Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ

Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 23, Luật đấu thầu 2013, hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 57, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn chỉ được phép áp dụng đối với các gói thầu có hạn mức như sau:

  • Dưới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu: 
    • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
    • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.     
  • Dưới 500 triệu đồng đối với các gói thầu: 
    • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản.
  • Dưới 200 triệu đồng đối với các gói thầu:
    • Gói thầu mua sắm thường xuyên.

Từ 02 quy định nêu trên, ta có thể thấy rằng, điều kiện để áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn bao gồm:

  • Gói thầu phải thuộc 1 trong 3 trường hợp được quy định theo Luật đấu thầu 2013
  • Có giá trị hạn mức đáp ứng theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Khi nào nên áp dụng chào hàng cạnh tranh rút gọn?

Chào hàng cạnh tranh rút gọn chỉ được phép áp dụng đối với các gói thầu có hạn mức đã nêu ở phần trên. Thông thường, hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn được áp dụng trong các hoạt động mua sắm thường xuyên hoặc tìm các nhà cung cấp dịch vụ để duy trì hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Bởi lẽ đây là hình thức đấu thầu đơn giản, thời gian phát hành HSMT ngắn (tối thiểu 03 ngày), và không cần thực hiện bảo lãnh dự thầu…

Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

Được quy định tại Điều 59, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được thực hiện qua 5 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá

a) Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá) và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;

b) Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.

Bước 2: Nộp và tiếp nhận báo giá

a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax;

b) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.

Bước 3: Đánh giá các báo giá

a) Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;

b) Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác. Trên đây là những chia sẻ của DauThau.info về những vấn đề liên quan đến chào hàng cạnh tranh rút gọn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay234
  • Tháng hiện tại18,986
  • Tổng lượt truy cập329,973

Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ

ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận)đề nghị bổ sung thêm quy định điều kiện về số năm hoạt động thể hiện kinh nghiệm của nhà thầu. Ảnh: D. Tấn.


Cần giữ hạn mức cũ về chỉ định thầu Về chỉ định thầu, luật hiện hành quy định 4 trường hợp được chỉ định thầu và giao cho Chính phủ quy định. Trong dự thảo Luật sửa đổi, các trường hợp chỉ định thầu được quy định 6 trường hợp. Ngoài ra có 1 trường hợp giao cho Chính phủ quy định là gói thầu cung cấp dịch vụ công. Thảo luận về quy định chỉ định thầu tại Điều 22, ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) nêu: “Điểm e, Khoản 1, Điều 22 quy định: "chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp, gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển" là chưa hợp lý. ĐB đề nghị tách riêng quy định chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và quy định chỉ định thầu đối với gói xây lắp hỗn hợp. Đối với gói xây lắp hỗn hợp, việc lựa chọn nhà thầu phải qua nhiều giai đoạn và mất nhiều thời gian như thiết kế yêu cầu kỹ thuật do đó chi phí lựa chọn nhà thầu sẽ cao hơn. Vì vậy, ĐB đề nghị nâng mức giới hạn chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp hỗn hợp như quy định của Luật hiện hành hoặc giao Chính phủ quy định cho phù hợp với từng giai đoạn, hạn chế việc sửa đổi, chỉnh lý luật. ĐB Lê Công Đỉnh (Long An) cũng cho rằng, quy định về hạn mức chỉ định thầu như tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 của dự thảo Luật sẽ rất khó thực hiện. Theo ĐB, hiện nay do biến động giá và chi phí nên các công trình đơn giản sửa chữa nhỏ cũng đã có giá trị trên 1 tỷ đồng. Do đó, quy định chỉ định xây lắp nhỏ hơn 1 tỷ đồng là rất khó áp dụng, đồng thời nếu quy định như dự thảo thì số lượng gói thầu đơn giản, giá trị nhỏ phải thực hiện đấu thầu không qua hình thức chỉ định thầu sẽ rất lớn, dẫn đến mất nhiều thời gian và chi phí trong việc tổ chức đấu thầu. Mặt khác, ĐB Lê Công Đỉnh cũng dẫn Điều 87 dự thảo quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu có hành vi cấm chia nhỏ dự án thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu trong quản lý. Theo ĐB, thực tế hạn mức chỉ định thầu theo quy định hiện hành là phù hợp với tình hình triển khai công tác đấu thầu ở địa phương trong thời gian qua. Do đó, ĐB đề nghị dự thảo lần này giữ như quy định hiện hành, tức hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu là 5 tỷ đồng, đối với gói thầu tư vấn là 3 tỷ đồng, đối với gói thầu mua sắp hàng hóa là 2 tỷ đồng. Còn ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng: “Sự cố bất khả kháng” không phải là trường hợp nên áp dụng hình thức chỉ định thầu. Nếu áp dụng chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp cấp bách cần khắc phục ngay hoặc bí mật an ninh quốc gia. Do đó, ĐB cho rằng nên liệt kê chi tiết các trường hợp cụ thể, không nên sử dụng cách viết “sự cố bất khả kháng”, “sự cố cần khắc phục ngay” vì không xác định được cụ thể. Thay vào đó có thể quy định luôn các trường hợp cấp bách cần khắc phục ngay là những trường hợp nào.

Quy định năm kinh nghiệm của nhà thầu

Thảo luận về nội dung đấu thầu thuốc, ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) đồng tình với Ban soạn thảo khi quy định song hành 2 cơ chế đấu thầu và đàm phán giá. “Đây là lộ trình tất yếu khi thực hiện giá thuốc theo lộ trình giá thị trường. Tuy nhiên quy trình đấu thầu dập khuôn được quy định trong dự thảo luật và quá trình đàm phán giá không hiệu quả trong thực tế có thể dẫn đến hệ lụy đại bộ phận dân cư, người có thu nhập thấp có nguy cơ không bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản một cách thuận lợi nhất”- ĐB cho biết. Vì sự khác nhau trong quá trình thực hiện đấu thầu và đàm phán giá mua thuốc tại các cơ sở y tế khác nhau, ĐB đề nghị hết sức thận trọng trong việc dùng cơ chế của thị trường để điều tiết một trong những chức năng cơ bản nhất của Nhà nước đó là cung cấp dịch vụ công và cụ thể là dịch vụ y tế. ĐB đề nghị liên quan đến nội dung này cần có những quy định cụ thể hơn. Về tư cách hợp lệ của nhà thầu, ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) đề nghị bổ sung thêm quy định điều kiện về số năm hoạt động thể hiện kinh nghiệm của nhà thầu tại Điều 5.

ĐB cho rằng, hiện nay chất lượng công trình các nhà thầu trong nước còn hạn chế, một số công trình chất lượng kém, chưa bàn giao đã hỏng. “Ngoài lý do tiêu cực trong việc thực hiện gói thầu thì kinh nghiệm nhà thầu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tất nhiên không phải tất cả doanh nghiệp mới thành lập đều không có năng lực nhưng cần bổ sung thêm điều kiện về số năm hoạt động của nhà thầu thể hiện các kinh nghiệm trong lĩnh vực tham gia đấu thầu từ 2 - 3 năm trở lên mới được tham gia đấu thầu để đảm bảo chất lượng đấu thầu”- ĐB Lê Đắc Lâm đề nghị.


Theo Hải Quan