Hình thức vận động và nguyên nhân của sống biển

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão...

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800 km/h.

+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

+ Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp.

II. THỦY TRIỀU

- Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Đặc điểm:

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) $ \longrightarrow$ thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).

+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch) $ \longrightarrow$ thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

III. DÒNG BIỂN

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Phân loại: dòng nóng, lạnh.

- Phân bố:

+ Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng Tây, gặp lục địa, chuyển hướng, chảy về cực.

+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 400 gần bờ Đông các đại dương chảy về xích đạo.

- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược chiều.

Có 3 hình thức vận động của biển và đại dương:
 +Sóng: do gió, ngoài ra do động đất ngầm dưới đáy biển tạo ra.
 +Thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
 + Dòng biển: do các loại gió thổi thường xuyên như: gió Tín Phong, gió Tây ôn đới,..

Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng nhưng lại cho người ta cảm giác là nước biển chuyển động theo chiều ngang từ ngoài khơi xô vào bờ, Chúng được hình thành từ các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

Sóng biển được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn, và có thể lan truyền hàng nghìn kilômét. Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục xentimét nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần.

Các đặc trưng của sóng biển:

– Chiều dài sóng (ký hiệu L) là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp

– Chu kì sóng (T) là khoảng thời gian cần thiết để một chiều dài sóng truyền qua vị trí đang xét.

– Chiều cao sóng (H) là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đỉnh sóng và đáy sóng.

– Biên độ sóng (a) là khoảng cách theo phương đứng từ đỉnh sóng (hoặc đáy sóng) tới đường mực nước tĩnh; biên độ sóng bằng một nửa chiều cao sóng.

– Độ dốc sóng (s) bằng chiều cao sóng chia cho một nửa chiều dài sóng

– Năng lượng sóng (E) thường tính bằng cơ năng của mỗi mét vuông mặt nước khi có sóng truyền qua.

– Vận tốc truyền sóng (c), còn gọi là vận tốc pha của sóng, là vận tốc chuyển động của đỉnh sóng trong hệ quy chiếu đứng yên.

– Vận tốc nhóm sóng là đại lượng đặc trưng của sóng lan truyền, nó chính bằng vận tốc truyền năng lượng của sóng.

Nguyên nhân chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,…

Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

Trình bày ba hình thức vận động của nước biển và đại dương?

Trình bày ba hình thức vận động của nước biển và đại dương (sóng,thủy triều,dòng biển).Nêu nguyên nhân sinh ra sóng biển,thủy triều và dòng biển

Theo dõi Vi phạm

Địa lý 6 Bài 24Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 24Giải bài tập Địa lý 6 Bài 24

ADSENSE

Trả lời (1)

  • Hình thức vận động và nguyên nhân của sống biển

    Sự vận động của nước biển và đại dương
    Có 3 sự vận động chính:
    a. Sóng
    – Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
    – Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
    b. Thủy triều
    – Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
    – Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
    – Có 3 loại thủy triều:
    + Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
    + Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
    + Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
    – Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
    + Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)
    + Triều kém:
    .Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
    .Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)
    c. Các dòng biển

    – Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
    – Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
    – Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.

      bởi Đào Vũ Hùng

    Hình thức vận động và nguyên nhân của sống biển
    26/09/2018

    Like (0) Báo cáo sai phạm

Cách tích điểm HP

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Hình thức vận động và nguyên nhân của sống biển

Hình thức vận động và nguyên nhân của sống biển

NONE

ADSENSE

ADMICRO

Hình thức vận động và nguyên nhân của sống biển

ADSENSE