Kiểm tra công trình trước khi nghiệm thu là gì năm 2024

Công ty ông Lê Thanh Hải (Sơn La) đang làm chủ đầu tư một số dự án cải tạo, sửa chữa, bảo trì từ nguồn vốn ngân sách (không thuộc vốn đầu tư công).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ và quy định tại Quyết định số 46/2021/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh, công ty ông hiện chưa xác định rõ được công trình công ty quản lý có thuộc trường hợp bắt buộc phải được "cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu" hay không.

Thông tin cơ bản về các dự án của công ty ông Hải như sau:

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước (Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022). Nguồn vốn không thuộc vốn đầu tư công;

- Loại, cấp công trình: Công trình dân dụng cấp III;

- Quy mô: Sửa chữa bao gồm các công việc như: Thay cửa, sơn lại tường, ốp lát lại gạch, chống thấm, thay thế hệ thống rãnh thoát nước, thay thế thiết bị điện, thay thế thiết bị vệ sinh (việc cải tạo, sửa chữa không làm thay đổi quy mô, công năng, công suất, kết cấu chịu lực).

Ông đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn để công ty ông làm cơ sở tiếp tục thực hiện.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Đối tượng công trình phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Đối với công việc sửa chữa nằm trong công tác bảo trì công trình mà việc sửa chữa làm thay đổi quy mô, công suất, công năng, kết cấu chịu lực chính đối với những công trình được quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.

Thẩm quyền kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

Trình tự thực hiện thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương mới nhất được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Phần II Thủ tục kèm theo Quyết định 707/QĐ-BXD năm 2023, trình tự thực hiện thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương mới nhất được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Trước 10 ngày so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng tới Trung tâm phục vụ hành chính công của UBND cấp tỉnh (nếu có) hoặc bộ phận một cửa của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh.

Bước 2: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công thì thực hiện kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu và kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu, Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Kiểm tra công trình trước khi nghiệm thu là gì năm 2024

Thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương mới nhất được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ tại Phụ lục VIb ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng bao gồm những giấy tờ như sau:

- Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có).

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

- Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.

- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có).

- Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn cho các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.

- Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.

- Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

- Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.

- Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.

- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình gồm có những giấy tờ gì?

Căn cứ tại Phụ lục VIb ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình gồm có những giấy tờ như sau:

- Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền

- Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).

- Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.

- Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.

- Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.

- Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).

- Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.

- Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.

- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).

- Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

- Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (nếu có).

- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (nếu có).

- Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.