Nguyên nhân trẻ mọc răng muộn

Do di truyền

Nguyên nhân chủ yếu trong việc bé chậm mọc răng là do yếu tố di truyền trong gia đình, dòng tộc. Nếu trong gia đình bạn có người từng chậm mọc răng, thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bé đang nhận di truyền từ các thế hệ đi trước đó thôi.

Do thời điểm sinh bé

Thời điểm sinh và môi trường sống của bé cũng quyết định thời điểm bé nhú chiếc răng đầu tiên. Em bé sinh đủ tháng hoặc quá ngày tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Ví dụ, một em bé sinh non khi được 32 tuần (8 tháng) sẽ có răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với các bé sinh vào thời điểm đã được 9 tháng 10 ngày. Những em bé sinh ra nhỏ bé, thiếu cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường.

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng từ những căn bệnh có ở trẻ

Hội chứng Down, tuyến yên hoạt động không bình thường, lớp phôi ngoài có những biến chứng… đều là những yếu tố dẫn đến việc bé mọc răng chậm. Tuy nhiên, những vấn đề này cần phải kiểm tra kỹ mới xác định được đúng nguyên nhân.

Những tổn thương bên ngoài và bệnh truyền nhiễm ở trẻ

Nếu răng bé có hiện tượng mọc không đều, chiếc cao chiếc thấp, phần nhiều là do răng đã chịu những ngoại lực tác động, dẫn đến các dây chằng hỗ trợ răng bị hỏng. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn sau này.

Nếu răng sữa của bé bị hỏng, gãy và phải nhổ trước khi nó tự lung lay đúng theo quy luật tự nhiên, lợi sẽ tự động sản sinh một mô liên kết che lấp vị trị lỗ hổng do chiếc răng sữa bị gãy tạo ra. Mô này sẽ ngăn cản sự thay răng của bé, là một trong những nguyên nhân bé thay răng chậm.

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do bị thiếu canxi

Trẻ chậm mọc răng có thể do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm trẻ bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém.

Bé hấp thụ quá nhiều photpho cũng có nguy cơ thiếu canxi. Bởi vì khi ấy sự hấp thụ canxi tự nhiên trong cơ thể bé sẽ bị sụt giảm.

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng do bị còi xương

Bé bị còi xương có thể do thiếu vitamin D. Tình trạng này có liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D ở bé. Thức ăn và ánh nắng mặt trời là 2 nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Việc bổ sung vitamin D và canxi dưới dạng thuốc có thể cần thiết nhưng bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Các triệu chứng còi xương khác ở bé như thường xuyên quấy khóc khi ngủ; bé đổ mồ hôi trộm; lồng ngực lép, thóp rộng….

Trẻ chậm mọc răng do bị suy dinh dưỡng

Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng (Nếu trong vòng vài tháng liên tục bé không tăng cân), chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng… thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương.

Có thể tăng khẩu phần ăn cho bé nhưng nên tăng từ từ, mỗi tuần cho bé ăn nhiều hơn một chút./.

Ngọc Diệp (t/h)

Mọc răng được xem là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của trẻ. Mặc dù có khoảng thời gian chung cho mốc này ở trẻ nhỏ nhưng thời điểm chiếc răng đầu tiên nhú lên ở mỗi trẻ lại không giống nhau. Có những trẻ chậm mọc răng do sinh lý nhưng cũng có trường hợp do bệnh lý mà ra. Vậy trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ ngay dưới đây.

21/06/2021 | Góc tư vấn: Thực phẩm tốt giúp trẻ mọc răng mà vẫn đảm bảo sức khỏe
04/06/2021 | Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không và cách chăm sóc trẻ
25/06/2020 | Trẻ sốt mọc răng có gì khác với sốt thông thường?

1. Lý do nào khiến cho trẻ chậm mọc răng

1.1. Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ

Thường thì khi đến tháng thứ 9, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên rồi dần dần mọc các răng tiếp theo. Đến khi chiếc răng cối sữa thứ hai mọc lên tức là trẻ đã mọc đầy đủ răng sữa của mình.

Quá trình mọc răng ở hầu hết trẻ nhỏ diễn ra như sau:

Nguyên nhân trẻ mọc răng muộn

Thời điểm mọc răng ở trẻ nhỏ

- Tháng thứ 6: mọc răng cửa hàm dưới

- Tháng thứ 11: mọc đủ 4 răng cửa giữa gồm 2 răng hàm dưới và 2 răng hàm trên.

- Tháng thứ 15: mọc 4 răng cửa ở bên cạnh răng cửa giữa.

- Tháng thứ 19: mọc 4 răng hàm nhỏ ở cả hàm dưới và hàm trên.

- Tháng thứ 23: mọc 4 răng nanh ở cả 2 hàm.

- Tháng thứ 27: mọc 4 răng số 5.

- 6 - 12 tuổi: mọc răng vĩnh viễn.

1.2. Lý do khiến cho trẻ chậm mọc răng

Quá trình mọc răng ở trên chỉ mang tính phổ biến. Trên thực tế thì thời điểm mọc răng ở mỗi trẻ là không giống nhau. Có những trẻ mọc răng rất sớm và rất nhanh nhưng cũng có những trẻ mọc răng rất muộn và mọc chậm. Tuy nhiên, nếu đã đủ 13 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì đó được xem là hiện tượng chậm mọc răng.

Nếu trẻ bị chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển bình thường về thể chất thì đó là do nguyên nhân sinh lý. Những trẻ chậm mọc răng mà lại bị còi, thấp bé, nhẹ cân, ngủ khó, quấy khóc,... thì cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng hoặc một số nguyên nhân bệnh lý.

Sở dĩ trẻ bị chậm mọc răng là vì:

- Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình của trẻ có bố mẹ hay ông bà từng mọc răng chậm thì trẻ có thể cũng sẽ bị như vậy. Với nguyên nhân này thì cách xử lý duy nhất là kiên trì chờ đợi mà thôi.

- Thời điểm sinh: trẻ sinh non, sinh thiếu cân thường có nguy cơ chậm mọc răng khá cao.

Nguyên nhân trẻ mọc răng muộn

Thiếu vitamin D có thể khiến trẻ chậm mọc răng

- Nhiễm khuẩn khoang miệng: viêm lợi hoặc nhiễm khuẩn khoang miệng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mọc răng vì vi khuẩn, vi nấm sẽ làm cho lợi và nướu bị tổn thương. Thường thì dấu hiệu nhận biết trong trường hợp này là trẻ sẽ chán ăn, quấy khóc, thở có mùi hôi,...

- Lợi quá cứng: có những trẻ do lợi quá cứng nên nướu không thể nứt ra được. Cha mẹ có thể kiểm tra hiện tượng này bằng cách sờ vào nướu của trẻ. Nếu thấy đúng tình trạng ấy cha mẹ nên massage nướu để kích thích hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục.

- Suy tuyến giáp: bị suy tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ chậm mọc răng. Nguyên nhân này cần được thăm khám để xử lý sớm vì nó dễ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ như: chậm đi, chậm nói, thừa cân,... 

- Thiếu vitamin D: sự phát triển thể chất của trẻ rất cần Vitamin D nên nếu thiếu cơ thể sẽ không dùng được canxi để xây dựng cấu trúc của răng và xương, từ đó làm cho răng chậm mọc.

- Thiếu canxi: cơ thể không đủ canxi thì mầm răng cũng không thể nhú và phát triển được. Vì thế trẻ cần được có nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu trẻ hấp thụ quá nhiều photpho thì khả năng dung nạp canxi cũng bị giảm và dễ làm răng mọc chậm.

- Thiếu MK7: đây là Vitamin K2 có tác dụng giúp vận chuyển canxi từ máu vào răng và xương tốt hơn. Nếu thiếu MK7 thì răng cũng sẽ không được chắc khỏe, mọc chậm hơn.

- Suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể của trẻ không có đủ năng lượng cho các hoạt động nên răng cũng dễ mọc chậm hơn bình thường.

- Một số bệnh lý: bệnh tuyến yên hay hội chứng Down cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc răng của trẻ.

2. Nếu trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không

2.1. Trẻ bị chậm mọc răng có nguy hiểm không

Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không luôn là nỗi lo của những bậc cha mẹ có trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu trẻ trên 13 tháng mà vẫn chưa mọc răng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa thăm khám vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề như:

- Khiến cho răng vĩnh viễn sau này mọc chậm theo từ đó làm răng hàm bị mọc lệch.

- Trẻ bị “hai hàm” tức là có cả răng sữa và răng vĩnh viễn cùng mọc làm xuất hiện tình trạng tồn tại 2 hàm, ảnh hưởng đến khả năng nhai.

- Viêm quanh chân răng làm lây lan đến các răng khác hoặc viêm nhiễm cả hàm.

2.2. Phải làm sao khi trẻ chậm mọc răng

Nguyên nhân chậm mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau nên trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không cũng phụ thuộc vào điều ấy. Nếu không thể xác định được vì sao con mình chậm mọc răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi để có những kiểm tra cần thiết, làm rõ căn nguyên của tình trạng này. Khi ấy bác sĩ cũng sẽ có căn cứ để trả lời cho từng trường hợp cụ thể trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không.

Nguyên nhân trẻ mọc răng muộn

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi giúp cha mẹ biết chính xác trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không

Với những trường hợp trẻ chậm mọc răng do vấn đề dinh dưỡng hay thiếu chất thì cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ để bổ sung cho con đúng cách, đúng chất, có chế độ ăn uống phù hợp. Trẻ ở giai đoạn sơ sinh nên tắm nắng mỗi ngày 15 - 30 phút trước 9h sáng để tăng cường hấp thụ Vitamin D đảm bảo cho sự phát triển của răng và hệ xương. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt cần chú ý tỷ lệ cân bằng giữa canxi với photpho để có sự phát triển tốt cho răng và xương.

Nói chung, hầu hết các trường hợp đều không phải lo quá đến vấn đề trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không nếu trẻ vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Những trường hợp do bệnh lý thì cần có sự thăm khám và chỉ dẫn xử trí từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý can thiệp tại nhà.

Nếu những chia sẻ trên đây vẫn còn khiến cha mẹ băn khoăn về tác động của việc chậm mọc răng đối với trẻ, đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 1900 56 56 56. Chuyên viên y tế của của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng đồng hành và nỗ lực cùng cha mẹ để có được những giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.