Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tác Đông như thế nào đến khí hậu

Hướng nghiêng, hướng núi, độ cao địa hình ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam.

1.    Hướng nghiêng: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam, thấp dần ra biển, tạo điều kiện các khối khí có thể tác động sâu vào trong lục địa. Kết hợp với vai trò Biển Đông, làm khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

2.    Hướng núi:

Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía Bắc nhiệt độ xuống thấp.

Hướng tây bắc – đông nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn Đông Bắc.

+ Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió Tây Nam thổi đầu mùa hạ, đã gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; sau khu vượt núi, các khối khí bị biến tính trở nên khô nóng cho sườn đông [ven biển miền Trung], nhiệt độ cao. Ngược lại, mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên có độ ẩm cao; sườn tây [Tây Nguyên] là mùa khô - nóng. Đây là sự đối lập mùa mưa và mùa khô giữa 2 sườn đông – tây Trường Sơn [sự phân hóa Đông – Tây].

+ Dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc, tạo ra sự phân hóa Bắc – Nam.

3.    Độ cao địa hình:

Nước ta có địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của khí hậu vẫn được bảo toàn.

Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy, những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước. Điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ với đỉnh Panxipang cao 3143m – là khu vực duy nhất của nước ta có đầy đủ ba đai cao của khí hậu [đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi].

Fanpage: Địa lí thầy Tùng.

Hướng vòng cung của các cánh cung vùng Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta và làm cho Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp.

Khí hậu có sự phân hóa theo dộ cao địa hình [trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°C]. Do địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng nên chỉ hình thành các vành đai nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới trên núi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Giải thích vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước ?

Xem đáp án » 02/06/2020 1,276

Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ và lượng mưa ba trạm khí tượng Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội.

Biểu đồ kết hợp [cột và đường] thể hiện lượng mưa và nhiệt độ ba trạm khi tượng Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội.

Xem đáp án » 02/06/2020 920

Giải thích tại sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?

Xem đáp án » 02/06/2020 609

Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ và lượng mưa ba trạm khí tượng Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội.

Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của các trạm.

Xem đáp án » 02/06/2020 604

Em hãy cho biết: để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình ở đây như thế nào ?

Xem đáp án » 02/06/2020 463

Địa hình vùng núi Đông Bắc Bộ ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào?

Câu 31: Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:

   A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

   B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

   C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

   D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.

Câu 32: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

   A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

   B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.

   C. Thời tiết diễn biến thất thường.

   D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.

Câu33: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do:

   A. công nghệ khai thác lạc hậu.

   B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước.

   C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

   D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

Câu 34:  Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là:

   A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

   B. đời sống người dân chậm cải thiện.

   C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

   D. nền kinh tế chậm phát triển.

Câu 35: Về tài nguyên nước, vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở các nước đới nóng hiện nay là:

   A. xâm nhập mặn.

   B. sự cố tràn dầu trên biển.

   C. khô hạn, thiếu nước sản xuất.

   D. thiếu nước sạch.

Câu 36: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là:

   A. châu Á.

   B. châu Phi.

   C. châu Mĩ.

   D. châu đại dương.

Câu 37:  Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do:

   A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

   B. trình độ lao động thấp.

   C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.

   D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.

Câu 38: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là:

   A. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

   B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.

   C. dân số đông và tăng nhanh.

   D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

Câu 39:  Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

   A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

   B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

   C. Nâng cao đời sống người dân.

   D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.

Câu 40: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến:

   A. sản xuất công nghiệp.

   B. sản xuất nông nghiệp.

   C. gia tăng dân số.

Nêu những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề