Gvim trong user space của linux là gì

Gvim trong user space của linux là gì

khí lực (vi cải tiến) là một phiên bản cải tiến của trình soạn thảo văn bản vi có trên hệ thống UNIX. Trình soạn thảo văn bản này là một trong những mục yêu thích của nhiều người dùng và nhà phát triển, mỗi người có lý do riêng của họ, mặc dù nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi nảy sinh tranh chấp giữa những người thích điều này hoặc những người khác (vim, vi, emacs, nano, gedit,. ..). Bất kể điều này, và không tham gia vào một cuộc chiến nào tốt hơn, GVim là chương trình quan trọng đối với chúng tôi trong bài viết này.

GVim là một Trình soạn thảo văn bản dựa trên Vim, nhưng điều đó sử dụng GUI, do đó bạn có thể xử lý nó theo cách trực quan và đơn giản hơn cho những người không hài lòng lắm với CLI. Ngoài ra, nó là miễn phí, mã nguồn mở, theo giấy phép GNU GPL, và dễ dàng có sẵn trong các repos phân phối chính thức.

Tôi luôn lặp lại điều đó, nhưng tôi làm lại: không có phần mềm nào tốt hơn và tệ hơn trong một số trường hợp. Tốt nhất là một trong những bạn biết cách xử lý khéo léo hơn và bạn cảm thấy thoải mái hơn với nó.

Trình soạn thảo văn bản dựa trên giao diện đồ họa này hoạt động nhờ vào Thư viện GTK (mặc dù nó cũng có thể được cài đặt trong các môi trường dựa trên Qt khác mà không có vấn đề gì, miễn là các phụ thuộc được thỏa mãn) mà bạn sử dụng cho cửa sổ của mình. Ngoài ra, nó duy trì các chức năng gốc của Vim, ngoài việc bổ sung các menu trong môi trường đồ họa này sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn nhiều khi làm việc bên ngoài bảng điều khiển.

Về ưu điểm, ngoài việc có một môi trường đồ họa sẽ ngăn bạn làm việc từ thiết bị đầu cuối, nó còn có những đặc điểm thú vị khác. Ví dụ: nó không phải là một trình soạn thảo nặng và nó không ngụ ý đường cong học tập phức tạp đối với người dùng mới bắt đầu sử dụng nó như một trình soạn thảo dựa trên môi trường văn bản lệnh.

Phần còn lại, bạn có thể làm y hệt Bạn sẽ làm gì với vim của mình, đó là chỉnh sửa các tệp cấu hình, văn bản hoặc mã nguồn của bạn theo ý muốn ...


Nội dung bài viết tuân thủ các nguyên tắc của chúng tôi về đạo đức biên tập. Để báo lỗi, hãy nhấp vào đây.

Gvim trong user space của linux là gì

Đã đăng vào thg 11 19, 2018 4:52 CH 9 phút đọc

Gvim trong user space của linux là gì

Mở đầu

VIM hay Vi IMprove là một trình biện soạn văn bản nổi tiếng trên UNIX và Linux và có rất nhiều người đã cảm thấy ghét nó trong lần đầu tiên sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh số lượng lớn người ghét và không muốn sử dụng VIM thì cũng có một số lượng lớn người thích sử dụng nó, và những ai đã thích VIM rồi thì sẽ không muốn sử dụng bất cứ một trình soạn thảo nào khác như Sublime Text, Visual Studio Code hay Atom .... Ưu điểm của VIM là không cần đến bất cứ một thao tác nào cần sử dụng chuột, chỉ cần bàn phím là đủ, và VIM có một bộ quy tắc đồ sộ, các phím tắt, các cách thao tác nhanh và tất nhiên nhược điểm của nó cũng chính là bộ quy tắc khổng lồ này, nó dễ làm nản lòng bất cứ ai mới làm quen và bắt đầu sử dụng. Cũng như tên gọi, VIM được phát triển từ Vi, được nâng cấp và bổ sung các tính năng để giúp người sử dụng có thể dễ dàng thao tác hơn. Trong bài viết này, mình sẽ trình bày về các thao tác cơ bản để sử dụng VIM và các bước để xây dựng một môi trường phát triển Ruby on Rails dựa trên trình biên soạn này.

Thao tác cơ bản với VIM

Khởi động VIM

Do VIM là một trình biên soạn dòng lệnh nên để khởi động nó chúng ta cần khởi động trước một cửa sổ dòng lệnh Terminal. Sau đó trên dấu nhắc chúng ta gõ lệnh vim. Giao diện đầu tiên của VIM sẽ như sau:

Gvim trong user space của linux là gì

Với giao diện bắt đầu, VIM chỉ bao gồm một con trỏ ở đầu dòng thứ nhất và một số thông tin như phiên bản, nhà phát triển và một số gợi ý để tìm hướng dẫn sử dụng.

Các chế độ chỉnh sửa

Trong VIM có tất cả 7 chế độ bao gồm normal, insert, visual, replace, Ex-mode, select và command-line. Tuy nhiên chỉ có 3 chế độ thường được sử dụng nhất, đó là:

  • Normal: Chế độ căn bản nhất của VIM, được tự động mở khi bắt đầu khởi động và có thể mở lại từ chế độ khác sau khi ấn phím ESC. Chế độ này cho phép người sử dụng có thể thao tác với các câu lệnh, được bắt đầu bằng dấu : hoặc các phím tắt.

Gvim trong user space của linux là gì

  • Insert: Chế độ chỉnh sửa, dùng để thao tác với văn bản tương tự như các trình biên soạn khác bằng cách gõ các kí tự mong muốn. Để chuyển vào chế độ insert từ chế độ normal thì có thể gõ một trong phím i, I, o, O, a hoặc A.

Gvim trong user space của linux là gì

  • Visual: Tương tự chế độ normal nhưng cho phép bôi đen (select) đoạn văn bản để thao tác. Chế độ này sẽ tự động bắt đầu khi gõ phím v trong chế độ normal.

Gvim trong user space của linux là gì

Mở một file để bắt đầu chỉnh sửa

Có một vài cách để có thể mở một file với VIM

  • Cách đầu tiên là mở file cùng lúc khi khởi động VIM, bằng cách thêm đường dẫn của file ngay sau câu lệnh vim. VD: vim textfile.txt hoặc vim /home/user/textfile.txt.
  • Ngoài ra sau khi khởi động vim có thể dùng một trong các command: :edit, :open, :tabedit, :split hoặc :vsplit để mở file.

Một ví dụ mở bằng :tabedit

Gvim trong user space của linux là gì

Một ví dụ khác mở file bằng :vsplit

Gvim trong user space của linux là gì

Di chuyển con trỏ

VIM đã có cải tiến đáng kể so với kẻ tiền nhiệm Vi về thao tác di chuyển. Nếu ở Vi ta chỉ có thể di chuyển bằng các phím h (sang trái), j (xuống dưới), k (lên trên) và l (sang phải) thì VIM đã cho phép di chuyển cả bằng các phím điều hướng Up, Down, Left, Right. Thực tế thì phần lớn người khi bắt đầu sử dụng VIM đều thích sử dụng các phím điều hướng hơn nhưng khi đã quen thì họ lại thường sử dụng các phím h-j-k-l do vị trí thuận tiện hơn.

Thao tác xóa

Một số phím dùng để xóa trong VIM:

  • x: xóa một kí tự tại vị trí con trỏ hiện tại
  • dw: xóa một từ tính từ vị trí con trỏ hiện tại đến bắt đầu của từ tiếp theo (không bao gồm kí tự đầu tiên của từ tiếp theo và xóa cả các dấu cách)
  • d hoặc dd: xóa dòng hiện tại
  • d$: xóa từ vị trí con trỏ đến hết dòng hiện tại
  • d{num}: xóa số dòng bằng giá trị {num} tính từ dòng hiện tại (VD: xóa 10 dòng thì dùng d10)

Thao tác chèn

Để chèn văn bản thì các phím được sử dụng cũng chính là các phím dùng để chuyển từ chế độ normal vào chế độ insert:

  • i: con trỏ sẽ ở luôn vị trí hiện tại
  • I: con trỏ sẽ ở đầu dòng hiện tại
  • a: con trỏ sẽ ở ngay sau vị trí hiện tại 1 kí tự
  • A: con trỏ sẽ ở cuối dòng hiện tại
  • o: VIM sẽ thêm một dòng bên dưới dòng hiện tại và đặt con trỏ tại dòng này
  • O: tương tự o nhưng thay vì thêm 1 dòng bên dưới thì sẽ thêm 1 dòng bên trên dòng hiện tại

Thao tác phục hồi

Nếu chẳng may có một thao tác không mong muốn thì ta hoàn toàn có thể khôi phục lại trạng thái trước đó bằng cách sử dụng phím u. Đồng thời cũng có thể khôi phục lại trạng thái trước khi gõ phím u bằng cách dùng Ctrl+R.

Lưu và thoát

Và cuối cùng, sau khi đã chỉnh sửa một file hoàn tất, ta có thể lưu lại file và thoát khỏi trình soạn thảo VIM.

  • Để lưu lại file sau khi chỉnh sửa thì cần gõ lệnh :w hoặc :w filename trong chế độ normal.
  • Để thoát file thì gõ lệnh :q, có thể dùng :q! để thoát mà không lưu thay đổi của file hoặc :qa để thoát tất cả các file đang mở.
  • Có thể kết hợp việc lưu và thoát bằng lệnh :wq hoặc :x.

Một số command hữu ích

  • set number: hiện số thứ tự của dòng (ẩn đi bằng set nonumber)
  • set compatible: tắt toàn bộ các phần bổ sung của VIM, tức là sẽ dùng giống như original VI (mặc định là nocompatible)
  • set hlsearch: khi search trong VIM thì từ khóa tìm kiếm sẽ được highlight
  • set cursorline: đánh dấu dòng hiện tại bằng bóng mờ
  • set expandtab: tự động dùng space khi phím TAB được gõ
  • set tabstop=[n]: điều chỉnh số lượng kí tự cho TAB (= n)
  • colorscheme [profile]: thay đổi profile màu cho editor
  • source ~/.vimrc: tải lại file cấu hình

Một số phím tắt hay dùng

  • cw: xóa 1 từ
  • gg=G: tự động indent file cho đúng với cài đặt tab, space và indent hiện tại
  • $: xuống cuối dòng hiện tại
  • :$: xuống dòng cuối cùng
  • 0: về đầu dòng hiện tại
  • :0: về dòng đầu tiên
  • ctrl+w và kết hợp phím điều hướng: di chuyển cửa sổ trong chế độ split

Kết luận

Trên đây là một vài thao tác cơ bản khi sử dụng trình biên soạn VIM để chỉnh sửa nội dung file. Mặc dù các thao tác này không nhiều tác dụng nhưng lại là những thao tác được sử dụng nhiều nhất khi biên soạn file. Và phần lớn các thao tác nâng cao khi sử dụng VIM đều ít nhiều dựa trên các thao tác này. Bài viết còn nhiều thiếu sót, hy vọng mọi người có thể comment bên dưới để mình có thể hoàn thiện bài viết hơn. Cảm ơn mọi người đã đọc.

Tài liệu tham khảo

http://vim.wikia.com/wiki/Tutorial

All rights reserved