Phân tích Phùng và Đẩu ở toà an huyện

Phân tích câu chuyện người đàn bà ở toà án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyềnngoài xaI. Mở bài :– Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;– Giới thiệu giá trị nhân đạo của truyệnNguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiệnđại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹvà thời kỳ đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới, “Nguyễn Minh Châu được coi làmột trong những cây bút tiên phong” và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyệnngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châutrong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện xoáy sâu vào bức tranh hiện thựccủa đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển miền Trung. Điều đóđược thể hiện sâu sắc trong câu chuyện người đàn bà ở toàn án huyện.II. Thân bài:1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm,tóm tắt cốt truyện.Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tác giả viết vào năm 1983, xuất bảnnăm 1987. Truyện kể về chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng tại vùng biển để chụpảnh làm lịch nghệ thuật. Một buổi sáng, Phùng đã chụp được bức ảnh “trời cho”,đó là ảnh của một chiếc thuyền lưới vó trong buổi bình minh sương sớm. Cùng lúcấy, Phùng phát hiện ra câu chuyện kì lạ về gia đình hàng chài sống trên chiếcthuyền ấy : người đàn bà bị chồng đánh đập tàn nhẫn với thái độ cam chịu . Đượctoà án mời đến giải quyết chuyện gia đình, người đàn bà van xin đừng bắt mìnhphải bỏ chồng. Trước sự ngạc nhiên của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, người đànbà kể lại câu chuyện về cuộc đời mình.2. Phân tích câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:a. Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàngchài nghèo khổ, lam lũ…+ Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chái đã có mặtở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà dứtkhoát từ chối. Chị đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không bỏ lão chồng vũ phudù “quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”.+ Tại toà án, chị kể về cuộc đời mình và gián tiếp giải thích lí do vì sao chị nhấtquyết không thể bỏ lão chồng vũ phu: Thứ nhất, gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọngtrong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba.Thứ hai, chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con. Thứ ba, trênthuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ.+ Nếu ban đầu mới đến toà, chị sợ sệt, lúng túng, một lạy quý toà, hai lạy quý toàthì sau khi nghe lời khuyên của Đẩu, chị trở nên mạnh dạn, chủ động. Chị bác bỏngay lời đề nghị của vị chánh án và của người nghệ sĩ: “các chú đâu phải ngườilàm ăn (…) cho nên các chú đâu có biết cái việc của các người làm ăn lam lũ, khónhọc (…)bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nàolà nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Cáchxưng hô của chị cũng trở nên gần gũi, thân mật hơn. Chị không còn xưng hô “con– quý toà” mà tự xưng là “chị” và gọi Phùng, Đẩu là “các chú”. Nguyên nhân củasự thay đổi ấy là vì chị đã cảm nhận được thiện ý của hai người và có lẽ còn là sựcảm thông của chị cho sự nông nổi, ngây thơ của họ?b. Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chài (một phụ nữnghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ,giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổquá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưngkinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự côngbằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).+ Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà, thái độ của anh rất cương quyết.Anh tin ở lời khuyên đúng đắn và đầy sức thuyết phục của mình: “chị không sốngnổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”.+ Nhưng khi nghe xong câu chuyện “một cái gì đó vỡ ra trong đầu vị Bao Côngcủa cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”.Có lẽ giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng trong trường hợp của người đàn bànày là không ổn. Trong hoàn cảnh ấy, cách hành xử của chị ta dường như là khôngthể nào khác?+ Cũng như Đẩu, nghệ sĩ Phùng im lặng sau câu chuyện của người đàn bà. Có lẽ,người nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng đang trầm ngâm suy nghĩ những gì vừa xảy ra. Lúcnày, Phùng vỡ ra được nhiều điều, hiểu rõ hơn về người đàn bà, về Đẩu và về cảchính mình. Người đàn bà thất học, quê mùa không hề cam chịu một cách vô lí,không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người rất sâu sắc,thấu hiểu lẽ đời. Trong khổ đau, cơ cực, chị biết chắt chiu từng giọt của hạnh phúcđời thường. Chị luôn sống với tâm niệm thiêng liêng là: “sống cho con chứ khôngthể sống cho mình”. Chánh án Đẩu là người có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công línhưng còn xã rời thực tế, chưa thực sự đi vào cuộc sống nhân dân. Lòng tốt là điềurất quí, luật pháp là điều cần thiết nhưng cả hai vẫn chưa đủ sức mạnh giúp conngười thoát khỏi cuộc sống tăm tối và những hành động man rợ. Tất cả phải đặtvào hoàn cảnh cụ thể và cần phải có giải pháp thiết thực. Phùng nhận thấy mình đãđơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người. Cũng như người đồng đội Đẩu, anhchỉ nhìn người một cách phiến diện, nông nổi ngây thơ chẳng khác gì thằng béPhác: chỉ thấy được một khía cạnh của người đàn ông hàng chài là độc ác, tànnhẫn, vì vậy cần phải đấu tranh, lên án. Trong khi đó, người đàn bà quê mùa, xấuxí, thất học lại có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. Đối với người đàn ông độc ác,dữ dằn, chị đau đớn nhưng không oán hận vì chị thấu hiểu nguyên nhân sâu xa dẫnđến hành động vũ phu ấy, bởi xét đến cùng, anh ta cũng chỉ là một nạn nhân củahoàn cảnh sống khắc nghiệt.3. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện câu chuyện người đàn bà hàng chài:– Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quanhệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bướcngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyệnmang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.– Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tácgiả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăngcường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sứcthuyết phục.– Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Lời văngiản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.III. Kết bài:– Tóm lại, qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xửcủa các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời,con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trongcác mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.– Từ đó, tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn ở giai đọan sáng tácthứ hai : Văn học nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, phải vì con người.Quanniệm ấy đã khiến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở giai đọan này giàu nhân bản.Đọc tác phẩm của ông, người ta đau đớn, day dứt về thân phận con người và thậtsự tin tưởng vào khát vọng làm người cao đẹp của những người lao động nghèo.

CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ Ở TÒA ÁN HUYỆN

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:

– Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

– Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…

– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

– Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.

– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.

– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu,–bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

– Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”.

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.75 – 76)

Anh/chị hãy phân tích quá trình chuyển biến nhận thức của nhân vật Phùng trong đoạn trích trên. Từ đó, đánh giá bài học nhân sinh của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

– Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới với phong cách nghệ thuật mang tính tự sự – triết lí.

– Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” in đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập “Bến quê” (1985), sau được đưa vào tuyển tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987).

– Phùng là một trong những nhân vật chính của tác phẩm. Đây là kiểu nhân vật tư tưởng, có quá trình thức tỉnh, bừng ngộ về nhận thức. Đoạn trích kể về câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại toà án huyện và quá trình suy tư, chiêm nghiệm của nhân vật Phùng. Từ đó thể hiện những nhận thức sâu sắc, đa chiều của người nghệ sĩ về nghệ thuật, cuộc sống, con người.

2/ Phân tích quá trình chuyển biến nhận thức của nhân vật Phùng trong đoạn trích

Ban đầu, ở toà án huyện, khi người đàn bà hàng chài từ chối sự giúp đỡ, cũng như mới nghe một phần câu chuyện, Phùng đã bộc lộ cái nhìn đơn giản, phiến diện, chưa thực sự thấu hiểu hết về cuộc sống, con người. Nhưng sau đó, tiếp tục lắng nghe câu chuyện, lời kể, lí lẽ của chị, Phùng đã bừng ngộ về nhận thức, có cái nhìn đa chiều và những chiêm nghiệm sâu sắc, tiệm cận đến chân lí về nghệ thuật, cuộc đời, con người.

a/ Nhận thức về người đàn bà hàng chài:

Ban đầu, trong những khoảnh khắc khi chị mới đến toà án huyện, hiện lên trước mắt Phùng là một người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, lạc hậu, thiếu hiểu biết. Với bộ điệu, dáng vẻ lúng túng, đầy sợ sệt, người đàn bà không chỉ cầu xin không phải bỏ chồng mà chị còn kể lại hoàn cảnh sống của mình: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…”. Thoạt đầu mới nghe, Phùng đã thốt lên không thể nào hiểu được. Đó là sự cam chịu đến mức vô lí, mù quáng của người đàn bà hàng chài mà anh không thể giải thích và chấp nhận được. Điệp khúc “không thể nào hiểu được” lặp lại hai lần cho thấy sự ngạc nhiên cao độ, sự bất bình của Phùng trước những điều vô lí trong hành động của người phụ nữ bất hạnh.

Sau đó, Phùng tiếp tục lắng nghe, suy ngẫm về những tâm tư, lí lẽ, lời giải thích của người đàn bà hàng chài: “các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”; “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”; “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”; “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”.

Từ đó, anh đã có sự chuyển biến, bừng ngộ trong nhận thức:

+ Phùng hiểu ra nguyên nhân vì sao chị không chịu bỏ chồng, vì sao chị cam chịu, nhẫn nhục khi bị bạo hành. Sự thừa nhận đầy chua chát của Đẩu “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?”cũng chính là sự thức tỉnh, bừng ngộ của Phùng. Giờ đây, anh đã hiểu ra rằng chị cần một người đàn ông chèo chống khi phong ba bão tố, để làm ăn nuôi nấng đàn con; anh nhận thức được những nghịch lí, bất công trong cuộc đời mà người đàn bà hàng chài phải chấp nhận.

+ Phùng phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp, hạt ngọc lấp lánh ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà hàng chài. Đằng sau một người phụ nữ nghèo khổ, thô kệch, cam chịu, nhẫn nhục là vẻ đẹp cao quý của người mẹ giàu đức hi sinh, có tình thương con vô bờ bến; vẻ đẹp của một người vợ vị tha, bao dung, độ lượng; vẻ đẹp của người phụ nữ sắc sảo, từng trải, thấu hiểu lẽ đời, có bản lĩnh sống khoẻ khoắn kiên cường và biết chắt chiu từng phút giây hạnh phúc ít ỏi.

b/ Nhận thức về lão đàn ông hàng chài:

Ban đầu, trong nhận thức của Phùng, hắn là một người chồng vũ phu, tàn bạo. Phùng đã lí giải tính cách, hành động độc ác của lão ta với cái nhìn phiến diện, mang tính thiên kiến giai cấp khi cho rằng đó là sản phẩm, tàn dư của lính nguỵ . Anh đã hỏi một câu như lạc đề: “Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?”. Câu hỏi đó bộc lộ quan điểm, cái nhìn đơn giản, thậm chí chưa đúng đắn về con người và hiện thực cuộc sống vốn dĩ đầy phức tạp.

Sau đó, khi nghe lời bênh vực của người đàn bà hàng chài đối với chồng, Phùng có cái nhìn đa chiều, đúng đắn hơn. Anh hiểu ra rằng: nguyên nhân tạo nên tính cách vũ phu, căn nguyên dẫn đến hành động bạo hành vợ là do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, nghèo đói triền miên, thuyền chật con đông, vất vả cực nhọc với cuộc sống mưu sinh. Vì vậy, người đàn ông hàng chài không chỉ là thủ phạm tàn ác đáng bị lên án mà còn là một nạn nhân của hoàn cảnh sống đầy bộn bề, ngổn ngang thời hậu chiến.

c/ Nhận thức về cuộc sống:

Ban đầu : Phùng chưa thấu hiểu hết cuộc sống mưu sinh vất vả của người dân hàng chài trên biển cả đầy sóng gió. Anh nhận thức rất đơn giản về hiện thực cuộc sống. Ở đây, tác giả đã để cho nhân vật Đẩu hỏi người đàn bà hàng chài: “Vậy sao không lên bờ mà ở”. Sự nhận thức của Đẩu cũng chính là nhận thức của Phùng. Họ cứ nghĩ rằng lên bờ ở cố định một chỗ sẽ thoát khỏi sóng gió biển khơi, thoát khỏi cảnh nghèo khổ, túng quẫn, bấp bênh. Rồi Phùng và Đẩu tin rằng li hôn là giải pháp tốt nhất giúp người đàn bà hàng chài thoát khỏi khổ đau; tình thương, thiện chí, pháp luật sẽ bảo vệ được chị, sẽ đem lại sự công bằng cho xã hội.

Nhưng sau đó, khi nghe chị trải lòng “Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!”, Phùng đã nhận ra những khó khăn trong quá trình tìm con đường, cách thức để giúp người dân hàng chài thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Phùng cũng hiểu ra li hôn không phải là giải pháp tốt nhất lúc này; tình thương, thiện chí, pháp luật chưa thể giúp người đàn bà hàng chài thoát khỏi bi kịch gia đình. Lời khẩn cầu của chị “Các chú đừng bắt tôi bỏ nó” một lần nữa đã giúp Phùng nhận thức rõ hơn hiện thực đời sống đầy trái ngang. Cuộc sống vốn dĩ phức tạp, chứa đầy nghịch lí mà con người phải chấp nhận để tồn tại; đằng sau cái tưởng chừng vô lí là cái có lí.

Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, Phùng cũng nhận ra rằng cuộc sống của chị hay của người dân lao động không chỉ có toàn khổ đau, bất hạnh, éo le, mà cũng có lúc được vui vẻ, hoà thuận. Dẫu có đau khổ, nhọc nhằn nhưng chị vẫn tìm tấy niềm vui, hạnh phúc bình dị để trân trọng, nâng niu. Như vậy, cuộc sống thật phong phú, phức tạp và được tạo nên từ nhiều mảnh ghép, mảng màu khác nhau.

d/ Nhận thức về nghệ thuật:

Ban đầu, khi con thuyền ở ngoài xa, tức là nghệ thuật và người nghệ sĩ còn cách xa với đời sống thì Phùng mới chỉ thấy được cái hình thức bên ngoài với vẻ đẹp nên thơ, sự tuyệt mĩ của nó. Đó là thứ nghệ thuật thuần tuý, duy mĩ, chưa gắn với đời, chưa vì con người. Nhưng lúc ấy, anh tưởng mình đã khám phá được chân lí của sự toàn thiện. Điều đó cho thấy quan niệm đơn giản, phiến diện của phùng về nghệ thuật.

Sau đó, khi con thuyền vào gần bờ, đặc biệt con thuyền qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện, tức là nghệ thuật và người nghệ sĩ đã đến gần với cuộc đời thì lúc đó nghệ thuật mới khám phá được chiều sâu, những góc khuất, mảng tối của đời sống con người, nhận thức được bản chất của các hiện tượng và tiệm cận đến những chân lí. Phùng nhận thức sâu sắc hơn về sứ mệnh của nghệ thuật và trách nhiệm, lương tâm của người nghệ sĩ: hãy vì con người, vì cuộc đời…

– Về bản thân và về nhân vật Đẩu: Qua câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện, Phùng đã nhận thức được cái nhìn ban đầu của mình và của Đẩu về cuộc đời, con người, nghệ thuật còn đơn giản, phiến diện, thậm chí chưa đúng đắn. Lúc này anh hiểu ra rằng: họ là những người sành về nghệ thuật, am hiểu về pháp luật, về lí thuyết sách vở song lại ngây thơ, non nớt, thiếu hiểu biết trước sự phức tạp của cuộc sống mưu sinh, trước thực tế đời sống thời hậu chiến, trước con người lao động. Từ đó, Phùng đã bừng ngộ để tiệm cận đến chân lí, để thấu hiểu nhiều hơn, có những chiêm nghiệm sâu sắc hơn, nhận thức rõ về trách nhiệm của bản thân – trách nhiệm của người nghệ sĩ…

e/ Đặc điểm về nghệ thuật:

Cốt truyện, kết cấu độc đáo; xây dựng nhân vật Phùng với quá trình chuyển biến, thức tỉnh về nhận thức; sáng tạo tình huống truyện nghịch lí có ý nghĩa nhận thức; các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh giàu tính biểu tượng; ngôn ngữ đời thường, dung dị, song giọng điệu trần thuật đầy tính triết lí…

3/ Đánh giá bài học nhân sinh của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Qua quá trình chuyển biến nhận thức của nhân vật Phùng, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã mang đến bài học đúng đắn, sâu sắc, toàn diện, mới mẻ về nhân sinh:

– Cuộc sống, con người vốn dĩ phong phú, kì diệu song phức tạp và đầy nghịch lí. Vì vậy, hãy có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng; không thể nhìn đơn giản, sơ lược, một chiều mang tính lí tưởng hoá.

– Nghệ thuật và người nghệ sĩ hãy đến gần với cuộc đời, với con người; người nghệ sĩ không chỉ cần có tài năng mà còn cần có tấm lòng yêu thương, dũng cảm đấu tranh chống lại sự bất công, sẵn sàng bảo vệ những con người bất hạnh và đem lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống… Đó chính là nghệ thuật vị nhân sinh, nghệ thuật chân chính, cái tạo nên giá trị đích thực của một tác phẩm, và khẳng định tầm vóc của một tác giả.

Bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn đã tạo nên một truyện ngắn xuất sắc, có chiều sâu nhận thức, có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí, có quan niệm mới mẻ. Với triết lí nhân sinh đó, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người mở đường tài năng, tinh anh cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới; xứng đáng là cây bút bản lĩnh, tài hoa.