Giáo án chủ điểm biết ơn thầy cô violet

HĐGD: CHỦ ĐỀ  BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO

HOẠT ĐỘNG 3: HỘI VUI HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU

- Góp phần củng cố cho HS các kiến thức, kĩ năng đã được học trong các môn học.

- Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của HS.

- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô khối lớp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm, loa đài, thiết bị âm thanh, micro,…

- Hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án.

- Các phương tiện cần thiết để sử dụng trong hội vui học tập: cây xanh để cài các câu hỏi, bài tập; các cánh hoa cắt bằng giấy màu để ghi các câu hỏi, bài tập,…

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- Họp BCS lớp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập. Thống nhất các hình thức tổ chức trong hội vui học tậpgồm 3 phần: Phần 1: Khởi động: Trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát; Phần 2: Khám phá: Thi hiểu biết; Phần 3: Trải nghiệm (thể hiện năng khiếu)   

- Mỗi lớp thành lập một đội thi khoảng 10 HS.

-         Yêu cầu các đội tự lập nhóm hoặc cá nhân chuẩn bị để thể hiện năng khiếu (múa hát, kể chuyện, vẽ tranh, cắm hoa … Nội dung của phần thi là thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo). Mỗi đội có thể lập thành một hoặc 2 nhóm tùy sở thích và năng khiếu các thành viên.

-         GVCN phối hợp với các GV khác chuẩn bị nội dung các câu hỏi, bài tập, tình huống và đáp án phù hợp với mỗi môn học.

-         Các bài hát :

+ Thầy cô cho em mùa xuân( Một bông hồng em dành tặng cô…)

+ Ngày đầu tiên đi học( ngày đầu tiên đi học…)

+ Đi học(Hôm qua em tới trường…)

+ Cô Giáo(mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…)

+ Bụi Phấn (Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi …)

+ Khi tóc thầy bạc trắng(Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh…)

-         Hệ thống câu hỏi:

+ Câu 1: Ngày 20/11 có tên là ngày Nhà Giáo Việt Nam từ năm nào? 
( ngày 28 tháng 9 năm 1982) 

      + Câu 2: Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục vào ngày, tháng, năm nào?(15/10/1968)

+ Câu 3. Tìm những câu ca dao (tục ngữ) ca ngợi truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta? (- Tôn sư trọng đạo. - Nhất tự vi sư bán tự vi sư. - Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. - Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.) 
+ Câu 4: Câu nói nổi tiếng “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người “ là của ai? (Bác Hồ)

+ Câu 5: Cứ mỗi độ tết đến Xuân về, ông bà, cha mẹ lại nhắc nhở con cháu câu gì để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn thầy cô? ( Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy)

+ Câu 6: Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?

      + Câu 7: Viết tên 3 bài hát về thầy cô giáo.?

Bước 2: Tiến hành Hội vui học tập

Phần 1: Khởi động: Trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát:

-         Nêu tên trò chơi

-         Phổ biến luật chơi: Nghe đoạn nhạc đoán tên bài hát. Đội nào đoán nhanh nhất sẽ phất cờ dành câu trả lời. Nếu đúng được 10 điểm, nếu sai đội kia được quyền trả lời và đúng được 8 điểm. Kết thúc phần thi đội nào nhiều điểm sẽ thắng.

-         Tổ chức cho hai đội chơi

-         Kết thúc, tuyên bố điểm, đội thắng.

Phần 2: Khám phá: Thi hiểu biết

-         Phổ biến luật chơi:

+ Hai đội chia làm 5 cặp buộc chân vào nhau di chuyển lên bốc thăm, ghi đáp án sau mỗi câu hỏi.

+ Sau khi kết thúc câu hỏi hai cặp của 2 đội di chuyển nhanh lên ghi đáp án vào bảng. Mỗi đáp án đúng 10 điểm.

-         Tổ chức cho hai đội chơi

-         Kết thúc, tuyên bố điểm, đội thắng.

Phần 3: Trải nghiệm    

-         Yêu cầu các đội tự lập nhóm hoặc cá nhân chuẩn bị để thể hiện năng khiếu (múa hát, kể chuyện, vẽ tranh, cắm hoa … Nội dung của phần thi là thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo). Mỗi đội có thể lập thành một hoặc 2 nhóm tùy sở thích và năng khiếu các thành viên.

- GV lần lượt mời các cá nhân, đội thi lên thực hiện phần thi hoặc giới thiệu sản phẩm của mình.

- Đánh giá cho điểm: Cho khán giả và các thành viên giơ tay cho tiết mục mình thích, GV đếm số lượng, mỗi người thích tính 1 điểm (Hỏi đếm không cho biết sẽ lấy điểm).

-         Kết thúc, tuyên bố điểm, đội thắng.

Bước 3: Tổng kết và trao giải

- GV tổng kết, đánh giá, công bố các cá nhân và đội đạt giải thưởng.

- Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.

Trọn bộ giáo án lớp 4

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 4 cả năm được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 4 cả năm là giáo án được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử rất thuận tiện cho thầy cô tham khảo và giúp tiết kiệm thời gian soạn giáo án phục vụ cho việc giảng dạy. Mời các thầy cô cùng tải về để xem trọn bộ giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 4 tại đây.

Trọn bộ Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 4

THÁNG 9

CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM

HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM

I. MỤC TIÊU

- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.

- GD học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26, 5 cm.

- Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp chung HS từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng HS.

- Thông tin về các cá nhân HS, các tổ và lớp.

- Bút màu, keo dán.

IV. CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống của lớp và cùng HS trao đổi, thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền thống.

- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4 x 6 và viết một vài dòng tự giới thiệu về mình như: Họ và tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Năng khiếu, sở trường; Môn học yêu thích nhất; Môn thể thao, nghệ thuật yêu thích nhất; Thành tích về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,…

- Các tổ chuẩn bị:

+ Chụp một bức ảnh chung của tổ

+ Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình. Ví dụ: Tổ gồm có bao nhiêu HS? Trong đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Tổ trưởng là ai? Tổ phó là ai? Tổ có những thành tích nổi bật gì? Có những đặc điểm nổi bật nào?...

- Cả lớp chuẩn bị:

+ Chụp 1 – 2 bức ảnh chung của cả lớp.

+ Thành lập Ban biên tập Sổ truyền thống.

+ Ban biên tập phân công nhau thu thập các thông tin về lớp (tổng số HS, số HS nam? Số HS nữ? Ban cán sự lớp? Những đặc điểm nổi bật của lớp? Thành tích đạt được về các mặt: học tập, đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,…?)

Bước 2: Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp

- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân HS trong lớp.

- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại.

- Tổng hợp, biên tập lại các thông tin.

- Trình bày, trang trí Sổ truyền thống.

Cấu trúc Sổ truyền thống của lớp có thể như sau:

- Trang bìa (do GVCN, GV dạy Mĩ thuật hoặc phụ huynh có khả năng hội họa làm): Phía trên đầu trang có tên trường. Chính giữa trang bìa là hàng tít lớn “Sổ truyền thống lớp 4…”.

- Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chữ chú thích ở dưới.

- Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau:

1) Giới thiệu chung về lớp…

+ Tổng số HS? Số HS nam? Số HS nữ?

+ Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp.

+ Danh sách Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán sự phụ trách các mặt…)

+ Giới thiệu về tổ chức lớp (Lớp có mấy tổ? Tổ trưởng, tổ phó của mỗi tổ? Đặc trưng của mỗi tổ?...)

2) Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt: học tập, đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ, lao động,… (nên có ảnh minh họa các hoạt động kèm theo).

3) Giới thiệu về từng cá nhân HS

Mỗi HS sẽ được giới thiệu trong khoảng 2 trang. Trong đó có ghi tên, dán ảnh của HS và giới thiệu chung về HS cùng với những thành tích mà HS đạt được về các mặt.

THÁNG 9

CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM

HOẠT ĐỘNG 2: CA HÁT MỪNG NĂM HỌC MỚI

I. MỤC TIÊU

- HS biết lựa chọn, sưu tầm và trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề: Chào mừng năm học mới. ca ngợi thầy cô giáo, bạn bè và mái trường yêu dấu.

- GD các em lòng biết ơn đối với công lao to lớn của thầy cô giáo; tự hào về truyền thống vẻ vang của mái trường mà mình đang học tập.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tuyển tập các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa… với chủ đề ca ngợi thầy cô và mái trường.

- Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường; các sự kiện lớn, các phong trào thi đua học tập của GV và HS.

- Âm thanh, loa, trang phục biểu diễn… (nếu có điều kiện)

IV. CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- GVCN họp với cán bộ lớp để thống nhất về nội dung chương trình biểu diễn văn nghệ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm.

- Công bố danh sách ban tổ chức (gồm: GVCN, quản ca của lớp, lớp trưởng, lớp phó).

- Các lớp, nhóm, cá nhân đăng kí tiết mục dự thi với Ban tổ chức.

- Các lớp, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và tiến hành tập luyện các tiết mục văn nghệ.

- Yêu cầu của buổi biểu diễn:

+ Hình thức: Trang phục đẹp.

+ Nội dung: Bài hát có chủ đề về “Thầy cô và mái trường”.

- Phân công trang trí lớp, kê bàn ghế.

- Mời đại biểu dự chương trình văn nghệ.

- Cử (chọn) người dẫn chương trình (MC).

- Thống kê thứ tự các tiết mục biểu diễn ra bảng.

Bước 2: Liên hoan văn nghệ

- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).

- Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ.

- Các đội thi tự giới thiệu về đội mình.

- MC công bố chương trình biểu diễn.

- Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định.

Bước 3: Tổng kết – Đánh giá

- Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất.

- Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS.

- Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan văn nghệ.

V. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Giới thiệu một số bài hát về mái trường:

- Đi tới trường (Nhạc: Đức Bằng);

- Trên con đường đến trường (Sáng tác: Ngô Mạnh Thu);

- Bài ca đi học (Sáng tác: Phan Trần Bảng);

- Lớp chúng ta đoàn kết (Sáng tác: Mộng Lân);

- Em yêu trường em (Sáng tác: Hoàng Vân);

- Mái trường mến yêu (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);

- Mùa thu ngày khai trường (Sáng tác: Vũ trọng Trường);

- Ngày đầu tiên đi học (Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện);

- Đi học (Sáng tác: Bùi Đình Thảo);

- Lá thuyền ước mơ (Sáng tác: Thảo Linh);

- Vui đến trường (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);

Cô giáo (Sáng tác: Đỗ Mạnh Thường – Nguyễn Hữu Thắng).

........

Tải file tài liệu để xem trọn bộ giáo án