On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

10:25 08/09/2020     9288

Nhịp sống trẻ   Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến con người bị nghiện thuốc lá.

Thói quen

Hút thuốc có khi đơn giản đã trở thành một thói quen khó bỏ của bạn. Tuy nhiên, do không muốn mọi người xung quanh biết mình đã nghiện thuốc nên bạn thường hút thuốc khi không có ai.

Muốn chứng tỏ mình

Không phải là thói quen, có khi bạn hút thuốc chỉ vì muốn thể hiện cá tính của mình. Hành động này đôi khi đã xuất hiện từ tuổi dậy thì, khi bạn muốn chứng tỏ mình với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, muốn tạo dáng như một người sành điệu… Nếu thế, hãy nhanh chóng từ giã cách thể hiện này vì thực tế, nó không chỉ làm xấu đi hình ảnh của bạn mà còn gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

Do thói quen giao tiếp

Bạn chỉ hút thuốc khi ở vào những hoàn cảnh nhất định như trong những bữa tiệc, tại quán bar, trong những buổi gặp gỡ khách hàng… Việc mời nhau một điếu thuốc trước khi bắt đầu câu chuyện rất thường thấy ở nhiều người. Thói quen xấu này đôi khi đẩy bạn đi quá đà, có thể hút cả một gói thuốc chỉ trong một ngày nhưng vẫn không nghĩ mình bị nghiện thuốc. Lúc này, có thể bạn không nghiện nicotine trong thuốc lá nhưng lại nghiện hành động hút thuốc. Việc nghiện trong vô thức này có thể dẫn đến nghiện nicotine thật sự. Các nghiên cứu về chứng nghiện thuốc lá cho thấy, khoảng 1/5 sinh viên có thói quen hút thuốc sẽ trở thành người nghiện thuốc lá thật sự sau này.

Hút để giảm stress

Bạn hút thuốc để tìm cảm giác thoải mái? Nếu như thế, việc bỏ thuốc sẽ khiến gia tăng cảm giác stress mỗi khi bạn gặp khó khăn trong công việc, trong cuộc sống. Tập yoga, hay những bài tập hít thở là cách giảm stress lành mạnh và hiệu quả hơn mà bạn nên thử. Việc này cũng sẽ giúp bạn từ bỏ được thuốc lá.

Do thất bại lặp lại

Mỗi lần hút thuốc, bạn luôn tự nhủ đây sẽ là lần cuối cùng? Thất bại trong việc từ bỏ thuốc lá cũng có thể tạo thành một thói quen xấu. Bạn đã từng thử qua nhiều cách như dùng kẹo cao su hoặc các loại thuốc điều trị khác và cuối cùng chán nản chào thua thói quen, nhận mình là người thất bại? Hãy nhắc mình phải luôn cố gắng nhiều hơn vì không có trận chiến nào là cuối cùng và mọi nỗ lực luôn được đền bù xứng đáng.

Do yêu thích

Bạn là một trong 16% số người từng khẳng định họ chưa bao giờ thử từ bỏ thuốc lá. Bạn cũng không quan tâm mình có gây hại cho sức khỏe của mình không, không quan tâm mọi người nghĩ sao về mình. Bạn thích hút thuốc và không bao giờ nghĩ đến một tương lai không có thuốc lá. Hãy thử lo lắng vì sự yêu thích đó sẽ không chỉ làm bạn tốn kém tiền bạc mà mỗi điếu thuốc còn lấy đi 11 phút trong cuộc đời của bạn. Đó là chưa kể những hậu quả khác khi phát sinh các vấn đề sức khỏe do sự độc hại của khói thuốc. Nếu bạn đã có tiền sử ung thư phổi, bạn càng khó có thể sống lâu nếu không chia tay với khói thuốc.

Tweet

Bác sĩ, chuyên gia, luật sư phát biểu tại tọa đàm - Video: VĂN BÌNH - HẢI TRIỀU

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

Toàn cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trước thực trạng nhức nhối này, các chuyên gia là bác sĩ, luật sư và kể cả người sử dụng thuốc lá đã ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ giải pháp "Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 29-5. Buổi tọa đàm đồng thời là chương trình hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31-5.

Tham dự buổi tọa đàm có các chuyên gia gồm:

- PGS.TS Trần Văn Ngọc - phó chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM;

- PGS.TS Vũ Xuân Phú - phó giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương;

- TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM;

- ThS.BS Lê Đình Phương - Bệnh viện FV;

- Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM.

Ngoài ra còn có khách mời là những người đang sử dụng thuốc lá và cai nghiện thuốc lá thành công.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

Ông Đỗ Văn Dũng - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - tặng hoa cho các chuyên gia tham dự tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Cao Huy Thọ - phó giám đốc Trung tâm Truyền thông - Quảng cáo báo Tuổi Trẻ - chia sẻ đây là đề tài không phải mới nhưng luôn là vấn đề thời sự trong đời sống xã hội. Và báo Tuổi Trẻ mong muốn làm cầu nối để từ đó cùng với chuyên gia đưa ra các giải pháp, sáng kiến mới để giảm thiểu nguy cơ này.

Khi đốt cháy, thuốc lá sinh ra vô số độc chất, gây nguy hiểm cho tất cả các cơ quan

Về tác hại của thuốc lá, PGS.TS Vũ Xuân Phú - phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho biết đơn vị là nơi tiếp nhận, điều trị cho lượng lớn bệnh nhân liên quan tiền sử hút thuốc lá.

Hiện nay tình trạng người hút thuốc lá chiếm một số lượng rất lớn. Mỗi năm có 23.000 người mắc ung thư phổi, có 20.000 tử vong. Có nhiều người 30-40 thâm niên hút thuốc, khi phát hiện ung thư thì quá muộn.

Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động nhiều khi còn nguy hiểm hơn hút trực tiếp. Người hút thuốc thụ động, đặc biệt phụ nữ mang bầu, trẻ em phải hứng chịu nguy cơ rất lớn.

Vậy bỏ thuốc khó không? Đó là quá trình không dễ dàng!

Khi đốt cháy, điếu thuốc lá sinh ra 40.000 độc chất, 4.000 - 7.000 tạp chất, 43 chất độc chất và một số chất cực độc. Do đó rất nguy hiểm. Không chỉ nguy hiểm cho phổi mà gây nguy hiểm cho tất cả các cơ quan.

Việc hút thuốc tích lũy lâu ngày ngoài ung thư phổi còn gây các bệnh lý ung thư tai mũi họng, ở phụ nữ có thể gây sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi.

Theo bác sĩ Phú, năm 2005, ông chủ trì một đề tài nghiên cứu liên quan đến thuốc lá. Và kết quả cho thấy những gì ngành công nghiệp thuốc lá mang lại so với các tác hại gây ra có tỉ lệ bằng 0.

"Giảm tỉ lệ người hút thuốc lá thụ động làm môi trường dân cư trong lành hơn, đồng thời giảm các gánh nặng về an sinh xã hội", bác sĩ Phú chia sẻ.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

PGS.TS Vũ Xuân Phú - phó giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương - chia sẻ tại buổi tọa đàm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Giải pháp dài hơi là đưa không thuốc lá vào chương trình giáo dục THPT

PGS.TS Trần Văn Ngọc, phó chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, chia sẻ bản thân mình chính là nạn nhân hứng rất nhiều hậu quả từ khói thuốc lá trong cộng đồng. Tác hại khói thuốc lá phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, nếu tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm đến sức khỏe, trong đó kể đến đầu tiên là các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và ung thư phổi.

Theo bác sĩ Ngọc, điều quan trọng nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của thuốc lá gây ra, tức là chi phí liên quan đến ung thư và tắc nghẽn mãn tính ngày càng cao.

Số liệu khảo sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy có phân nửa bệnh nhân bị ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến thuốc lá, và có chiều hướng ngày càng tăng chứ không giảm.

"Ngoài các giải pháp như ngưng sử dụng thuốc lá, sử dụng các biện pháp thay thế…, giải pháp được xem là dài hơi là đưa chương trình giáo dục không hút thuốc lá vào chương trình giáo dục THPT", bác sĩ Ngọc nói.

Bác sĩ Ngọc cung cấp số liệu từ chương trình phòng chống tác hại thuốc lá cho thấy độ tuổi từ 57 - 66 tuổi có đến 19 năm hút với 8 điều/ngày, trong đó có 7% nam và 28% là nữ. 

Theo thống kê, khói thuốc lá có thể gây ra 25 bệnh liên quan. 

Và đặc biệt, nếu ngưng thuốc lá sẽ giảm 804 tỉ đồng để điều trị cho các bệnh nhân nội trú ở các bệnh liên quan đến thuốc lá.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

PGS.TS Trần Văn Ngọc, phó chủ tịch Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM, cho biết tỉ lệ người có vấn đề về phổi liên quan đến thuốc lá ngày càng tăng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cần chế tài rất chặt chẽ

Với kinh nghiệm của mình, TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho rằng nghiện thuốc lá phần lớn do nghiện hành vi.

"Bác sĩ hiểu rất rõ nguy cơ của thuốc lá. Mặc dù trước đó khuyên người bệnh bỏ thuốc, nhưng sau khi khám, xong chính bản thân mình lại tìm nơi để hút thuốc", bác sĩ Thịnh kể.

Để cai được thuốc lá, theo ông phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó nếu chỉ "hù dọa", chỉ dựa vào nhận thức thì rất khó. Theo ông, ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan… tỉ lệ giảm hút thuốc lá tới 30%, ung thư giảm ngoạn mục.

Vậy họ có ý thức không? Không. Do họ có chế tài rất chặt chẽ.

"Ở dưới đất có thể 1-2 tiếng hút điếu, nhưng khi lên máy bay họ không dám họ hé vì có thể cấm bay. Hoặc vào bệnh viện chỉ cần đưa điếu thuốc lên hút là bị bảo vệ đến nhắc nhở hoặc đuổi ra ngay", bác sĩ Thịnh chia sẻ.

Ngoài chế tài giám sát, ông đồng tình với việc tăng giá các loại thuốc. Ông dẫn chứng ở nước ngoài đi mua đã khó, khi mua thì thường rất đắt. Nhưng khi về Việt Nam việc mua thuốc rất dễ dãi. "Do đó phải có chế tài giám sát, bên cạnh việc tăng giá để hạn chế thuốc lá ai mua, ai hút cũng được".

Thuốc lá gây ra rất nhiều nguy cơ. "Đâu phải ung thư hay tắc nghẽn mãn tính không, mà ta có thể thấy ở người trẻ tình trạng đột quỵ, tim mạch liên quan đến thuốc lá đang thực sự đáng báo động. Gánh nặng chi phí điều trị đối với những người bị ung thư phổi rất lớn và chỉ số ít tiếp cận được với các loại dịch vụ điều trị tốn kém này ", bác sĩ Thịnh nói.

Về hút thuốc lá thụ động, bác sĩ Thịnh cho rằng ung thư trẻ hóa ngày càng tăng. Một nghiên cứu của Viện thuốc lá Hoa Kỳ cho thấy xuất phát từ nguyên nhân hút thuốc lá thụ động.

"Một người hút thuốc tưởng chừng như vô hại nhưng nó đọng trên áo, cơ thể… sẽ gián tiếp xâm nhập vào người thân xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vô hình trung, đứa trẻ vô tình hút thuốc thụ động và sự nguy hại không kém người hút. Do đó, an toàn nhất là không hút, không khói thuốc", bác sĩ Thịnh nói.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

TS.BS Đặng Huy Quốc Thịnh - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết người trẻ bị đột quỵ hiện nay có liên quan đến thuốc lá ở tỉ lệ cao - Ảnh: DUYÊN PHAN

32 tuổi, có thâm niên hút thuốc lá trên 10 năm, anh Phan Trường Nguyên chia sẻ thật lòng rằng một ngày nếu vui vẻ, hoặc căng thẳng có thể hút trên một gói thuốc, còn bình thường khoảng 10 điếu.

"Tôi biết tác hại và cũng mong muốn từ bỏ lâu nay nhưng không bỏ được. Với tôi, hút thuốc không phải là nghiện mà đó là thói quen. Và khi hút thuốc giúp tôi vượt qua và xử lý công việc rất nhanh", anh Nguyên chia sẻ.

Khi nghe chia sẻ của các bác sĩ, anh Nguyên bảo rằng sẽ suy nghĩ đến việc từ bỏ thuốc.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

Anh Phan Trường Nguyên - người có thâm niên 10 năm hút thuốc lá - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bỏ thuốc lá, tinh trùng 'khỏe' lại

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM - chia sẻ bản thân mình có thâm niên hút thuốc khoảng 20 năm (từ thập niên 70 - 80). "Nghề luật sư hại não lắm, và khi đó sáng sớm được hút một điếu thuốc rất tuyệt vời". Tuy nhiên, sự "tuyệt vời" ấy nhanh chóng biến mất khi ông lập gia đình.

14 năm sau khi có gia đình, đi khám ông mới phát hiện mình tinh trùng yếu, bác sĩ khuyên phải mang thai hộ mới có thể có con. "Tôi quyết định bỏ, dù trước đó từng quyết tâm bỏ 10 lần", luật sự Hậu nói.

Ông kể sau khi bỏ thuốc lá và nhờ tập thể dục, ăn uống điều độ… điều bất ngờ là chất lượng tinh trùng của ông tăng khả quan và có con không cần phải mang thai hộ.

Luật sư Hậu khẳng định: "Tôi thấy rằng không nên đánh đổi lợi ích sức khỏe bằng lợi ích kinh tế. Để ngăn chặn tình trạng hút thuốc tôi thấy rằng cần phải tăng chế tài xử phạt, và tăng thuế (áp thuế) nhập thuốc, đồng thời tăng kiểm soát buôn lậu thuốc ở các vùng biên giới", luật sư Hậu chia sẻ.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cần có quy định về việc phạt “nóng”

Theo luật sư Hậu, hiện nay quy định xử lý vi phạm khá rõ. Tuy nhiên, việc xử phạt rất khó thực hiện do quy định về xử phạt là thẩm quyền của các cơ quan thanh tra liên ngành. 

Vậy cần giải pháp là gì? Theo luật sư Hậu, cần phải sự vào cuộc quyết liệt hơn từ các cơ quan chức năng trong việc giám sát, thực thi pháp luật và có quy định về việc phạt “nóng”, phạt tại chỗ đối với người hút thuốc lá vi phạm. 

Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá, sửa đổi các quy định về mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012 để đảm bảo chế tài mang tính răn đe. 

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền tác hại của thuốc lá và Bộ Y tế cũng cần triển khai nhiều hơn các hoạt động tuyên truyền. 

Các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp, siết chặt công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, tránh tình trạng thuốc lá lậu nhập khẩu tràn lan vào thị trường trong nước và tăng mạnh thuế thuốc lá, giá thuốc lá.

Trong khi đó, bác sĩ Vũ Xuân Phú - phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho rằng để giảm thiểu thuốc lá cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp từ tuyên truyền cộng đồng, giải pháp khống chế việc sản xuất, nhập khẩu, chế tài xử phạt và kiểm soát tình trạng buôn lậu thuốc lá ở các vùng biên.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp

ThS.BS Lê Đình Phương - Bệnh viện FV - Ảnh: DUYÊN PHAN

ThS.BS Lê Đình Phương - Bệnh viện FV - cho biết khói thuốc lá cũng là yếu tố đóng góp rất lớn gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Tuy vậy, bác sĩ Phương cho rằng việc từ bỏ hút thuốc lá không phải là điều dễ dàng. Mọi người đều ý thức được hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, đặc biệt là phổi và tim mạch nhưng vẫn cứ hút.

Bác sĩ Phương dẫn chứng, trong vòng 1 năm, tỉ lệ người dân bỏ thuốc lá ở Mĩ chỉ đạt 5%, mặc dù có đến 70% người hút thuốc lá mong muốn từ bỏ chúng. Hay trong Hội nghị tim mạch tại Mĩ với 25.000 bác sĩ tham dự có bố trí một gạt tàn thuốc to như cái thau.

Ngoài ra, ThS.BS Lê Đình Phương cho rằng trước khi áp dụng biện pháp quản lý rộng rãi trong cộng đồng cần có những nghiên cứu khoa học và những ảnh hưởng của chính sách đó lên đến cộng đồng. 

Riêng bằng chứng khoa học là trách nhiệm của ngành y tế như hại như thế nào, mức độ hại ra sao, có đủ an toàn để cho phép lưu hành trong cộng đồng hay không? 

Đồng thời dù bất cứ loại thuốc lá nào cũng cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Thói quen khó từ bỏ

Phần lớn các bạn trẻ tham dự tọa đàm điều khẳng định "hút thuốc lá là có hại". Tuy nhiên vì nhiều lý do công việc, tác động gia đình, hành vi… việc hút thuốc vẫn tiếp diễn.

"Hồi còn nhỏ, em được mẹ cảnh báo về tác hại của việc hút thuốc lá. Thậm chí trong nhà có ba hút thuốc, em từng nhiều lần giấu thuốc của ba. Tuy nhiên, càng lớn và do một số anh chị xung quanh tác động, em bắt đầu có thói quen hút thuốc", một bạn trẻ đang hút thuốc chia sẻ.

On dịch thuốc la thực trạng tác hại nguyên nhân giải pháp
Trên 90% người ung thư phổi liên quan tới thuốc lá

HOÀNG LỘC - XUÂN MAI