Nguyễn mạnh hùng là ai

Viettel có triết lí gọi là triết lí Tôn Ngộ Không, không yêu cầu cao với 95 người mà chỉ cần yêu cầu cao với 5 người mà thôi.


Tân Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ, có giai đoạn Viettel luôn thắc mắc không biết "tìm người tài ở đâu". Năm 1998, ông Hùng có sang ICI telecom bên Isarel để hỏi về câu hỏi trên. Và thật bất ngờ khi công ty đó đã trả lời: Câu hi trên là sai!

ICI telecom đưa ra 3 lý do:

- Thứ nhất là không có nhiu người gii đâu – 1.000 người mà đem đi test IQ thì có khong 10 ngui có IQ cao, trong đó chỉ có 5 người làm kĩ thuật. Sau khi đào tạo thì còn 1-2 người phù hợp với nghề và tổ chức. Như vậy, nếu muốn tuyển được 100 người thì ông phải giải được bài toán là tìm được 100.000 người! Không khả thi!

- Thứ hai, giả sử có 1.000 người giỏi. Ta phi cố gng chăm sóc họ thì mi giữ họ li được. Ông không giữ họ được bng tin, mà phi giữ cả bng tình. Ít nhất là 1 năm ăn chung với họ một lần, phải biết tên vợ họ, ngày sinh của vợ họ, họ có bao nhiêu người con. Như vậy cũng không khả thi, vì trong 1 năm 365 ngày, nếu ăn cơm với lần lượt 1.000 người thì không ăn cơm ở nhà bữa nào luôn. Đó là chưa kể không thể nhớ hết 1.000 cái tên của vợ họ và 2.000 cái tên của con họ.

- Thứ ba, người giỏi có đặc điểm quan trọng là làm mà không cần hỏi ai. Nên họ làm gì và làm như thế nào thì công ty ông không biết luôn. Như vậy khi người đó ra đi thì công ty sẽ khó mà có thể tìm được người thay thế.


Để gii bài toán này thì ICI telecom cho biết công ty chỉ qun lí có 5 người. Đây là 5 người bộ não của tập đoàn. Tất cả các vấn đề đều gửi về đây cho họ xử lí và họ gợi ý các cách giải. Tất cả tri thức đều tập trung vào 5 người này.

Như vậy tổ chức họ có bộnão thông minh, tay chân nhanh nhẹn và hệ thống thông suốt. 5 người đó đã để lại toàn bộ tri thức cho tập đoàn.

Có một sự thật là bất cứ khi nào phân tích bất cứ vấn đề gì thì chỉ có 5% là phức tạp, còn lại thì có thể viết ra một cách tường minh. Viettel có triết lí gọi là triết lí Tôn Ngộ Không, không yêu cầu cao với 95 người mà chỉ cần yêu cầu cao với 5 người mà thôi.

Theo cách tính trên, với 25.000 nhân viên hiện tại, Viettel chỉ cần đào tạo 5% tức là 1.250 người. Những người này sẽ tạo ra quy trình cho 25.000 người kia làm việc. Việc đó sẽ tạo cho bài toán về con người của Viettel trở nên dễ dàng hơn và thuận lợi hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông [TTTT] Việt Nam, nhân vật từng được xem như một “ngôi sao chính trị”, lại làm nhiều người thở dài!

Nếu nhận định của ông Hùng: Hiện nay nói gì, thậm chí yêu ai cũng nằm trên mạng xã hội, thành ra nếu chỉ dùng mạng xã hội, não người Việt sẽ nằm ở nước ngoài và điều này sẽ nguy hiểm tới an ninh quốc gia [1] – được giới thiệu rộng rãi, chắc chắn sẽ gây hoang mang trên… toàn thế giới!

Làm sao các chuyên gia hàng đầu của nhiều lĩnh vực [giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội, kinh tế, khoa học – kỹ thuật] có thể chứng minh mạng xã hội là… não và não có thể trở thành một bộ phận… ngoại thân không chỉ của một… cá nhân mà còn của cả một… dân tộc?

Nếu nhìn “não” theo nghĩa… bóng, nhận định của ông Hùng cũng vẫn là một kiểu ví von điển hình chỉ có giá trị đối với các chuyên gia chuyên nghiên cứu về… tâm thần khi cần khảo sát để bổ sung thêm cách nhận biết, lập phác đồ điều trị cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt!

Làm gì có chuyện người Việt kém cỏi đến mức để mạng xã hội chuyển hóa nhận thức, điều khiển toàn bộ hành vi thay não của họ! Xem mạng xã hội là “não”, cảnh báo về những… nguy cơ khi “não” của một dân tộc nằm ở bên ngoài… biên giới là sự miệt thị đồng bào của mình.

Dùng “an ninh quốc gia” như một lý do nhằm dọa dẫm, tìm kiếm thêm nguồn đầu tư cho mạng xã hội… thuần Việt, nhằm kéo “não” của người Việt về lại Việt Nam, hứa hẹn khả năng kiểm soát “não” của người Việt theo hướng có lợi nhất cho… đảng ta là một kiểu ngụy biện tội nghiệp, chỉ gian mà không khôn!

Nếu đọc kỹ các tường thuật về cuộc đối thoại giữa ông Hùng với các đại biểu Quốc hội Việt Nam hôm 8 tháng 11, có thể nhận ra ngay rằng ông Hùng hoặc là hết sức bất thường về khả năng tư duy và nhận thức, hoặc là hết sức bất lương khi bất chấp thực tế tuyên bố, năm tới, sẽ có… 90 triệu người Việt dùng mạng xã hội Việt Nam!

Thật đáng tiếc khi không có đại biểu nào đại diện cho “ý chí, nguyện vọng của nhân dân”, yêu cầu ông Hùng giải thích thêm, tại sao sau khi ông trở thành Bộ trưởng TTTT, tỉ lệ người Việt sử dụng mạng xã hội thuần Việt đã đạt đến… 65 triệu, tăng 30% so với trước ngày ông nhậm chức mà “não người Việt” vẫn còn “nằm ở nước ngoài”?

***

Ông Hùng, 57 tuổi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương [BCH TƯ] đảng CSVN, kiêm Phó Ban Tuyên giáo, kiêm Bộ trưởng TTTT, từng là thiếu tướng quân đội. Ông Hùng thành tướng không phải do cầm quân mà vì đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội [Viettel].

Viettel đã và đang được xem là doanh nghiệp hàng đầu của Bộ Quốc phòng, đồng thời còn được xem như điển hình tích cực, biện minh cho việc dốc toàn bộ nguồn lực quốc gia nhằm phát triển các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh và sự đúng đắn trong việc giữ vững chủ trương tạo điều kiện để… “quân đội làm kinh tế”.

Hệ thống truyền thông chính thức của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam từng dành rất nhiều giấy, mực ca ngợi Viettel và ca tụng ông Hùng như một ông tướng giỏi… kinh doanh, một doanh nhân nhân tài ba khoác áo lính, một cá nhân có viễn kiến có thể… truyền cảm hứng cho đám đông, đặc biệt là giới trẻ [2]…

Chưa cơ quan truyền thông nào trong hệ thống truyền thông chính thức thử tìm hiểu và công bố, Viettel đã sử dụng bao nhiêu phần trăm hệ thống hạ tầng thông tin dành cho quốc phòng để kiếm tiền [?], hệ thống này trị giá bao nhiêu [?], bao nhiêu phần trăm ngân sách dành cho quốc phòng đã được rót vào Viettel [?],…

Cũng chưa có cơ quan hữu trách nào thử so sánh và trả lời cho công chúng, nếu tính đúng, tính đủ, liệu doanh thu và lợi nhuận của Viettel có tương xứng với nguồn lực dành cho quốc phòng mà Viettel đang tận tình khai thác [?], khai thác như thế có làm suy yếu khả năng quốc phòng và “mượn đầu heo nấu cháo” như Viettel có hợp lý [?]…

Một trong những lý do khiến ông Hùng được đánh giá cao, Bộ Quốc phòng và nhiều viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam “nở mày, nở mặt” là Viettel Global – doanh nghiệp đảm trách đầu tư, phát triển các thị trường bên ngoài Việt Nam của Viettel.

Viettel Global đã đầu tư vào chín quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, ở châu Phi và ở Nam Mỹ. Bên cạnh vô số “những lời có cánh” dành cho Viettel và ông Hùng về Viettel Global, một vài nguồn tiết lộ: Năm 2016, Viettel Global lỗ 3.475 tỉ đồng. Năm 2016 lỗ 481 tỉ đồng. Năm 2018 lỗ 797 tỉ đồng [3].

Liệu các dự án đầu tư vào thị trường viễn thông bên ngoài Việt Nam của Viettel có giống như các dự án đầu tư vào thị trường dầu khí bên ngoài Việt Nam của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] – 11/13 dự án thua lỗ và khiến PVN [xét về bản chất là chính người Việt] mất trắng nhiều ngàn tỉ đồng [4]?..

***

Con đường đưa ông Hùng trồi lên như một “ngôi sao chính trị”, kiểu tư duy và các chiêu, trò mà ông Hùng thể hiện qua những tuyên bố - nhận định từ khi ông được chọn để thay thế ông Trương Minh Tuấn, đảm nhận cả vai trò Phó Ban Tuyên giáo BCH TƯ đảng CSVN lẫn Bộ trưởng TTTT, khiến người ta nhớ đến hai “ngôi sao chính trị”: Đinh La Thăng và Nguyễn Bá Thanh.

Hai “ngôi sao chính trị” đã tắt vừa “trảm tướng”, thề “hốt liền, không nói nhiều”,… vừa lấy của người Việt nhiều ngàn tỉ liệu đã đủ để người Việt cảnh giác với những “ngôi sao chính trị” khác của đảng ta? Thay vì trầm trồ hãy chú ý nhiều hơn đến Viettel, tuy so sánh “mạng xã hội – não” ngớ ngẩn nhưng đó là so sánh trị giá nhiều ngàn tỉ!

Chú thích

[1] //thanhnien.vn/thoi-su/nao-nguoi-viet-khong-nam-o-viet-nam-se-nguy-hiem-toi-an-ninh-quoc-gia-1146148.html

[2] //news.zing.vn/10-phat-ngon-truyen-cam-hung-cua-ong-nguyen-manh-hung-post861680.html

[3] //nhadautu.vn/viettel-global-lo-lai-the-nao-khi-mang-chuong-di-danh-xu-nguoi-d19563.html

[4] //vnexpress.net/kinh-doanh/nguy-co-mat-trang-hang-nghin-ty-dong-pvn-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-3894989.html

Video liên quan

Chủ Đề