Mẫu Báo cáo thẩm định chủ trương đầu tư

Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn

Câu hỏi của bạn đọc Đào Văn Thống, email: .

Theo quy định của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội, tại Điều 27 “Trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý” có quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án đầu tư công.

Tuy nhiên, theo biểu mẫu tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ (9 biểu mẫu) hiện tại không có mẫu thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 33 Luật đầu tư công “Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một nội dung trong thẩm định chủ trương đầu tư”.

Với lý do trên, hiện nay địa phương không dám đặt ra mẫu để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Vì vậy, kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn để địa phương thực hiện.

Về vấn đền này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư công quy định việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một nội dung trong thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.

Tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật đầu tư công quy định việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau:

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh là Thường trực Hội đồng thẩm định và các cơ quan liên quan là thành viên để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.”

Tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư công quy định việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý như sau:

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thầm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý.”

Do đó, theo các quy định nêu trên, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một nội dung không tách rời và được thực hiện trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.

Đồng thời, Phụ lục II Nghị định số 40/2020/NĐ-CP quy định Mẫu số 07 báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C. Do đó, Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C thực hiện theo Mẫu số 07 nêu trên. Tùy theo tính chất dự án và hình thức tổ chức thẩm định, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có thể tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn hoặc lấy ý kiến cơ quan được giao thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP để tổng hợp vào Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C./

Mẫu Báo cáo thẩm định chủ trương đầu tư

Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất

1. Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất

Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT.

Mẫu Báo cáo thẩm định chủ trương đầu tư
Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

2. Quy định về thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:

+ Việc phân chia dự án thành các gói thầu:

Việc phân chia dự án thành các gói thầu căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô gói thầu.

+ Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Về cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có).

+ Nội dung văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT và về sự tuân thủ hoặc phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, của pháp luật khác có liên quan cũng như yêu cầu của dự án và những lưu ý cần thiết khác (nếu có) đối với phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT;

Về sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) so với tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt.

+ Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:

Trường hợp cần có nội dung giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu thì đề xuất người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT để tham gia giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu.

- Tổ chức thẩm định đưa ra nhận xét chung về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và ý kiến thống nhất hay không thống nhất với đề nghị của chủ đầu tư đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp thống nhất thì đề nghị người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp không thống nhất phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định để trình người có thẩm quyền phê duyệt.

- Cá nhân tham gia tổ chức thẩm định phải có năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp và chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

- Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày tổ chức thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt đến ngày gửi báo cáo thẩm định đến người có thẩm quyền.

- Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước, sau khi chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày giao thầu, chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trong trường hợp này không bắt buộc phải thực hiện thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

(Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT)

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .