Hướng dẫn chạy chương trình trên free pascal

Ở phần trước chúng ta đã tải xong phần mềm quan trọng trong việc viết một chương trình pascal, trong phần 2 này, Vivu sẽ chỉ cho các bạn cách sử dụng phần mềm Free Pascal để viết một chương trình Pascal đơn giản nhất nhé. Nào, bây giờ hãy cùng Vivu bật Free Pascal lên và bắt tay vào làm việc thôi.

1. Các bước để viết một chương trình

Bước 1: Soạn thảo chương trình.

Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.

Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl+F9).

2. Cấu trúc chung của một chương trình

{Phần tiêu đề}

PROGRAM Tên_chương_trình;

{Phần khai báo}

USES .......;

CONST .......;

TYPE .......;

VAR .......;

PROCEDURE .......;

FUNCTION .......;

{Phần thân chương trình}

BEGIN

........

END.

Ví dụ về một chương trình cơ bản nhất:

Program  ViDu; 
BEGIN 
Write(‘Welcome to Vivu Blog’); 
END. 

3. Một số phím chức năng thường dùng

F2:          Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.

F3:          Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.

Alt+F3:   Đóng file đang soạn thảo.

Alt+F5:   Xem kết quả chạy chương trình.

F8:          Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.

Alt+X:          Thoát khỏi Free Pascal.

Alt+: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.

F10:        Vào hệ thống Menu của Pascal.

4. Các thành phần cơ bản của chương trình

4.1. Từ khóa

     Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,…)

     Chú ý: Với Turbo Pascal 7.0 trở lên hoặc Free Pascal, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.

4.2. Tên (định danh)

Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con… Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:

Không được đặt trùng tên với từ khoá

        Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.

        Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.

Ví dụ: Các tên viết như sau là sai

     1XYZ             Sai vì bắt đầu bằng chữ số.

     #LONG     Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.

     FOR                Sai vì trùng với từ khoá.

     KY  TU           Sai vì có khoảng trắng (space).

     LAP-TRINH  Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.

4.3. Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.

Ví dụ:

for i := 1 to 50 do write(i, ' ');

Trong câu lệnh trên, lệnh write(i) được thực hiện 50 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh write(i) chỉ thực hiện 1 lần.

4.4. Lời giải thích

     Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoặc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).

Ví dụ:

var a, b, c : real; {Khai báo biến}
Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)

Trên đây là những gì cơ bản nhất để viết một chương trình Pascal. Trong phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phần khai báo trong Pascal.

Vivu’s Blog

Advertisement

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

This entry was posted on Thứ Ba, 09 Tháng Sáu 2015 at 10:22 chiều and tagged with cac thanh phan trong chuong trinh pascal, hoc lap trinh pascal, hoc pascal nhu the nao, lap trinh pascal, ngon ngu pascal, pascal cơ bản, viet chuong trinh pascal co ban and posted in Lập trình Pascal. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed.

Ứng dụng là một trình thông dịch Pascal trên Android. Ứng dụng này nhầm phục vụ cho mọi người có thể học tập ngôn ngữ Pascal trên di động khi không có máy tính, giúp chúng ta có thể thực hành bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào.

Ứng dụng hiện đang trong trạng thái làm việc và đang được phát triển một cách tích cực. Xin lưu ý rằng đây là một trình thông dịch nên sẽ không giống hoàn toàn và không cung cấp tất cả các chức năng của Pascal.

1. Những tính năng chính của IDE:
- Biên dịch chương trình Pascal và chạy chúng mà không cần Internet.
- Báo lỗi khi biên dịch
- Editor mạnh mẽ với nhiều tính năng thông minh:
★ Menu file: tạo tệp chương trình mới, mở tệp, lưu tệp, lưu tệp với tên khác, tự động lưu tệp
★ Menu edit: Undo, redo, sao chép, dán.
★ Auto suggest: hiển thị cửa sổ nhỏ gợi ý các từ trùng với từ đang gõ
★ Auto format: tự động định dạng lại code để dễ nhìn hơn.
★ Find/Find and replace: tìm kiếm và thay thế, có hỗ trợ Regular Expression.
★ Goto line: Chuyển con trỏ đến một dòng.
★ Highlight code: làm nổi bật các từ khóa.
★ Code style: nhiều giao diện cho trình soạn thảo.
★ Cỡ chữ, phông chữ, word wrap.
- Hỗ trợ các thư viện xử lý trong nền tảng Android (camera, ghi âm, thông báo, pin,...)

2. Các thư viện được hỗ trợ cho Android. Để sử dụng các thư viện các bạn cần dùng từ khóa "uses + tên thư viện"
- Thư viện "aTTSpeech" chuyển văn bản thành giọng nói. Các bạn xem ví dụ text_to_speech.pas
- Thư viện "aRecognition" chuyển giọng nói thành văn bản (cần có Google Voice) Các bạn xem ví dụ speech_to_text.pas
- Thư viện "aVibrate" hỗ trợ điều khiển rung. Các bạn xem ví dụ vibrate.pas
- Thư viện "aSensor" hỗ trợ xử lý các cảm biến trên Android (ánh sáng, gia tốc,...). Xem ví dụ về cảm biến gia tốc accelerometer_sensor.pas
- Thư viện "aNotify" giúp hiển thị thông báo trên thanh trạng thái. Xem ví dụ notify.pas
- Thư viện "aClipboard" thao tác với clipboard trong Android. Xem ví dụ clipboard.pas
- Thư viện "aBattery" lấy thông tin pin của thiết bị. Xem ví dụ battery.pas

3. Tự động sửa lỗi phân tích cú pháp
         * khai báo kiểu
         * khai báo thủ tục
         * tuyên bố hằng
         * khai báo hàm
         * khai báo biến
         * Sửa sai kiểu
         * Thay đổi hằng thành biến
         * Sửa chữa các cặp ngoặc
         * Thay đổi kiểu của hằng số
         * Thay đổi kiểu biến

- If you want to help me develope some part of application, create pull request in github https://github.com/tranleduy2000/pascalnide