Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

(TN&MT) - Phụ nữ trồng cây lanh, dệt thổ cẩm đó là một nghề độc đáo và truyền đời của đồng bào người người Mông vùng Tây Bắc nói chung và của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nói riêng, đó vẫn luôn là mạch ngầm quý trong không gian văn hóa nơi đây.

Khi lúa trên nương đã vào kho, ngô trên núi đã đưa về nhà cũng là lúc phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi may váy, thêu hoa… Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành đều biết se lanh thành sợi để dệt vải, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Khi phụ nữ người Mông đi lấy chồng phải tự tay may cho mình một chiếc váy để mặc trong ngày cưới. Việc se lanh, dệt vải còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức của chị em phụ nữ. 

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Bất cứ lúc nào có thời gian rảnh là phụ nữ người Mông cũng có thể ngồi may vá, thêu hoa

Trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái đã tuyên truyền vận động đồng bào người Mông bảo tồn, giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Đến năm 2019, UBND tỉnh Yên Bái đã cấp bằng công nhận Làng nghề Dệt thổ cẩm ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải. Làng nghề dệt thổ cẩm hiện có 35 hội viên phụ nữ tham gia, những sản phẩm này được đưa bán ra thị trường và phục vụ cho khách du lịch khi tới huyện.

Chị Lý Thị Ninh - Tổ trưởng làng nghề chia sẻ: Hiện nay các thành viên trong làng nghề sẽ được nhận nguyên liệu về nhà để tự làm, thường làm những lúc nông nhàn. Để tạo ra những sản phẩm thổ cẩm, hay bộ trang phục độc đáo phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay những người phụ nữ Mông như trồng lanh, xe sợi, in sáp, nhuộm chàm và thêu thùa.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Nghề dệt thổ cẩm của người Mông huyện Mù Cang Chải đang được bảo tồn và phát triển

Hàng năm, cứ đến tháng 3 - 4, đồng bào dân tộc Mông nơi đây bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7 - 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được bà con đem ra phơi nắng cho khô rồi mới tước thành sợi; sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn, mang đi giặt cho mềm. Sau đó, bà con đem luộc, đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang ra phơi nắng cho khô, rồi chia sợi và mang vào dệt. Sau đó dùng bút và sáp ong để vẽ hoa văn.

Chị Ninh cũng cho biết thêm, để hoàn thiện một bộ trang phục hoàn chỉnh phải mất rất nhiều thời gian, nếu làm thường xuyên chỉ sẽ mất khoảng 5 tháng, nếu không phải cả năm mới xong một bộ váy.

Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Trung bình mỗi bộ quần áo bán với giá tầm 7-8 triệu đồng, bộ nào sắc nét thì khoảng hơn 10 triệu đồng. Trừ chi phí mỗi tháng chị em phụ nữ có thêm thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng đối với người thường xuyên làm, còn những người nào làm vào lúc rảnh thì từ 2-3 triệu đồng.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Những tấm vải này đều được phụ nữ Mông tự tay dệt và vẽ hoa văn

Trước đây, các sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải chỉ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình, làm của hồi môn cho con gái khi lấy chồng. Ngày nay, những sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, khăn quàng, túi… đã trở thành hàng hóa được rất nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Ông Sùng A Chua - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, huyện Mù Cang Chải cho biết: Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mông đã có từ lâu đời, gắn liền với văn hóa của người Mông. Đây cũng là một trong những sản phẩm phục vụ du lịch, tạo thu nhập cho một số phụ nữ Mông.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Các sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải đã được rất nhiều du khách ưa chuộng

Để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển huyện đã tạo điều kiện để làng nghề được nhận hỗ trợ từ các nguồn vốn như: Vốn ngân hàng thế giới WB hỗ trợ mua 22 chiếc máy khâu, Nhà nước hỗ trợ xây dựng một nhà xưởng với giá trị 1 tỷ đồng, Trung tâm nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công Mỹ nghệ Craft Link tại Hà Nội đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên trong tổ về kỹ thuật thêu dệt, để tạo thành sản phẩm bán ra thị trường. Qua đó, tạo điều kiện nâng cao năng suất cũng như tăng thêm mẫu mã chất lượng sản phẩm thổ cẩm của người Mông Mù Cang Chải.

“Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai các đề án hỗ trợ máy móc hiện đại, để nâng cao đào tạo, tay nghề của người thêu dệt thổ cẩm; thành lập thêm các cơ sở hợp tác xã, hộ kinh doanh về nghề này. Mở rộng diện tích trồng cây lanh xen kẽ trồng ngô tại các hộ gia đình, đầu tư thêm khung dệt thủ công của người dân để thu hút khách trải nhiệm, đa dạng các mẫu sản phẩm để mở rộng thị trường trong và ngoài nước”, ông Sùng A Chua nói.

Cây lanh (tên khoa học là Linum usitatissimum) là loài thuộc chi Linum, họ Linaceae, là cây công nghiệp ôn đới thân thảo, sống hàng năm. Được trồng để lấy sợi ở thân và lấy hạt để làm thức ăn hoặc để ép dầu. Hạt lanh có giá trị dinh dưỡng cao, được công nhận là có tác động tích cực tới sức khỏe. Dầu ép từ hạt lanh có thể được sử dụng làm thực phẩm, nhưng không bền với nhiệt và nhanh bị hỏng. Dầu hạt lanh còn được dùng pha sơn, trong vải sơn lót sàn nhà, làm véc-ni hay trong mực in.[1]

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu
Cây lanh

Flax plant

Phân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiosperms(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)RosidsBộ (ordo)MalpighialesHọ (familia)LinaceaeChi (genus)LinumLoài (species)L. usitatissimumDanh pháp hai phầnLinum usitatissimum
Linnaeus.

  1. ^ “flax” [Cây Lanh]. Encyclopaedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2019.

Sources

  • Carr, Sir Cecil Thomas (1970). Select Charters of Trading Companies, A.D. 1530-1707. Ayer Publishing. tr. 87. ISBN 978-0-8337-0479-5. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  • Fortescue, Sir John William (1860). Calendar of State Papers: 9- ] America and West Indies, 1574. Longman. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.

  •   Dữ liệu liên quan tới Linum usitatissimum tại Wikispecies
  •   Phương tiện liên quan tới Linum usitatissimum tại Wikimedia Commons
  • North Dakota State University picture comparing flaxseed oil fatty acid content with other oils.
  • The produce arising from one acre of ground with flaxseed consider'd (Gentleman's magazine, 1742)
  • “Linum usitatissimum”. International Plant Names Index (IPNI). Royal Botanic Gardens, Kew. ngày 24 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.
  • Lanh (thực vật) tại Encyclopedia of Life
  • Lanh (thực vật) tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Lanh (thực vật) 29226 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
    • Linum usitatissimum var. humile (Mill.) Pers. (TSN 536830) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
    • Linum usitatissimum var. usitatissimum L. (TSN 528826) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Flax (plant) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Lanh (thực vật) tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lanh_(thực_vật)&oldid=67812059”

Cây lanh là cây gì? và sợi lanh có những ứng dụng quan trọng như thế nào trong ngành thời trang, may mặc không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu về cây lạnh và những ứng dụng của nó không chỉ riêng lĩnh vực may mặc mà còn những ứng dụng khác trong cuộc sống.

 

Cây lanh là gì?


Cây lanh là một loài thực vật có hoa có tên khoa học là Linum usitatissimum là loài thuộc chi Linum, họ Linaceae. Cây lanh là cây công nghiệp ôn đới thân thảo được trồng làm thực phẩm và cây lấy sợi ở các vùng trên thế giới có khí hậu ôn hòa. Hạt lanh có giá trị dinh dưỡng cao và được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận có tác động tích cực tới sức khỏe, dầu được ép từ hạt lanh có thể được sử dụng làm thực phẩm nhưng không để được lâu vì không bền với nhiệt. Dầu hạt lanh còn có công dụng khác đó là được dùng pha sơn, trong vải sơn lót sàn nhà, làm véc-ni hay trong mực in.

Các loại vải dệt từ cây lanh còn được gọi là vải lanh thường được dùng để làm ga trải giường, quần áo lót và khăn trải bàn.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Cây lanh là một loại cây công nghiệp ôn đới

 

Mô tả chi tiết


Cây Lanh là loại cây thân cỏ thường niên, thích nghi với các vùng khí hậu ôn đới. Hạt lanh giống thường được gieo vào mùa xuân và thu hoạch vào đầu hè.

Cây lanh được trồng cao đến 1,2 m với thân mảnh mai, lá cây lanh có màu xanh lục, hình mũi mác mảnh có chiều dài 20–40 mm và rộng 3 mm.

Hoa cây lanh là tinh khiết màu xanh nhạt có đường kính 15-25 mm với năm cánh hoa, các hoa và quả của cây lanh là một vòng khô nang có đường kính 5-9 mm.

 

Lịch sử cây lanh


Bằng chứng sớm nhất về việc con người sử dụng cây lanh hoang dã làm vải dệt đến từ Cộng hòa Georgia ngày nay, nơi sợi lanh hoang dã được kéo thành sợi, nhuộm và thắt nút được tìm thấy trong Động Dzudzuana có niên đại vào thời kỳ đồ đá cũ trên 30 nghìn năm trước. Con người lần đầu tiên bắt đầu sử dụng lanh ở vùng Lưỡi liềm màu mỡ, có bằng chứng về một hạt lanh đã được thuần hóa có kích thước hạt tăng lên từ Tell Ramad ở Syria và các mảnh vải lanh ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng 9.000 năm trước. Việc sử dụng cây lanh ngày càng lan rộng, đến tận Thụy Sĩ và Đức vào 5.000 năm trước. Ở Trung Quốc và Ấn Độ, cây lanh thuần hóa đã được trồng cách đây ít nhất 5.000 năm.

Cây lanh được trồng nhiều ở Ai Cập cổ đại, nơi các bức tường đền thờ nơi có những bức tranh vẽ cây lanh và xác ướp được ướp bằng vải lanh. Các linh mục Ai Cập chỉ mặc vải lanh, vì lanh được coi là biểu tượng của sự tinh khiết. Ở Bắc Mỹ, những người thực dân biết dùng cây lanh và nó phát triển mạnh ở đó nhưng vào đầu thế kỷ 20, bông rẻ và lương nông nghiệp tăng cao đã khiến việc sản xuất lanh tập trung ở miền bắc nước Nga, nơi cung cấp tới 90% sản lượng của thế giới. Kể từ đó, cây lanh đã mất đi tầm quan trọng của nó như một loại cây thương mại do dễ dàng có các loại sợi bền hơn.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Cây lanh khi ra hoa

 

Ứng dụng của cây lanh vào cuộc sống


+ Cây lanh được trồng để lấy hạt, có thể xay thành bột hoặc biến thành dầu, dầu hạt lanh là một sản phẩm được sử dụng như một chất bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Cây lanh còn được trồng làm cây cảnh trong các khu vườn.

+ Cây lanh làm vải: lanh được trồng để làm nên sợi lanh, sợi lanh được sử dụng để làm vải lanh. Sợi lanh được làm từ thân cây lanh bền gấp 2-3 lần sợi bông.

+ Cây lanh được trồng để lấy dầu lanh, được sử dụng làm dầu khô trong sơn và vecni và trong các sản phẩm như vải sơn và mực in.

+ Bữa ăn hạt lanh, các sản phẩm phụ của sản xuất dầu hạt lanh từ hạt lanh, được sử dụng như chăn nuôi thức ăn gia súc.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Hạt của cây lanh

 

Sợi lanh

Sợi lanh là gì?


Sợi lanh được chiết xuất từ ​​lớp đệm bên dưới bề mặt của thân cây lanh. Sợi lanh mềm, bóng và dẻo, các bó sợi có sự xuất hiện của tóc vàng, do đó được mô tả là tóc "lanh".
Vải sợi lanh đã được dùng từ hàng chục nghìn năm trước, vải lanh một loại vải dệt tinh chế được làm từ sợi lanh đã được các thầy tu mặc rộng rãi cách đây hơn 4.000 năm. Chế biến sợi lanh trên quy mô công nghiệp đã tồn tại từ thời cổ đại. Một nhà máy thời đại đồ đồng dành riêng cho chế biến lanh đã được phát hiện ở Euonymeia, Hy Lạp.

Nhà máy lanh cho quay lanh sợi đã được phát minh bởi John Kendrew và Thomas Porthouse của Darlington ở Anh vào năm 1787. Phương pháp mới của lanh chế biến đã dẫn đến sự ưa chuộng trong việc sử dụng lanh như một sợi công nghiệp.

 

Đặc tính của sợi lanh


Sợi lanh có đặc tính dai, bền và thoát nhiệt tốt, khi ướt lại bền chắc hơn khi khô. Do đặc tính có nhiều điểm nút trên bề mặt sợi nên vải lanh làm từ sợi lanh có đặc tính thô ráp, vải dễ bị sờn, rách, nhàu khi bị gấp nếp.

Sợi lanh càng dài thì cho chất lượng vải càng cao, vải lanh thường được sử dụng vào mùa hè vì nó nhẹ và mát.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Sợi lanh có đặc tính dai, bền và thoát nhiệt tốt

 

Những ưu điểm của sợi lanh so với những loại sợi khác


+ Sợi lanh không bị nóng chảy và không có tính đàn hồi cao.

+ Sợi lanh không co giãn và không bị nhuộm màu.

+ Có độ bền cao và tăng 10-15% độ bền khi ướt.

+ Có khả năng chống tia cực tím tốt và mức độ hấp thụ nước cao.

+ Vải làm từ sợi lanh là một sản phẩm tự nhiên được sử dụng trong sản xuất sản phẩm truyền thống, có thẩm mĩ cao.

+ Sợi lanh tự phân hủy trong tự nhiên, do vậy đây là giải pháp sử dụng thân thiện với môi trường.

+ Vải lanh làm tự sợi lanh có khả năng giữ nguyên form (dáng) tốt hơn so với các loại sợi tổng hợp.

 

Thu hoạch cây lanh để lấy sợi


Cây lanh được thu hoạch để sản xuất sợi sau khoảng 100 ngày, hoặc một tháng sau khi cây ra hoa và hai tuần sau khi hình thành viên nang hạt. Khi phần gốc của cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, nếu cây còn xanh các hạt của cây sẽ không có công dụng gì và chất xơ sẽ kém phát triển hơn. Chất xơ trong cây lanh sẽ biến mất khi cây chuyển sang màu nâu.

Có 2 cách để thu hoạch sợi lanh sau:

 

Thu hoạch thủ công


Cây lanh được nhổ bằng rễ (không cắt) để tăng chiều dài sợi. Sau này, lanh được phép để khô, những hạt giống được loại bỏ. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và đặc điểm của cây lanh được gieo trên các cánh đồng, cây lanh vẫn còn trên mặt đất từ ​​hai tuần đến hai tháng để rút lại.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết một số hoạt động của enzym làm phân hủy pectin liên kết các sợi với rơm, nông dân có thể ủ rơm lên thân cây, khi rơm khô thì cuộn lại và được lưu trữ lại trước khi chiết xuất thành các sợi.

Ở nước ta cây lanh được trồng ở đâu

Dệt sợi lanh

 

Thu hoạch công nghiệp


Bằng phương pháp thu hoạch công nghiệp thì cây lanh được thu hoạch bằng máy thu hoạch lanh chuyên dụng, máy thu hoạch được chế tạo trên cùng một đế máy như một máy liên hợp, nhưng thay vì đầu cắt, nó có một bộ kéo. Cây lanh được lật úp và được kẹp chặt bằng đai cao su cách mặt đất khoảng 20–25 cm để tránh cỏ và cỏ dại mắc vào cây lanh.

Tiếp theo, dùng dây cao su kéo toàn bộ cây lên khỏi mặt đất, nên toàn bộ chiều dài của sợi lanh có thể thể được sử dụng một cách triệt để nhất.

Qua bài viết này bạn đã có thể hiểu thêm về cây lanh là gì? những ứng dụng quan trọng của cây lanh trong đời sống. Những lợi ích mà sợi lanh mang lại giúp bạn có những cái nhìn mới hơn để lựa chọn trang phục cho mình.