Những Nội nào nghiên cứu và đào tạo dự báo Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam

Những Nội nào nghiên cứu và đào tạo dự báo Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam

Khí tượng thủy văn là ngành có vai trò quan trọng trong xu thế phát triển kinh tế xã hội của thế giới nhằm ứng phó với các vấn đề Biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán,…

Để giải đáp thắc mắc của nhiều bạn học sinh muốn theo đuổi ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu ngành khí tượng thủy văn là gì? Học gì? Ra trường làm gì? nhé.

Ngành Khí tượng thủy văn là gì?

Ngành khí tượng thủy văn bao gồm hai bộ môn là khí tượng và thủy văn. Trong đó, học khí tượng sẽ được học về những biểu hiện và dự báo khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm,… Còn học thủy văn sẽ học về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước trên Trái Đất.

Những Nội nào nghiên cứu và đào tạo dự báo Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam

Hình ảnh minh họa các hiện tượng KTTV nghiên cứu

Khí tượng học là khoa học nghiên cứu các quá trình và các hiện tượng của khí quyển. Việc nghiên cứu bao gồm không chỉ vật lý, hóa học và động lực học của khí quyển mà nó còn mở rộng ra và bao gồm cả những hiệu ứng trực tiếp của khí quyển lên bề mặt trái đất, đại dương và cuộc sống nói chung thông qua các yếu tố và hiện tượng khí tượng. Các yếu tố khí tượng bao gồm nhiệt độ, khí áp, độ ẩm, gió, mây, mưa. Chúng luôn biến động theo thời gian và không gian trong mối tương tác lẫn nhau theo những quy luật phức tạp của tự nhiên.

Những Nội nào nghiên cứu và đào tạo dự báo Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam

Hình ảnh vệ tinh của một cơn bão đổ bộ vào Việt Nam

Thủy văn học là khoa học nghiên cứu về tính chất, sự chuyển động và phân bố của nước (thể lỏng và thể rắn) trong toàn bộ Trái đất. Nó có quan hệ tương tác về vật lý và hóa học của nước với phần còn lại của Trái đất và quan hệ của nó với sự sống của Trái đất, và như vậy nó bao gồm cả chu trình thủy văn và tài nguyên nước. Ví dụ như: dự báo Lũ lụt, hạn thủy văn, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn, nước dưới đất, ...

Những Nội nào nghiên cứu và đào tạo dự báo Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam

Hình ảnh minh họa tình hình ngập lụt trên một lưu vực sông

Ngành Khí tượng thủy văn học gì?

Học ngành Khí tượng thủy văn đòi hỏi sinh viên có khả năng chuyên sâu lý luận, điều tra, quản lý mạng lưới, nghiên cứu và dự báo thời tiết, khí hậu, khí tượng nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Đây là một nhà khoa học có trình độ cao trong việc phân tích các tình huống thời tiết để thiết lập các dự báo.

Vì vậy khi theo học ngành Khí tượng thủy văn sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khí tượng thủy văn với các môn học tiêu biểu như: Hải lưu, Sóng biển, Thủy triều, Cửa sông, Hóa học biển, Sinh học sinh thái biển, Khai thác dữ liệu; Khí tượng động lực, Khí tượng synop, Dự báo số trị, Khí tượng lớp biên, Khí tượng hàng không, Nhiệt động lực học khí quyển, Khí tượng vật lý, Nguyên lý máy và phương pháp quan trắc khí tượng, Dự báo thời tiết bằng phương pháp số, Khí tượng rada và vệ tinh, Hải dương học và tương tác biển khí quyển,…

Học ngành Khí tượng thủy văn ra trường làm gì?

Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về nghiên cứu và nhân lực ngành khí tượng, thủy văn, hai dương đang đứng trước những cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế. Vấn đề Biến đổi khí hậu và ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu đã được Chính phủ thông qua và duyệt triển khai với ngân sách lớn nhằm cải tạo điều kiện làm việc và đầu tư nghiên cứu.

Sinh viên ngành Khí tượng thủy văn sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc ở các lĩnh vực hoặc các đơn vị sau:

  • Viện nghiên cứu Khí tượng, thủy văn, môi trường; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn các đài tỉnh,
  • Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học công nghệ… các tỉnh/ thành phố trong cả nước.
  • Các trạm khí tượng, thủy văn và hải văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trạm dùng riêng.
  • Các trạm khí tượng thuộc Đài khí thượng, thủy văn khu vực (9 đài khu vực).
  • Trung tâm quản lý khí tượng, thuỷ văn biển và hải đảo, sân bay và trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
  • Trung tâm phòng chống thiên tai Quốc gia, tỉnh/thành trên cả nước.
  • Các công ty xây dựng, thiết kế về Thủy lợi, Thủy điện, Công trình thủy,...
  • Các Trung tâm, công ty thoát nước đô thị, ...

Học ngành khí tượng thủy văn ở đâu, trường nào?

Ở phía Nam chỉ duy nhất có trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là đào tạo cả 2 chuyên ngành là Khí tượng và ngành Thủy văn.

Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Bảo Anh
Theo kttvhcm.vn

Xem thêm bài viết cùng chủ đề

Những điều cần biết về cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông

Có nên học ngành Điện tử Viễn thông? Tương lai có tốt không?

Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?

Công tác hợp tác quốc tế (HTQT) của ngành KTTV có sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong những năm gần đây, quan hệ HTQT trong lĩnh vực KTTV đã thực sự bước sang một giai đoạn mới: Toàn diện, đa phương, đa dạng và hiệu quả cao. Công tác Khí tượng Thủy văn đã tăng cường đã được định hướng không chỉ chiều rộng mà còn đi vào chiều sâu, chúng ta không chỉ thu nhận những thông tin quốc tế, mà chúng ta đã đóng góp cho quốc tế cả về nguồn lực về nhân lực, tài chính và sản phẩm công nghệ. Ngành KTTV đang vươn tầm ra và nâng cao chất lượng của các hoạt động, và có thể khẳng định khả năng dự báo đang tiệm cận với công nghệ, trình độ của nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Những Nội nào nghiên cứu và đào tạo dự báo Khí tượng Thủy văn ở Việt Nam

Tổng cục KTTV Việt Nam và Tổng cục KTTV Hàn Quốc ký kết Biên bản ghi nhớ năm 2021

Ngành KTTV nước ta tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác đa phương với Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Ủy ban Bão, Tiểu ban Khí tượng – Vật lý địa cầu ASEAN (ASCMG), Trung tâm Khí hậu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APCC)….

Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò Phó chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II châu Á, Đại diện thường trực của Tổ chức Khí tượng thế giới tại Việt Nam, tổ chức tham gia các cuộc họp quan trọng của Hội động điều hành RAII. Việt Nam thực hiện công tác phát báo quốc tế thường kỳ đảm bảo được nhiệm vụ chia sẻ số liệu tham gia WMO. Chủ động kết nối và thực hiện các chương trình trao đổi với WMO thông qua các công cụ họp trực tuyến nhằm chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ của Việt Nam tại WMO. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của ngành KTTV trên phạm vi quốc tế và khu vực. Thực hiện tốt vai trò đầu mối trong Chương trình dự báo thời tiết nguy hiểm cho khu vực Đông Nam Á; Chương trình cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á góp phần cung cấp kịp thời các bản tin dự báo hỗ trợ các nước thành viên trong hoạt động dự báo tác nghiệp, tăng cường vai trò của Trung tâm hỗ trợ dự báo khu vực đối với khu vực Đông Nam Á.

Đối với Ủy ban Bão, ngành KTTV hoàn thành tốt vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban Bão năm 2017 và Chủ tịch Ủy ban Bão năm 2018; tổ chức thành công Khóa họp lần thứ 50 của Ủy ban Bão; tổ chức Cuộc hội kiến giữa Tổng Thư ký WMO với Phó Thủ tướng chính phủ; Hội thảo kỹ thuật hưởng ứng thành lập 50 năm Ủy ban Bão và hoạt động tiếp xúc song phương bên lề,... Các sự kiện đều được tổ chức thành công và gây được tiếng vang với các bạn bè quốc tế. Trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục thực hiện và trò và trách nhiệm của mình khi tham dự và thảo luận định hướng tại Khóa họp trực tuyến thường niên lần thứ 53; cuộc họp nhóm Nghiên cứu và Đào tạo; Hội thảo trực tuyến Hợp nhất.

Đối với Tiểu ban Khí tượng và Vật lý địa cầu ASEAN (ASCMG): Việt Nam đã khẳng định vai trò thông qua việc góp ý kiến triển khai thực hiện APASTI; Đóng góp sáng kiến tại hội nghị, diễn đàn của ASCMG; Báo cáo hoạt động đã thực hiện vai trò thành viên ASCMG của Khung APASTI. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác của ASCMG trong việc xây dựng các bản tin cho tạp chí khí hậu của Trung tâm Khí tượng chuyên ngành ASEAN; đóng góp tích cực đối với hoạt động nhận định khí hậu mùa ASEAN thông qua việc tham dự Diễn đàn nhận định khí hậu mùa ASEAN 2 lần/năm. Trong năm 2021, Tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 42 của Tiểu ban Khí tượng và Vật lý địa cầu ASEAN từ 10-11/11/2021.

Trong quan hệ hợp tác song phương, ngành KTTV tiếp tục duy trì, phát triển tốt quan hệ hợp tác truyền thống với Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-pu-chia, Hồng Công, Trung Quốc. Với Hàn Quốc, Dự án “Hiện đại hóa hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV cho Đài KTTV khu vực Đông Bắc” đã được triển khai thành công, tăng cường năng lực cho cơ quan KTTV cấp tỉnh của khu vực Đông Bắc. Trong năm 2021 Việt Nam đã tiếp tục xây dựng hợp tác về dữ liệu ra-đa, vệ tinh, dự án ODA, dự báo cảnh báo KTTV. Đặc biệt là ký kết Biên bản hợp tác của 2 nước tại Cuộc họp song phương lần thứ 6.

Thực hiện hợp tác với Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản JICA và các chuyên gia trong việc triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực đối phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra” sử dụng nguồn vốn viện trợ từ chính phủ Nhật Bản đầu tư xây dựng 2 tháp Radar tại Vinh - Nghệ An và Phủ Liễn - Hải Phòng; cung cấp, lắp đặt 2 thiết bị Radar thời tiết băng sóng S cho 2 tháp Radar; cung cấp, lắp đặt 1 trạm đo gió cắt lớp tại Chí Linh,…

Với Trung Quốc: Ngành đã trao đổi, thống nhất nội dung ký mới của Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài TNMT Việt Nam và Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc về trao đổi số liệu thủy văn vùng biên; báo cáo kết quả thực hiện nội dung hợp tác lần thứ 12 và chuẩn bị nội dung cho cuộc họp Tổ công tác liên hợp hợp tác khoa học khí tượng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 13 (dự kiến năm 2022).

Ngành đã phối hợp, hỗ trợ giúp các bạn Lào, Campuchia anh em trong việc đào tạo cán bộ chuyên môn, phát triển mạng lưới trạm KTTV, xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực KTT.

Ngoài ra Tổng cục đã có những ký kết và xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án, các Bản ghi nhớ hợp tác với các nước Bạn: Phần Lan, Na Uy, Bỉ, Nhật Bản, Niu-di-lân, Anh Quốc, I-ta-li-a, Pháp…

Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, công tác xây dựng trang thiết bị, các dự án chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu đã tạo nhiều cơ hội cho ngành KTTV Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực vào quá trình phát triển và hiện đại hóa. Đây cũng là nơi, Việt Nam công bố, chia sẻ những kết quả nghiên cứu, bài học kinh nghiệm của Việt Nam đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời thông qua các hoạt động này, góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.

Bùi Dịu