Nợ phải thu khách hàng là gì

Phải thu khách hàng (Accounts receivable from customers)

Định nghĩa

Phải thu khách hàngtrong tiếng Anh là Accounts receivable from customers.

Phải thu khách hàng làcác khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ.

Nguyên tắc hạch toán

- Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kì hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và theo dõi chi tiết theo từng lần thanh toán

- Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận các hoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường

- Định kì tiến hành kiểm tra đối chiếu khoản phải thu đối với những khách hàng có giao dịch thường xuyên hoặc có số dư Nợ lớn

- Phải tiến hành phân loại nợ: đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòi có khả năng không thu hồi được để có căn cứ trích lập dự phòng nợ khó đòi và có biện pháp xử lí đối với khoản nợ phải thu không đòi được

- Phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ, theo nguyên tắc:

+ Bên Nợ TK 131 qui đổi ra VND theo tỉ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỉ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán)

Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ của TK 131 áp dụng tỉ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước

+ Bên Có TK 131 qui đổi ra VND theo tỉ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ. Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỉ giá thực tế đích danh được xác định là tỉ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó

Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có TK 131 áp dụng tỉ giá giao dịch thực tế (là tỉ giá ghi vào bên Nợ TK Tiền) tại thời điểm nhận trước

+ Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của KH có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập BCTC theo qui định của pháp luật

Tỉ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỉ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập BCTC

Tài khoản sử dụng -TK 131 "Phải thu của khách hàng"

Bên Nợ:

- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa đã giao, lao vụ đã cung cấp và được xác định là tiêu thụ

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng

Bên Có:

- Số tiền khách hàng đã trả nợ

- Số tiền đã nhận ứng trƣớc, trả trước của khách hàng

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán khách hàng trả lại trừ vào số phải thu…

Dư Nợ:

Số tiền còn phải thu khách hàng

Dư Có:

Số tiền đã nhận trước hoặc số đã thu lớn hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể

Chứng từ kế toán sử dụng

-Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn bán hàng

- Phiếu thu

- Giấy báo có của ngân hàng

-Biên bản bù trừ công nợ

-Sổ chi tiết theo dõi khách hàng

(Nguồn tham khảo: Giáo trình Kế toán tài chính 2, Học viện Tài chính)

Nợ phải thu khách hàng là gì
Nợ phải trả (Liabilities) là gì? Các loại nợ phải trả chủ yếu trong Báo cáo tài chính
26-08-2019 Vốn bằng tiền (Cash and cash equivalents) là gì? Kế toán vốn bằng tiền
23-08-2019 Hợp nhất kinh doanh (Business Consolidation) là gì? Kế toán hợp nhất kinh doanh

1. Nguyên tắc kế toán


a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.

b) Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.

c) Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.

d) Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.

đ) Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.

e) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước của người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã nhận trước;

- Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có tài khoản 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua thì bên Có tài khoản 131 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá ghi vào bên Nợ tài khoản tiền) tại thời điểm nhận trước;

- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.

Các khoản phải thu là gì? Phân biệt khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên các khoản nợ cần thu hồi, các giao dịch chưa thanh toán hoặc các nghĩa vụ tiền tệ chưa hoàn thành. Nếu đang làm quen với tài khoản này, bạn sẽ không khỏi bối rối với các khái niệm liên quan như phải thu dài hạn và ngắn hạn. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết sau để hiểu rõ hơn về các khoản phải thu.

Nợ phải thu khách hàng là gì

Kế toán công nợ phải thu khách hàng là gì?

Các khoản phải thu củakhách hàngdựa trên các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà khách hàng chưa thanh toán cho công ty, đây được coilà một loại tài sản của công tyvì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai.

Các khoản phải thu của khách hàng được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.

Xem thêm:Kế toán công nợ và những việc phải làm

Nợ phải thu khách hàng là gì