Độ tuổi thanh thiếu niên là bao nhiêu năm 2024

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Tuổi vị thành niên (VTN) chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: 10 - 13 tuổi

- Giai đoạn giữa: 14 - 16 tuổi

- Giai đoạn cuối VTN: 17 - 19 tuổi

Tuổi VTN là giai đoạn có nhiều biến động, phát triển phức tạp hơn các giai đoạn trước. Do sự phát triển của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ VTN diễn ra hàng loạt những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, đặc biệt là sự phát triển của cơ quan sinh dục giúp VTN nhận thức rõ về bản sắc giới của mình.

Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10-15 tuổi, các em nam bắt đầu dậy thì muộn hơn các em nữ chừng 2 năm, trong khoảng từ 12-17 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn trưởng thành thể hiện ở sự phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể nói chung chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản.

Nồng độ của các nội tiết tố sinh dục (ở nữ là Estrogen, ở nam là Testosteron) tăng dần lên từ tuổi dậy thì đến khi trưởng thành. Biểu hiện rõ rệt nhất ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt và ở các em nam là hiện tượng xuất tinh. Nồng độ nội tiết tố sinh dục tăng làm tăng nội tiết tố tăng trưởng, gây ra hàng loạt các thay đổi của các đặc tính sinh dục phụ, của hệ thống sinh dục và sự lớn lên của cơ thể.

Sự lớn lên và trưởng thành ở VTN xảy ra với tốc độ khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc vào các yếu tố sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hoá. - xã hội.

Dậy thì ở nam

Dấu hiệu đầu tiên là tinh hoàn bắt đầu to lên, kéo theo sự phát triển về kích thước của dương vật và xuất hiện lông mu, ria mép.

Các tuyến bã hoạt động mạnh và mụn trứng cá xuất hiện.

Thân hình cao lên nhanh chóng, các xương dài phát triển, bàn chân, bàn tay to lên, dài ra, khuỷu tay và đầu gối to lên đáng kể. Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng. Tiếp đó là sự phát triển các cơ bắp ở ngực, vai, đùi. Các em bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới.

Giai đoạn dậy thì ở con trai được đánh dấu bằng hiện tượng xuất tinh trong giấc mơ (mộng tinh hoặc giấc mơ ướt).

Dậy thì ở nữ

Dấu hiệu đầu tiên phát triển núm vú cứng và quầng vú. Mọc lông ở mu và nách. Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển và to ra. Xương hông to ra.

Các em gái lớn nhanh trước khi có kinh nguyệt. Các em phát triển chiều cao rất nhanh và khi 17 - 18 tuổi có thể cao bằng người phụ nữ trưởng thành. Các em gái ít khi có khối cơ phát triển mạnh như các em trai.

Các tuyến bã hoạt động mạnh và mụn trứng cá xuất hiện.

Giai đoạn dậy thì ở con gái được đánh dấu bằng hiện tượng kinh nguyệt lần đầu. Chỉ có một số ít các em gái có kinh muộn (17 - 19 tuổi).

Về mặt tâm lý xã hội, tuổi VTN tuy không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn. Trước sự thay đổi nhanh chóng về cơ thể và sinh lý, trẻ VTN có thể cảm thấy bối rối, lo âu và có nhiều băn khoăn, thêm nữa ;lại tò mò, muốn khám phá bản thân, muốn khẳng định mình là người lớn.

Đây chính là lúc trẻ VTN rất cần gia đình và thầy cô quan tâm đặc biệt, chia sẻ kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, định hướng kỹ năng sống, giúp các con vững vàng bước sang tuổi trưởng thành

Nguồn: Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuổi VTN của TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Đối thoại với thanh niên được quy định như thế nào? – Huyền Trang (Gia Lai)

Độ tuổi thanh thiếu niên là bao nhiêu năm 2024

Thanh niên là người bao nhiêu tuổi? Quy định về đối thoại với thanh niên (Hình từ internet)

1. Thanh niên là người bao nhiêu tuổi?

Theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

2. Quy định về đối thoại với thanh niên

2.1. Nguyên tắc đối thoại với thanh niên

- Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện đối thoại với thanh niên,

- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định pháp luật.

2.2. Trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên

- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2.3. Hình thức đối thoại với thanh niên

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định quyết định tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến.

2.4. Nội dung đối thoại với thanh niên

- Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.

- Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

- Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.

- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

- Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

2.5. Nội dung kế hoạch, chương trình đối thoại

- Kế hoạch đối thoại với thanh niên phải đảm bảo nội dung sau:

+ Mục đích, yêu cầu: Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của thanh niên về xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật; cung cấp, phổ biến chính sách, pháp luật đối với thanh niên; giải đáp vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên;

+ Thời gian:

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đối thoại với thanh niên vào tháng 3 hằng năm. Trường hợp không thể tổ chức trong tháng 3 thì tổ chức đối thoại vào thời gian phù hợp, nhưng phải đảm bảo ít nhất 1 năm 1 lần;

Trường hợp đối thoại theo yêu cầu của tổ chức Đoàn thanh niên quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2021/NĐ-CP thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xem xét tổ chức đối thoại với thanh niên.

+ Địa điểm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn địa điểm và chuẩn bị các điều kiện thuận lợi, phù hợp với hình thức đối thoại để thanh niên tham gia đối thoại;

+ Nội dung: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp và các tổ chức khác của thanh niên lựa chọn nội dung đối thoại quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2021/NĐ-CP;

+ Thành phần tham gia:

Chủ trì: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì đối thoại định kỳ; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại theo yêu cầu của tổ chức thanh niên;

Thành phần tham gia đối thoại gồm: Đại diện Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp; Đại diện các cơ quan chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại; Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên các cấp; Đại diện thanh niên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giới thiệu; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

+ Tổ chức thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đối thoại phân công nhiệm vụ thực hiện nội dung kế hoạch.

- Chương trình gồm các nội dung sau: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; nội dung chương trình; phân công thực hiện.

Từ 25 đến 30 tuổi gọi là gì?

Căn cứ quy định tại Luật Thanh niên 2020 thì thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

Từ 16 đến 18 tuổi gọi là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Con gái 18 tuổi gọi là gì?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Như vậy, người trên 18 tuổi được gọi là người thành niên.

Độ tuổi thiếu niên là bao nhiêu?

Vì vậy trước 6 tuổi được coi là trước tuổi học và sau 6 tuổi được coi là tuổi đến trường. Tâm lý học cũng coi 6 đến 16 tuổi là tuổi thiếu nhi, bao gồm tuổi nhi đồng (6- 10 tuổi) và thiếu niên (11 đến 16 tuổi). Tâm lý học Mác - xít coi tuổi thiếu nhi là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của con người.