Phân tích hình ảnh người lao động trong 3 khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

- Huy Cận một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Vit Nam hiện đại.

- Đoàn thuyền đánh một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận

- Bài thơ không chỉ là khúc ca về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn thể hiện vẻ đẹp của con người lao động trên biển. Đặc biệt là trong đoạn trích:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Phân tích hình ảnh người lao động trong 3 khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Dàn ý phân tích 3 khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá

2. Phân tích

Lời ca không chi xuất hiện khi đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà còn xuất hiện khi đoàn thuyền đánh cá trên biển:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

- Lời ca gọi cá vào gợi lên nhịp sống lao động đầy niềm vui, tâm hồn phóng khoáng yêu lao động.

- Người dân làng chài lao động trên biển không chỉ bằng sức lao động, niềm vui lao động phơi phới mà còn có thiên nhiên đồng hành.

- Hình ảnh so sánh “Biển cho ta cá như lòng mẹ”: biển là cội nguồn của sự sống; gợi lên sự ấm áp bao dung của lòng mẹ, sự gần gũi, yêu thương con người.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

- Hình ảnh “ta kéo xoăn tay” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài lưới. Đồng thời cho thấy đó là một mẻ lưới bội thu với những khoang thuyền đầy ắp cá.

- Từ khung cảnh hăng say trên biển tác giả gợi ra hàng loạt biểu tượng: cuộc chạy đua với thời gian của con người để bình lên là có kết quả của lao động (qua từ kịp); con người chiến thắng với bao thành quả lao động quý giá; gợi vẻ đẹp của người lao động miền biển.

=> Tác giả vẻ lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ; sự giàu có, hào phóng của biển; hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao phi thường.

- Nếu đoàn thuyền đánh cá ra đi trong câu hát thì đoàn thuyền đánh cá trở về cũng trong câu hát.

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

- Khi trở về khúc ca lại là “với gió khơi” gợi niềm vui phơi phới khi họ trở về trên con thuyền đầy ắp cá.

- Phép nhân hóa – đoàn thuyền trở thành một sinh thể sống. Tác giả tái hiện cuộc chạy đua cùng thời gian để tôn lên tầm vóc con người. Gợi lên niêm hân hoan của cả thiên nhiên và con người khi đón chào ngày mới.

- Đoàn thuyền trở về trong ánh sáng rực rỡ huy hoàng. Trước hết là ánh sáng của mặt trời lúc bình minh. Muôn vàn mắt cá đang lấp lánh ánh mặt trời – nó là ánh sáng của lao động.

=> Khổ thơ mang âm hưởng của bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới khi làm chủ đất trời của con người.

3. Đánh giá

- Huy Cận đã khắc họa thành công nhiều hình ảnh đẹp, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.

- Âm hưởng vừa khỏe khoắn, sôi nổi vừa phơi phới, bay bổng; cách gieo vần biến hóa linh và bút pháp lãng mạn.

- Đoạn thơ khắc hoạ thành công hình ảnh con người lao động mới với tâm hồn phóng khoáng, yêu lao động.

- Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của tác giả trước đất nước và cuộc sống.

Hướng dẫn

Hai khổ thơ cuối của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá tác giả Huy Cận đã miêu tả hình ảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về. Em hãy phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được ra đời trong một thời kì sôi nổi trên miền Bắc nước ta

2. Thân bài

  • Giới thiệu hai khổ thơ cuối: Hai khổ thơ cuối là hình ảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về
  • Vẻ đẹp cảnh kéo lưới khi mờ sáng: Cảnh kéo cá diễn ra lúc sao vẫn còn mờ, trời chưa kịp sáng
  • Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: và đây là tiếng hát mừng vui thắng lợi, niềm vui của người dân chài

3. Kết bài

Ý nghĩa của hai khổ thơ: gửi gắm thông điệm lao động là niềm vui, biển quê ta giàu đẹp và chỉ khi người lao động làm chủ cuộc đời mới có ấm no, hạnh phúc.

Bài liên quan đến bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:

>>Giới thiệu về nhà thơ Huy Cận – Tác giả của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

>>Giới thiệu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Cù Huy Cận

>>Phân tích bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

>>Chứng minh nhận định: Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ đầy ánh sáng

>>Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Xem thêm:  Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu không có sự đồng ý của bạn

II. Bài tham khảo

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được ra đời trong một thời kì sôi nổi trên miền Bắc nước ta, khi đó nhân dân ta đang cùng nhau xây dựng va phát triển kinh tế – xã hội. Nhà thơ đã viết bài thơ này tại vùng biển Quảng Ninh năm 1958, đây là một trong những bài thơ tiêu biểu về đề tài nhân dân lao động khi làm chủ cuộc đời mình.

Cả bài thơ đã ghi lại hành trình của một đoàn thuyền đánh cá: ra khơi lúc rạng đông, đánh cá đêm trăng trên Hạ Long, trở về bến lúc rạng đông. Hai khổ thơ cuối là hình ảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về.

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng…

Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.”

Cảnh kéo cá diễn ra lúc sao vẫn còn mờ, trời chưa kịp sáng, thể hiện tinh thần khẩn trương và hối hả cả ngư dân khi kép lưới, kèm theo sự hồi hộp và hi vọng. Cá mắc vào lưới thành những “chùm cá nặng” và hẳn phải là những ngư dân trai tráng mới có cánh tay rắn chắc “kéo xoăn tay”, hình ảnh đó cũng ca ngợi vẻ đẹp khỏe mạnh và trẻ trung trong lao động. Tác giả dùng từ “chùm” để miêu tả về sinh vật tạo nên hình tượng thơ đầy ấn tượng. Tác giả đã miêu tả những con cá biển tươi ngon mắc vào lưới vô cùng rực rỡ “Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông”, dưới ánh nắng rạng động “lóe” lên, những con cá nằm đầy khoang được phản chiếu càng ánh lên màu “vàng”, “bạc” thể hiện niềm vui tươi và phấn khởi của người dân làng chài. Các từ xếp, lên, đón, như mô tả các công việc trên biển được diễn ra tuần tự và nhanh chóng, khẩn trương để trở về.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ở khổ thơ cuối ta đã thấy hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về, gió biển thổi căng cánh buồm và đưa câu hát của ngư dân vang xa trên biển. Lần thứ ba tác giả nhắc tới tiếng hát, và đây là tiếng hát mừng vui thắng lợi, niềm vui của người dân chài hòa nhập cùng với thiên nhiên đẹp tươi, một ngày vui mới bắt đầu.

“Ta hát bài ca gọi cá vào…

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Hình ảnh con thuyền “chạy đua” còn mặt trời thì “đội biển”, đoàn thuyền đã lướt nhanh trên sóng như cướp lấy thời gian nhanh chóng trở về bến với gia đình và người thân. Đó là một cảnh tượng tráng lệ, cho thấy nhịp điệu cuộc sống khẩn trương vô cùng. Hình ảnh “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi” là một hình ảnh hoán dụ vô cùng đặc sắc, cho thấy bút pháp lãng mạn của nhà thơ. Muôn triệu mắt cá li ti được phản chiếu ánh sáng rạng đông đang lấp lánh càng trở nên huy hoàng. Cả những ánh sóng biển, cát và mắt cá đã tạo thành lấp lánh trải dài, rộng trên “muôn dặm khơi”, câu thơ vừa tả cảnh biển tráng lệ, lại tả cảnh một mùa cá bội thu.

Với cách sử dụng màu sắc cùng với vận dụng các thủ pháp nghệ thuật, tác giả Huy Cận đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh đẹp và đầy ý nghĩa trong bài thơ. Một không gian tráng lệ và ngập tràn niềm vui câu hát, gửi gắm thông điệm lao động là niềm vui, biển quê ta giàu đẹp và chỉ khi người lao động làm chủ cuộc đời mới có ấm no, hạnh phúc.

Xem thêm:  Soạn bài Lời tiễn dặn

Theo Nhungbaivanhay.vn