Quốc;- Du lịch học đường: Xúc tiến tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Thànhphố Hồ Chí Minh và khu vực Đà Nẵng.- Về du lịch nghỉ dưỡng dài ngày: Khánh Hòa, Bình Thuận.- Về du lịch mua sắm, ẩm thực: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.Nguồn tư liệu:http://vietnamtourism.gov.vn/dmdocuments/De-an-thu-hut-khach-dulich-Nhat-Ban.pdf