Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào

Theo chia sẻ mới đây của Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải, tại thời điểm giữa tháng 11/2020, mới có 35% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh được đưa lên Cổng dịch vụ công trực tuyến và tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến lúc đó chỉ là 1%.

Thế nhưng, từ tháng 6/2021,Thái Nguyên đã cung cấp 100% thủ tục hành chính mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công tỉnh Thái Nguyên, hoàn thành vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 01 về “Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” đã được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành ngày 31/12/2020. Đặc biệt là tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến của địa phương này đạt 16%, gấp 16 lần so với giai đoạn 5 năm từ 2015 đến 2020.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào
Thái Nguyên là 1 trong những địa phương đã cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện trực tuyến mức 4.

Vào đầu tháng 6/2021, tỉnh Lạng Sơn đã đưa toàn bộ 1.030 dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh tại địa chỉ dichvucong.langson.gov.vn. Đáng chú ý, việc thực hiện chỉ tiêu này được tỉnh gấp rút triển khai chỉ trong 30 ngày và hoàn thành trước tiến độ 7 tháng theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Tính đến hết tháng 8, tổng số hồ sơ trực tuyến được địa phương tiếp nhận là gần 10.800, đạt 21,6%.

Gần đây nhất, Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình cho biết, sau 4 tháng triển khai, từ ngày 10/9, tỉnh Ninh Bình đã cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh tại địa chỉ dichvucong.ninhbinh.gov.vn.

Ngoài các địa phương trên, còn có một số bộ, ngành, địa phương gồm Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bến Tre, Tây Ninh… đã sớm hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4.

Đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 năm 2019 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025” trong 3 tháng gần đây, Bộ TT&TT cho hay, các bộ, ngành, địa phương trong quý III đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

Tính đến ngày 20/9, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của cả nước đạt 68,2%. Trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3 là 19,93% và mức 4 là 48,27%.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào
Tỷ lệ dịch vụ công được các bộ, ngành, địa phương cung cấp trực tuyến mức 4 trong tổng số dịch vụ công đã liên tục tăng những năm gần đây.

Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 - mức cao nhất cho phép người dân và doanh nghiệp thực hiện hoàn toàn qua mạng, đã tăng thêm hơn 17% nhưng vẫn còn tương đối xa mục tiêu đề ra là đến cuối năm 2021 các bộ, ngành, địa phương hoàn thành đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4.

Trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt hồi giữa tháng 6, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ: “Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025”.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử. Để cơ bản hoàn thành phát triển Chính phủ điện tử trong năm 2021, thời gian qua, Bộ TT&TT và trực tiếp là Cục Tin học hóa đã thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ cũng như đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Trong báo cáo quý III về tình hình thực hiện Nghị quyết 17, để thúc đẩy tiến độ triển Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số, Bộ TT&TT đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương một số nội dung trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Vân Anh

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào

Những ngày thực hiện giãn cách xã hội ở Long An, trang Zalo Chính quyền điện tử tỉnh liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh, Cổng Dịch vụ công trực tuyến bảo đảm thông suốt phục vụ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân, DN.

Thứ tư,08/06/2022 14:36

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào
Từ viết tắt
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào
Xem với cỡ chữ

UBND tỉnh Long An đã ban hành Chỉ thị yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai đồng bộ, tập trung giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 4 giai đoạn 2022 2025 nhu thế nào

Rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính nộp trực tuyến để trả kết quả sớm nhất cho cá nhân, tổ chức.

Chỉ thị nêu rõ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương khi thực hiện thủ tục hành chính phải chọn hình thức nộp hồ sơ ở mức độ cao nhất của thủ tục hành chính đã được tỉnh cung cấp. Các cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm theo dõi việc nộp hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập khác đối với hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình.

Đồng thời phối hợp với Đoàn thể, Hội thành lập các đội tình nguyện, ra quân hướng dẫn cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến. Thực hiện tiếp nhận, giải quyết, thanh toán, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương được thực hiện trực tuyến đảm bảo đạt mục tiêu trong năm 2022 như sau: ít nhất 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ (đối với các thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ); trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết bằng hình thức trực tuyến và 100% hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện bằng hình thức trực tuyến đối với các thủ tục hành chính đã liên thông, tích hợp vào Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Sử dụng dữ liệu có sẵn từ cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu bộ ngành cấp trên công bố, chia sẻ, tài liệu đã ký số hợp lệ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trước đó nhằm thay thế văn bản giấy, đơn giản thành phần hồ sơ người dân, doanh nghiệp cần nộp.

Không để hồ sơ trễ hạn vì nguyên nhân chủ quan

Theo Chỉ thị, các cơ quan, đơn vị không để hồ sơ trễ hạn vì nguyên nhân chủ quan; rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính nộp trực tuyến để trả kết quả sớm nhất cho cá nhân, tổ chức; không để xảy ra phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu, hồ sơ giải quyết chậm trả kết quả, bổ sung nhiều lần khi thực hiện thủ tục hành chính.

Triển khai thực hiện số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện từ ngày 01/12/2022, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã từ ngày 01/6/2023.

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Long An cho biết, riêng 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 800/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện số hóa từ ngày 01/7/2022.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu đảm bảo 100% cá nhân, tổ chức đến thực hiện thủ tục hành chính đều được giới thiệu, hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ trực tuyến và sử dụng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.