Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn

Hiện nay bệnh sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tật về răng miệng. Bệnh xuất hiện rất sớm, ngay sau khi răng mọc (6 tháng tuổi), có tỷ lệ mắc rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng trong cộng đồng.

                                                   - Tác giả:  BS. Phạm Trung Hiếu                                                         CNĐD. Đào Hồng Quang

                                                        YS. Lương Kim Nguyên

TÓM TẮT

Bằng phương pháp mô tả cắt ngang 350 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt BVĐK Ba Tri, chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau: tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng là 92,26%, tỉ lệ sâu răng ở nam giới 92,26% cao hơn ở nữ giới 90,1%, tỉ lệ sâu răng tăng dần theo độ tuổi và 100% bệnh nhân trên 63 tuổi bị sâu răng, sâu răng ở nhóm răng cối lớn cao nhất và sâu đến tủy chiếm đa số, những bệnh nhân có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, hút thuốc lá, ăn nhiều đường dễ bị sâu răng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay bệnh sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tật về răng miệng. Bệnh xuất hiện rất sớm, ngay sau khi răng mọc (6 tháng tuổi), có tỷ lệ mắc rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh đang dần trở thành một vấn đề được quan tâm sâu sắc của thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận bệnh sâu răng là căn bệnh phổ biến trên thế giới, nhất là khu vực Châu Á và Mỹ Latin(1).

Bệnh sâu răng không chỉ gây ra các biến chứng tại chỗ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói và chức năng thẩm mỹ mà bệnh sâu răng còn gây ra nhiều biến chứng toàn thân nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe cũng như sinh hoạt của con người(4). Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh sâu răng rất tốn kém cả về tiền bạc và thời gian. Do vậy, công tác dự phòng bệnh là hết sức quan trọng nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong người dân, từng bước góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.

Để có cơ sở đánh giá và chủ động đề xuất các giải pháp can thiệp tích cực, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Khảo sát tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân tại Phòng khám Răng-hàm-mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri" nhằm mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân tại Phòng khám Răng-hàm-mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri năm 2015.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân tại Phòng khám Răng-hàm-mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri năm 2015.

II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Là những bệnh nhân (BN) trên 6 tuổi đến khám ngoại trú tại phòng khám Răng-hàm-mặt Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri từ 01/6/2015 đến 31/8/2015.

1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

BN trên 6 tuổi đến khám ngoại trú tại phòng khám Răng-hàm-mặt Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri từ 01/6/2015 đến 31/8/2015 đồng ý tham gia nghiên cứu.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

BN không đầy đủ thông tin nghiên cứu, không đồng ý tham gia nghiên cứu, những người bị bệnh tâm thần, thần kinh…

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: toàn thể.

2.3. Phương tiện, dụng cụ nghiên cứu

- Phiếu khảo sát.

- Bộ đồ khám nha khoa.

- Công cụ và phương pháp thu thập số liệu: Bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận kết quả khám lâm sàng các cá thể trong đối tượng nghiên cứu được chuẩn bị sẵn.

2.4. Phương pháp khám, chẩn đoán sâu răng theo tiêu chuẩn của WHO

- Trên mỗi răng cần khám đủ 5 mặt răng, trên mỗi mặt răng phát hiện tất cả các lỗ sâu với phương pháp dùng đầu nhọn thám trâm nha khoa tì và di trên mặt răng chú ý các rãnh mặt nhai, các mặt tiếp giáp và ở cổ răng. Ghi nhận kết quả.

- Một người được chẩn đoán là sâu răng khi có ít nhất 01 răng bị sâu.

3. Phương pháp xử lý số liệu

Theo chương trình phần mềm R thế hệ 2014.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào tiêu chuẩn chọn mẫu chúng tôi thu thập được 350 BN đạt tiêu chuẩn và qua phân tích kết quả được ghi nhận như sau:

1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng

Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng trong đối tượng nghiên cứu

* Nhận xét:

Số lượng người dân mắc bệnh sâu răng trong đối tượng nghiên cứu là 319 người, tỷ lệ 92,26% và số lượng người dân không mắc bệnh sâu răng là 31 người, tỷ lệ 8,86%.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân

2.1. Yếu tố giới tính

Bảng 1. Tỷ lệ người dân mắc bệnh sâu răng phân bố theo giới tính

    Sâu răng

Giới

n

Sâu răng phân bố theo giới

So sánh % hai giới

SL

Tỷ lệ  %

Nam

168

155

92,26

p>0,05

Nữ

182

164

90,1

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Với kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sâu răng ở nam giới 92,26% cao hơn ở nữ giới 90,1%.

2.2. Yếu tố tuổi

Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo độ tuổi

     Sâu răng

Tuổi

n

Số người có sâu răng

So sánh tỷ lệ mắc bệnh sâu răng  giữa các độ tuổi

SL

Tỷ lệ  %

6 – 12

62

54

87

p<0,05

13 – 25

106

92

86,7

26 – 38

60

54

90

39 – 51

38

37

97,3

52 – 63

51

49

96

>63

33

33

100

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 32,5 tuổi.

Tuổi thấp nhất là 6 tuổi.

Tuổi cao nhất là 92 tuổi.

Tỉ lệ sâu răng thấp nhất ở nhóm 6-25 tuổi (87%) tăng dần đến nhóm 26-38 tuổi (90%) tiếp đến là nhóm 39-63 tuổi (97%) và cao nhất là nhóm BN trên 63 tuổi (100%).

2.3 Yếu tố nhóm răng

Biểu đồ 2. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo nhóm răng

* Nhận xét:

Tỉ lệ sâu răng xếp theo thứ tự: nhóm răng cối lớn > nhóm răng cối nhỏ > nhóm răng trước.

Tỉ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm răng cối lớn hàm dưới 81,5%.

Tỉ lệ sâu răng thấp nhất ở nhóm răng trước hàm dưới 8,78%.  

2.4. Yếu tố các dạng sâu răng

Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo các dạng sâu răng

Phân loại sâu răng

Số lượng răng sâu

Tỷ lệ %

So sánh tỷ lệ

SR giữa các

loại tổn thương

Sâu men

167

28,12

P<0,05

Sâu ngà

150

25,25

Sâu tổn thương tủy

277

46,63

Tổng cộng

594

100

* Nhận xét: 

Phân theo mức độ tổn thương thì sâu đến tủy chiếm tỉ lệ cao nhất 46,63%, tiếp đến là sâu men 28,12% và thấp nhất là sâu ngà 25,25%.

2.5. Yếu tố nghề nghiệp với sâu răng của BN

Bảng 4. Tỷ lệ BN mắc bệnh sâu răng phân bố theo nghề nghiệp

             Sâu răng

Nghề nghiệp

n

Có sâu răng

Tỷ lệ %

So sánh tỷ lệ

SR giữa các

nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên

111

95

85,59

p<0,05

CB viên chức, CB hưu trí

32

30

93,75

Nông dân

84

79

94,05

Công nhân, thợ thủ công

44

40

90,91

Buôn bán, lao động tự do

63

61

96,83

Nghề khác (không ổn định)

16

14

87,5

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Những người nông dân, những người buôn bán, lao động tự do có tỷ lệ mắc bệnh sâu răng rất cao từ 94,05 % đến 96,83 %. Tỉ lệ sâu răng thấp nhất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên 85,59%.

2.6. Yếu tố trình độ học vấn với sâu răng của BN

Bảng 5. Tỷ lệ BN mắc bệnh sâu răng phân bố theo trình độ học vấn

             Sâu răng

Trình độ học vấn

n

Có sâu răng

Tỷ lệ %

So sánh tỷ lệ

sâu răng giữa các

trình độ HV

Mù chữ

14

14

100

p<0,05

Hết tiểu học

140

131

93,57

Tốt nghiệp TH cơ sở

98

91

92,86

Tốt nghiệp TH phổ thông

71

59

83,1

Đại học, sau đại học

27

24

88,88

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Tỉ lệ sâu răng thấp ở những BN có trình độ THPT, đại học, sau đại học từ 83,1% đến 88,88%. Tỉ lệ sâu răng cao nhất ở những người mù chữ 100%.

2.7. Tìm hiểu yếu tố tình trạng vệ sinh răng miệng với sâu răng của BN

Bảng 6. Tỷ lệ BN mắc bệnh sâu răng phân bố theo tình trạng vệ sinh răng miệng

                 Sâu răng

Tình trạng VSRM

n

Có sâu răng

Tỷ lệ %

So sánh tỷ lệ

SR giữa các

nghề nghiệp

Tốt

144

115

79,86

      p<0,05

Không tốt

206

204

99,02

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Có sự chênh lệch lớn ở nhóm vệ sinh răng miệng tốt tỉ lệ sâu răng 79,81% thấp hơn nhiều so với nhóm BN vệ sinh răng miệng không tốt 99,02%.

2.8. Tìm hiểu thói quen ăn nhiều đường ảnh hưởng đến tỉ lệ sâu răng của BN

Bảng 7. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo thói quen ăn nhiều đường

         Sâu răng

Thói quen

n

Có sâu răng

Tỷ lệ %

So sánh tỷ lệ

SR giữa các

nghề nghiệp

Ăn nhiều đường

109

106

97,24

       p<0,05

Không ăn nhiều đường

241

213

88,38

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Tỉ lệ sâu răng ở nhóm BN có thói quen ăn nhiều đường là 97,24% cao hơn ở nhóm BN không có thói quen ăn nhiều đường là 88,38%.

2.9. Tìm hiểu thói quen hút thuốc lá ảnh hưởng đến tỉ lệ sâu răng của BN

Bảng 8. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sâu răng phân bố theo thói quen hút thuốc lá

         Sâu răng

Thói quen

n

Có sâu răng

Tỷ lệ %

So sánh tỷ lệ

SR giữa các

nghề nghiệp

Hút thuốc lá

52

50

96,15

p<0,05

Không hút thuốc lá

289

269

90,27

Tổng cộng

350

319

91,14

* Nhận xét:

Tỉ lệ sâu răng ở nhóm BN có thói quen hút thuốc lá 96,15% cao hơn so với nhóm BN không có thói quen hút thuốc lá 90,27% .

 IV. BÀN LUẬN

1. Tỉ lệ mắc bệnh sâu răng  trong đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ người dân mắc bệnh sâu răng trong đối tượng nghiên cứu là: 91,14%. Kết quả này tương đồng với tỉ lệ sâu răng chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 93,7% theo kết quả điều tra răng miệng ở Việt Nam của Viện RHM Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và thống kê sức khỏe răng miệng Australia từ năm 1999- 2001(5). Nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2011) là 84,1%(3).

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân

2.1. Giới tính

Với kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh sâu răng giữa hai giới nam và nữ có ý nghĩa thống kê p > 0,05(p= 0,48). Tỷ lệ sâu răng ở nam giới là 92,26% cao hơn ở nữ giới là 90,1%. Kết quả cao hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2011) tỷ lệ sâu răng ở nam giới (87,3%), nữ giới (81%)(3). Điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu của tác giả trong cộng đồng.

2.2. Tuổi

Tỷ lệ người dân sâu răng có xu hướng tăng dần lên theo độ tuổi. Nhóm tuổi 6-25 tuổi, tỉ lệ sâu răng thấp nhất khoảng 87%, nhóm tuổi 26-38 (90%) nhóm tuổi 39-63 (97%) và nhóm tuổi trên 63 chiếm tỉ lệ sâu răng cao nhất (100%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu mới nhất tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM của thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Đức Minh "Tình trạng sâu răng tăng dần theo lứa tuổi, cả về số người mắc lẫn mức độ nặng" (5). Kết quả này cũng phù hợp so với nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2011) "Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng tăng dần theo tuổi, lứa tuổi 12 là thấp nhất 74% và ở nhóm tuổi 65 - 74 là cao nhất 95,5%" (3).

2.3. Nhóm răng

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh sâu răng giữa các nhóm răng. Tỉ lệ sâu răng xếp theo thứ tự: nhóm răng cối lớn > nhóm răng cối nhỏ > nhóm răng trước. Trong đó tỉ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm răng cối lớn hàm dưới (81,5%), thấp nhất ở nhóm răng trước hàm dưới (8,78%). Phù hợp với nghiên cứu của Klein và Palmer (1937) (1). Kết quả này có thể giải thích vì cấu trúc giải phẫu của nhóm răng cối lớn phức tạp, kích thước to hơn, có nhiều trũng rãnh hơn và vị trí mọc trên hàm cũng khó vệ sinh hơn so với nhóm răng cối nhỏ và nhóm răng trước nên dễ bị sâu nhiều hơn.

2.4. Các dạng sâu răng

Phân theo mức độ tổn thương thì sâu đến tủy chiếm tỉ lệ cao nhất: 46,63%. Tiếp đến là sâu men chiếm tỉ lệ 28,12%. Sâu ngà chiếm tỉ lệ 25,25%. Kết quả này phù hợp vì đa phần BN đến khám vì sưng, đau nhức răng…, đó là các triệu chứng của tình trạng viêm tủy răng.

2.5. Nghề nghiệp

Với kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh sâu răng giữa các ngành nghề, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p=0,00958). Những người nông dân, những người lao động tự do có tỷ lệ mắc bệnh sâu răng rất cao từ 94,05 đến 96,83%. Tỉ lệ sâu răng thấp nhất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên: 85,59%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2011) những người nông dân, những người lao động tự do, những người có nghề nghiệp không ổn định có tỷ lệ mắc bệnh sâu răng rất cao từ 91,4 đến 92,2 % , thấp nhất ở nhóm học sinh, sinh viên (77,5%)(3).

2.6. Trình độ học vấn

Với kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh sâu răng giữa những BN có trình độ học vấn khác nhau, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p=0,03876). Kết quả nghiên cứu ghi nhận: Tỉ lệ sâu răng thấp ở những BN có trình độ THPT, đại học, sau đại học từ 83,1% đến 88,88%. 100% BN mà chữ bị sâu răng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2011) tỷ lệ sâu răng ở những người mù chữ là 95,3% và ở những người có trình độ học vấn đại học, sau đại học là 70,6% (3). Kết quả này có thể giải thích do những người có trình độ học vấn cao hơn thì có sự hiểu biết về cách vệ sinh răng miệng cũng như tiếp cận các dịch vụ chăm sóc răng miệng tốt hơn.

2.7. Tình trạng vệ sinh răng miệng

Những người dân có tình trạng vệ sinh răng miệng tốt thì tỷ lệ mắc bệnh sâu răng thấp hơn so với những người dân có tình trạng vệ sinh răng miệng chưa tốt có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p=0,001112). Tỉ lệ sâu răng ở nhóm BN vệ sinh răng miệng không tốt là 99,02%, ở nhóm BN vệ sinh răng miệng tốt là 79,86%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2011) tỷ lệ sâu răng ở nhóm những người dân có tình trạng vệ sinh răng miệng tốt là 42,8% và nhóm những người dân có tình trạng vệ sinh răng miệng chưa tốt là 92,8%(3).

2.8. Thói quen ăn nhiều đường

Với kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh sâu răng với thói quen ăn nhiều đường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 2.519e-12). Tỉ lệ sâu răng ở nhóm BN có thói quen ăn nhiều đường 97,24% cao hơn so với nhóm BN không có thói quen ăn nhiều đường 88,38%.

2.9. Thói quen hút thuốc lá

Với kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tỷ lệ mắc bệnh sâu răng với thói quen hút thuốc lá, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 (p= 2.2e-16). Tỉ lệ sâu răng ở nhóm BN có thói quen hút thuốc lá 96,15% cao hơn so với nhóm BN không có thói quen hút thuốc lá.

          V. KẾT LUẬN

1. Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn

Tỷ lệ người dân mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn trong đối tượng nghiên cứu là 91,14%.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân

- Giới tính: Tỷ lệ sâu răng ở nam giới là 92,26% cao hơn ở nữ giới là 90,1%.

- Tuổi: Tỷ lệ người dân sâu răng có xu hướng tăng dần lên theo độ tuổi. Nhóm tuổi 6-25 tuổi, tỉ lệ sâu răng thấp nhất khoảng 87%, nhóm 26-38 tuổi  (90%) nhóm 39-63 tuổi (97%) và nhóm trên 63 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 100%.

- Nhóm răng: Tỉ lệ sâu răng xếp theo thứ tự: nhóm răng cối lớn > nhóm răng cối nhỏ > nhóm răng trước. Trong đó tỉ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm răng cối lớn hàm dưới 81,5%, thấp nhất ở nhóm răng trước hàm dưới 8,78%.

- Mức độ tổn thương: Sâu đến tủy chiếm tỉ lệ cao nhất 46,63%, tiếp đến là sâu men 28,12%, thấp nhất là sâu ngà 25,25%.

- Yếu tố nghề nghiệp: Những người nông dân, những người lao động tự do có tỷ lệ mắc bệnh sâu răng rất cao từ 94,05% đến 96,83%. Tỉ lệ sâu răng thấp nhất ở lứa tuổi học sinh, sinh viên  85,59%.

- Trình độ học vấn: Ở những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sâu răng thấp hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.

- Yếu tố tình trạng vệ sinh răng miệng của từng cá thể: Những người dân vệ sinh răng miệng không tốt tỉ lệ sâu răng rất cao  99,02% so với nhóm BN vệ sinh răng miệng tốt 79,86%.

- Thói quen ăn nhiều đường: Tỉ lệ sâu răng ở nhóm BN có thói quen ăn nhiều đường 97,24% cao hơn so với nhóm BN không có thói quen ăn nhiều đường 88,38%.

- Thói quen hút thuốc lá: Tỉ lệ sâu răng ở nhóm BN có thói quen hút thuốc lá 96,15% cao hơn so với nhóm BN không hút thuốc lá  90,27%.

 VI. KIẾN NGHỊ

Với kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn của bệnh nhân và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn tại Phòng khám Răng-hàm-mặt của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri từ 01/6/2015 đến 31/8/2015, chúng tôi xin kiến nghị:

- Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục nâng cao sức khỏe răng miệng cho nhân dân. Bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng, đồng thời cần chú trọng đến việc hướng dẫn thực hành chải răng đúng cách và đúng phương pháp để người dân biết và tự giác thực hiện.

- Khuyến cáo người dân thực hiện chải răng sau bữa ăn và trước lúc đi ngủ với kem đánh răng có Fluor để dự phòng sâu răng. Đi kiểm tra răng định kỳ 3-6 tháng/lần để được khám, tư vấn và điều trị sớm các bệnh răng miệng.

- Bệnh viện cần trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ y bác sĩ để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh sâu răng ngày càng cao của nhân dân trong huyện Ba Tri.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn răng hàm mặt - Trường đại học Y Hà nội (1977), "Những bệnh viêm nhiễm vùng hàm mặt", Răng hàm mặt, giáo trình giảng dạy Răng hàm mặt.

2. Khoa răng hàm mặt - Trường đại học Y Dược Cần Thơ  (2005)," Dự phòng sâu răng nha chu" bài giảng Răng hàm mặt.

3. Trần Văn Dũng (2011) Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm nha chu trong nhân dân Thành phố Huế - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế.

4. Nguyễn Toại, Trần Thanh Phước, Nguyễn Thúc Quỳnh Hoa, Nguyễn Quang Hải (2008) Nghiên cứu đặc điểm sâu răng của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế - Trường Đại Học Y Dược Huế.

5. Nguyễn Mạnh Hà (2010), "Bệnh sâu răng", Sâu răng và biến chứng, Nhà xuất bản  giáo dục Việt Nam.  


Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn

Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn
Đề tài nghiên cứu khoa học sâu răng vĩnh viễn