Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương

Tổng hợp những bài làm văn phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương hay nhất. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn phát biểu cảm nghĩ cảm nhận thật hay về chuyện người con gái Nam Xương. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương Bài làm 1

Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục có thể nói nổi bật nhất là Chuyện người con gái Nam Xương. Câu chuyện không chỉ có giá trị hiện thực mà qua đó còn nói lên số phận người phụ nữ lúc bấy giờ và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.

Câu chuyện này đã dựa theo một cốt truyện có sẵn trong dân gian. Thế nhưng khi đưa vào tác phẩm, Nguyễn Dữ đã cho thêm rất nhiều chi tiết. Tuy nhiên, nội dung của câu chuyện vẫn không hề thay đổi. Câu chuyện kể về số phận của người phụ nữ có phẩm hạnh tốt đẹp nhưng lại không được hưởng hạnh phúc. Vũ Nương tuy có tư dung tốt đẹp, thuỳ mị, nết na, xinh đẹp nhưng lại có chồng là Trương Sinh vốn tính hay ghen. Chính vì vậy mà nàng luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực với chồng. Khi chồng đi lính, con còn nhỏ, nàng hay chỉ cái bóng mình trên tường vào ban đêm bảo đó là cha nó. Cũng chính vì cái bóng ấy mà Trương Sinh đã nghi nàng có tình riêng, là đồ hư hỏng nên chửi mắng, đuổi nàng đi mà không cho nàng thanh minh. Do vậy, Vũ Nương không hề biết vì sao chồng lại nghi oan mà giải nỗi nghi ngờ. Quá thất vọng và đau khổ, nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang để rửa sạch oan tình, minh chứng cho tấm lòng trinh bạch của mình. Mãi sau này, Trương Sinh mới hiểu được nỗi oan của vợ, nhưng lúc đó nàng đã ở dưới thuỷ cung, không về được nữa.

Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Phát biểu cảm nghĩ về truyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương đã nêu lên được hiện thực của xã hội lúc bấy giờ một cách chân thực, ở đầu câu chuyện, ta thấy Trương Sinh đã dùng một trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Điều này cho thấy đây là một cuộc hôn nhân không có tình yêu và không hề có quyền lựa chọn của người con gái lúc bấy giờ. Tuy luôn biết giữ gìn, hiếu hạnh nhưng nàng lại bị chính chồng nghi oan rồi đánh chửi, đuổi đi. Xã hội lúc đó thật bất công, người con trai lại có quyền đánh đập, hành hạ vợ mình không thèm nghe lời thanh minh. Không chỉ thế, câu chuvện còn có ý nghĩa tố cáo chiến tranh. Vì chiến tranh mà gia đình li tán, mẹ xa con, nhớ con mà chết, vợ xa chồng khiến hàng ngày nàng phải chỉ chính cái bóng của mình mà nói với con đó là cha. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm cho cuộc sống người dân thêm khổ cực, phải chạy loạn mà chết đuối như Phan Lang. Chính vì thế, chiến tranh cũng phần nào là nguyên nhân khiến cho gia đình Vũ Nương bị li tán dẫn đến cái chết của nàng sau này. Cũng qua câu chuyện, ta thêm hiểu được số phận người phụ nữ lúc bấy giờ, họ phải sống phụ thuộc vào người đàn ông xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Chính vì vậy, tuy bị chồng nghi oan nhưng tứi lúc chết vẫn mang theo trong mình nỗi lo lắng vì chưa làm tròn trách nhiệm của người vợ. Trong đoạn cuối bài, khi gặp Phan Lang ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương đã khóc khi nghe Phan kể rằng nhà của nàng bây giờ đã trở nên xơ xác. Trong tâm hồn nàng vẫn mang nặng trọng trách của một người vợ, một người mẹ. Điều này cho ta thấy phẩm hạnh vô cùng đáng quý của người phụ nữ lúc bấy giờ mà đại diện là nhân vật Vũ Nương. Trong câu chuyện, tác giả còn nói lên ước mơ của người dân lúc bấy giờ. IIọ luôn mong muốn về một thế giới mới hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn và con người luôn sống chan hoà với nhau. Vì thế mà sau khi Vũ Nương gieo mình xuống sông, nàng đâ được các nàng tiên cứu giúp rồi sau dó cũng trở thành tiên. Người đàn dã cho một người tốt như Vũ Nương có thể gặp một cuộc sống tốt đẹp hơn khi ở một thế giới khác. Việc tác giả đưa yếu tố kì ảo vào trong tác phẩm cũng nhằm thể hiện được ước mơ của người dân trong thời đại lúc bấy giờ.

Câu chuyện về người con gái Nam Xương đã nêu lên được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những luật lệ không công bằng, trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ phải vào con đường cùng dẫn đến cái chết oan uổng, bất công. Câu chuyện đã tố cáo chế độ phong kiến hà khắc, chiến tranh phi nghĩa và đã nói lên mong ước của người dân lúc bấy giờ. Đồng thời qua câu chuyện này, nó cũng khiến cho ta phải suy nghĩ thêm về số phận của những người phụ nữ xưa cũng như cuộc đời họ sẽ trôi tới đâu?

Phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương Bài làm 2

Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" lấy nguồn cảm hứng từ những số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Một xã hội phong kiến với nhiều phong tục tập quán, với nhiều luật lệ thiếu sự công bằng " trọng nam khinh nữ" đã đẩy những người phụ nữ tới chỗ chịu cảnh oan tình, không biết ngỏ cùng ai, cùng quẫn tới mức phải tìm tới cái chết để có thể chứng minh mình trong sạch.

Tập truyện Truyền kỳ mạn lục là một cuốn truyện nổi bật, để lại tên tuổi cho tác giả Nguyễn Dữ bởi những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn có chút hoang tưởng. Nhưng lại khiến người đọc cảm thấy hả hê, hài lòng bởi có những việc mà trong xã hội cũ con người chưa thể nào làm được, không thể nói lên tiếng nói của mình, thì trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố hoang tưởng ly kỳ để giải quyết mọi tình huống.

Xem thêm: Đề 75: Suy nghĩ về lời nói của người xưa : Người ta không biết trọng cái thực khi được gặp- Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Câu chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm nổi bật, nói lên số phận của người phụ nữ lúc bấy giờ và ước mơ của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, được yêu thương, có quyền quyết định vận mệnh tương lai của mình.

Câu chuyện này được tác Nguyễn Dữ viết dựa trên một cốt truyện có sẵn truyền miệng trong dân gian Việt Nam. Nhưng khi tác giả chọn lọc để đưa vào tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ đã tinh tế đưa thêm nhiều chi tiết hấp dẫn hơn. Nhưng nội dung câu chuyện không thay đổi.

Chuyện người con gái Nam Xương kể về người phụ nữ có phẩm hạnh tốt đẹp, có tâm, có tình, có dung mạo, đức hạnh nhưng lại không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Cuộc sống của cô phải trải qua nhiều gian nan, tới cuối cùng thì phải tự mình tìm tới cái chết để giải oan và thoát khỏi kiếp nạn oan khuất của mình.

Vũ Nương vốn là một cô gái có dung mạo xinh đẹp, tính tình nết na, hiền thục. Năm vừa tròn đôi chín Vũ Nương được làm mai mối rồi kết hôn với chàng trai tên là Trương Sinh. Một người cùng làng, cha mất sớm chỉ có một bà mẹ già là nơi nương tựa tình thần.

Gia cảnh không giàu có nhưng tình cảm vợ chồng đầm ấm, trên dưới thuận hòa. Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi, chẳng bao lâu sau chiến tranh xảy ra, nhà vua cho người dán cáo thị khắp nơi bắt những người trai tráng trong làng phải tòng quân đi lính, phục vụ triều đình. Trương Sinh từ biệt mẹ già và người vợ đang của mình lên đường.

Nhưng anh không biết rằng ngày anh lên đường ra chiến trận thì Vũ Nương đã mang thai được ít tuần. Những năm tháng chiến tranh đằng đẵng Vũ Nương ở nhà một mực hiếu thảo với mẹ chồng, chăm sóc con nhỏ, giữ tròn đức hạnh của một người vợ nết nam chung thủy, một mực đợi chồng trở về.

Nhưng chẳng bao lâu, mẹ của Trương Sinh vì quá mong nhớ con trai, cộng với tuổi già sức yếu nên lâm bệnh nặng qua đời. Mặc dù, Vũ Nương đã chạy chữa khắp nơi nhưng bà vẫn không qua khỏi.

Mẹ chồng mất, Vũ Nương buồn lắm vì gia cảnh vốn đã neo người giờ lại càng cô quạnh, mỗi tối chỉ mình cô và đứa con trai nhỏ một mình vò võ trong đêm, để vơi đi nỗi nhớ chồng Vũ Nương đã chỉ lên chiếc bóng của mình trên tường và nói với con trai nhỏ rằng "Ba con đó". Thằng bé tưởng thật nên nó vui lắm, ríu rít vui đùa bên chiếc bóng và nhầm tưởng đó chính là cha mình thật.

Rồi chiến tranh kết thúc ngày mà Trương Sinh trở về cũng tới, Vũ Nương mừng lắm cô hân hoan trong niềm vui tương phùng. Nhưng Trương Sinh vừa về tới nhà nghe tin mẹ mất anh vô cùng đau xót vội vã cõng con trai nhỏ trên lưng ra thăm mộ mẹ. Nhưng thằng bé không chịu theo đi dọc đường nó cứ khóc suốt rồi nhất định không chịu nhận Trương Sinh làm cha. Nó bảo "Ông không phải là cha tôi. Cha tôi đêm nào cũng tới"

Người xưa có câu "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" vì người già và trẻ con không bao giờ biết nói dối. Chính vì vậy, những lời nói của thằng bé làm cho Trương Sinh vô cùng đau đớn, vốn tính hay ghen giờ lại nghe con trai nó vậy. Nên Trương Sinh tin rằng vợ mình có tình ý với người đàn ông khác trong lúc anh đi lính, Vũ Nương không đã không giữ được đức hạnh của một người vợ.

Viếng mộ mẹ xong, Trương Sinh trở về nhà và đuổi đánh Vũ Nương ra khỏi nhà, mặc cho cô giải thích thanh minh thế nào Trương Sinh cũng không nghe. Quá đau đớn trước nỗi oan tình trời không thấu của mình Vũ Nương đã gieo mình xuống dòng sông Hoàng Giang để chứng minh mình trong sạch, chỉ có cái chết mới là giải thoát cho cô lúc này.

Sau này, trong một lần không ngủ chong đèn suốt đêm với chiếc bóng của mình trên tường Trương Sinh nghe được con trai nói "Ba tôi đó, Ba tôi về đó" thì anh mới biết rằng mình đã nghi oan cho vợ. Chỉ vì tin lời trẻ nhỏ vô căn cứ mà Trương Sinh đuổi đánh vợ ra khỏi nhà khiến nàng uất ức mà chết oan. Nhưng mọi sự hối hận cũng đã quá muộn màng.

Chuyện người con gái Nam Xương đã nêu lên được hiện thực xã hội của nước ta thời xưa một cách sâu sắc chân thực nhất. Ở đầu câu chuyện ta thấy người xưa dùng tiền và mai mối để cưới Vũ Nương về, chứng tỏ Vũ Nương không hề có quyền quyết định hạnh phúc tương lai của mình.

Họ lấy nhau không hề có tình yêu, mà do cha mẹ hai bên sắp đặt. Người con gái chỉ như một món hàng, trong trường hợp của Vũ Nương có được xin cưới với 100 lạng vàng. Đó chính là giá trị của con người cô tương ứng với 100 lạng vàng mà thôi.

Khi người chồng đi xa Vũ Nương ở nhà làm lụm, chăm chỉ, chăm mẹ chồng chăm con, chờ chồng hiếu đạo thủy chung. Nhưng chỉ một vài lời nói vu vơ của con trẻ mà Trương Sinh có quyền đánh đuổi vợ ra khỏi nhà không cho cô giải thích. Thể hiện sự độc tài, vũ phu, gia trưởng của người con trai thời xưa, không cho người vợ của mình có quyền minh oan lên tiếng, khiến cô phải tìm tới cái chết để rửa oan cho mình.

Đồng thời, thông qua câu chuyện này người xưa cũng muốn tố cáo tội ác của chiến tranh, chỉ vì giấc mộng bá chủ thiên hạ mà nhiều nước đã lâm vào tình trạng binh đao. Người dân khốn khổ bởi sinh ly tử biệt, cha xa con, vợ xa chồng dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc trong cuộc sống.

Xem thêm: Đề 13 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây gạo) Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Chính vì vậy, chiến tranh cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới nỗi oan khuất của Vũ Nương, nếu không có chiến tranh chồng cô không phải đi lính, mẹ chồng cô không vì nhớ con trai mà qua đời thì cô đâu phải nhớ chồng tới mức coi bóng mình là chồng, để đưa con trai nhỏ không nhận cha của nó, mà chỉ nhận chiếc bóng làm cha. Sự hiểu lầm của Trương Sinh dành cho Vũ Nương có một phần trách nhiệm thuộc về chiến tranh về hoàn cảnh giặc dã lúc đó.

Thông qua câu chuyện người đọc cảm thấy thương cảm cho số phận người phụ nữ khi họ phải phụ thuộc hạnh phúc, mạng sống của mình vào người đàn ông của mình, bởi người phụ nữ xưa phải chịu cảnh tam tòng, tứ đức " Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", khi sống cùng cha mẹ thì nghe lời cha mẹ, lấy chồng thì theo chồng, chồng chẳng may qua đời thì phải theo con.

Người phụ nữ cả cuộc đời chẳng có lúc nào được sống cho mình, được tự mình quyết định hạnh phúc. Đó chính là những bất công, mà xã hội xưa đã khoác lên số phận người phụ nữ.

Phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương Bài làm 3

Nổi tiếng là một nhà văn lỗi lạc vào thế kỷ 16, Nguyễn Dữ từng là học trò cưng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Dữ thành công ở rất nhiều thể loại trong đó có truyện ngắn văn xuôi viết bằng chữ Hán, ông đã sáng tác được 20 mẩu chuyện hoang đường được lưu truyền trong dân gian. Nhằm phản ánh hiện thực xã hội thời bấy giờ, phê phán những thói tiêu cực và thể hiện ánh mắt nhân đạo đối với nhiều vấn đề thì truyền kỳ mạn lục là một tập truyện nổi tiếng hấp dẫn.

Chuyện người con gái Nam Xương thể là một đoạn trích trong truyền kỳ mạn lục với nội dung chủ yếu ghi lại cuộc đời éo le, bất hạnh thảm thương của người đàn bà tên Vũ Nương có chồng đi lính trong thời loạn lạc.

Nguyễn Dữ miêu tả, Vũ Nương là một người đàn bà đức hạnh và nhan sắc đảm bảo công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ Việt xưa. Với một người phụ nữ như vậy, Trương Sinh đã đem lòng yêu mến nàng và xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về, gia đình sum họp. Tuy nhiên, trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, những người đàn ông khỏe mạnh sẽ bị triệu đi lính và Trương Sinh thuộc một trong số đó. Vũ Nương với đạo làm dâu, tình nghĩa vợ chồng một mình phải phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con cái vẫn giữ trọn vẹn và chu tất một lòng một dạ với gia đình. Chẳng bao lâu, mẹ chồng Vũ Nương qua đời, cô con dâu giữ tròn đạo hiếu, lo may chay cho bị chu tất. Nàng là một hiện thân cho mẫu người phụ nữ đảm đang, phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng và ca ngợi.Ở quê nhà một lòng một dạ chăm lo cho con cái chờ ngày chồng bình an trở về, gia đình được đoàn tụ.

Tuy nhiên, cuộc đời của Vũ Nương là những trang buồn đầy nước mắt giống như bao người phụ nữ thời xưa. Giặc tan, Trương Sinh trở về, con thơ đã vừa học nói. Ai cũng nghĩ hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng rồi mọi chuyện không như vậy, chuyện cái bóng mà Vũ Nương vẫn thường hay nói với con nay lại khiến Trương Sinh ngờ vực, Trương Sinh cho rằng vợ mình hư có mối quan hệ với người khác trong thời gian chồng đi chiến trận. Vốn tính hay ghen lại gia trưởng lại vũ phu, ít học nên khi biết chuyện này, Trương Sinh đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn, chàng đã mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi. Mặc dù một mực phân trần, giải thích cho sự oan ức của mình nhưng không ăn thua gì, với bản tính của mình Trương Sinh vẫn một mực cho là Vũ Nương không chung thủy. Vì trinh tiết của một người phụ nữ, vì chồng và con những người thân yêu nhất của Vũ Nương mà đã xô đẩy nàng đến bờ vực thẳm. Những năm tháng cô đơn xa chồng nàng đã chịu bao nỗi khổ cực rồi giờ đây đứng trước bờ vực thẳm với nỗi oan ức, nàng đã quyết định tìm đến cái chết để bảo toàn danh tiết. Nàng chọn dòng sông Hoàng Giang để đẫm mình, tự tử làm sáng ngời ngọc Mị Nương, tỏa hương cỏ Ngu Mĩ.

Hạnh phúc của nàng ở trần thế đã bị tan vỡ, mặc dù được các nàng tiên ở thủy cung cứu thoát nhưng quyền làm vợ, làm mẹ của của nàng vĩnh viễn không còn. Đó là một nỗi đau tột cùng của một người phụ nữ. lời nguyền về cái chết của Vũ Nương vẫn còn để lại nhiều ám ảnh, nỗi xót thương trong lòng người. Với tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ đã ghi lại đầy cảm động câu chuyện thương tâm này. Cái chết đau thương của Vũ Nương còn có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nó lên án chiến tranh tàn ác đã làm cho vợ chồng chia lìa, con xa cha dẫn đến tình cảnh éo le. Chính điều đó đã mang lại giá trị nhân bản sâu sắc cho chuyện người con gái Nam Xương.

Phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương Bài làm 4

Chuyện người con gái Nam Xương được lấy từ tập truyện "Truyền kỳ mạn lục" của tác giả Nguyễn Dữ. Chuyện xoay quanh nhân vật trung tâm là người con gái tên là Vũ Nương sinh ra trong thời kỳ phong kiến dù nàng là người vô cùng đoan trang đức hạnh nhưng vẫn chịu một cái chết vô cùng oan khuất.

Thông qua câu chuyện của mình tác giả Nguyễn Dữ muốn thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo đồng cảm với những số phận người con gái trong chế độ xưa, khi phải sống dưới một chế độ thiếu công bằng "trọng nam khinh nữ" người con trai có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống, còn người con gái thì luôn phải tuân lệnh phục tùng.

Xem thêm: Soạn bài Cố hương của Lỗ Tấn

Trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục của mình tác giả Nguyễn Dữ đã dùng những chi tiết hoang đường, để giải quyết những tình huống éo le trong cuộc sống. Thông qua đó thể hiện tâm tư nguyện vọng của tác giả khi muốn cho những nhân vật của mình một kết thúc như ý muốn, giải oan cho họ.

Giúp cho người đọc cảm thấy thỏa mãn, hài lòng phần nào, dù trong xã hội phong kiến xưa cũ vẫn còn nhiều số phận éo le, đau khổ, không thể minh oan được.

Người con gái Nam Xương được viết lại dựa theo một câu chuyện có thật trong cuộc sống, nhưng tác giả Nguyễn Dữ đã khôn khéo tinh tế khi lồng ghép những chi tiết, yếu tố kỳ ảo làm cho truyện của mình trở nên hấp dẫn hơn.

Nhân vật chính của tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là một nhân vật có phẩm hạnh có đức tính vô cùng tốt đẹp có dung mạo đoan trang, đức tình hiền lành, nết na chịu thương chịu khó. Một người phụ nữ dung mạo và đức hạnh vẹn cả đôi đường.

Vũ Nương được cha mẹ hai bên và bà mai làm mối cho lấy anh chàng Trương Sinh ở làng bên với giá hỏi cưới là một trăm lạng vàng. Từ khi làm vợ Trương Sinh, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, dâu thảo. Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi hai vợ chồng lấy nhau không bao lâu thì Trương Sinh phải lên đường đi lính theo lời kêu gọi của quan lại địa phương.

Ngày Trương Sinh tạm biệt mẹ già và người vợ hiền thục của mình để lên đường cũng là lúc mà Vũ Nương mang thai được ít tuần. Trương Sinh lo lắng cho mẹ và vợ lắm nhưng đất nước đang lâm nguy chàng không lên đường cũng không được. Hai người chia tay trong bịn rịn, nước mắt, Trương Sinh dặn dò vợ ở nhà nghe lời mẹ và chờ anh trở về. Còn Vũ Nương thì động viên chồng giữ gìn sức khỏe chăm sóc bản thân chờ ngày gia đình đoàn tụ.

Trong những năm tháng xa cách, ly biệt đó, Vũ Nương ở nhà nhất mực hiếu thảo với mẹ chồng, nhưng không may mẹ chồng của cô bị đau ốm phần vì thương nhớ con trai, phần vì tuổi cao sức yếu nên dù Vũ Nương hết sức chạy chữa thuốc thang nhưng mẹ chồng nàng vẫn không qua khỏi. Nàng lo toan ma chay, chôn cất mẹ chồng vô cùng tươm tất chu đáo. Mẹ mất rồi chỉ còn lại Vũ Nương và đứa con trai bé nhỏ ngây thơ không hiểu chuyện đời.

Hàng đêm, trong căn nhà hiu quạnh đó, Vũ Nương thường nhìn vào bóng mình chiếu trên tường mà nói với con trai rằng "Cha con đó" để vơi đi nỗi nhớ nhung với chồng mình nơi xa.

Rồi ngày giặc tan, quân ta thắng trận Trương Sinh trở về với gia đình, Vũ Nương vui mừng hạnh phúc khôn tả. Nhưng Trương Sinh vừa về tới nhà nghe tin mẹ mình đã mất cách đó vài năm anh vô cùng đau khổ, vội vàng bế đứa con trai đi thắp hương cho mẹ. Nhưng thằng bé không muốn theo anh vừa đi nó vừa khóc nói "Ông không phải là cha tôi, cha tôi đêm nào cũng tới"

Nghe đứa con nhỏ của mình nói vậy, máu ghen trong người Trương Sinh bùng lên dữ dội, anh về nhà đuổi đánh Vũ Nương ra khỏi nhà, không nói rõ nguyên nhân vì sao một mực đổ tội cho Vũ Nương mất nết, không giữ trọn đạo vợ hiền, trinh tiếtVũ Nương bị chồng đuổi ra khỏi nhà không nguyên cớ, bị đổ oan, khiến nàng phẫn uất nhảy xuống sông Nhị Hà tự vẫn.

Do chết oan nên linh hồn của Vũ Nương được vợ của vua Thủy Tề cứu vớt, chờ thời cơ đầu thai kiếp khác. Còn Trương Sinh trong một lần không ngủ được ngồi thắp đèn trong đêm bất chợt đứa con trai tỉnh dậy đòi mẹ, nhìn thấy bóng Trương Sinh trên tường nó bảo "Cha tôi đó". Lúc này thì Trương Sinh đã hiểu lòng vợ, đã biết mình vu oan cho vợ anh vô cùng hối hận nhưng tất cả đã quá muộn rồi.

Trong cùng nơi Trương Sinh ở, có anh chàng làm nghề kéo lưới tên là Phan Lang một hôm Phan Lang bị ngã xuống sông nhưng không chết được cứu vớt, Vũ Nương gặp Phan Lang dưới long cung đã nhờ Phan Lang về gặp Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình, để hồn cô siêu thoát.

Trương Sinh nghe Phan Lang kể lại, vô cùng thương vợ nên anh đã mời thầy lập đàn giải oan cho Vũ Nương trên sông Nhị Hà, trong không gian hư hư thực thực đó Trương Sinh nhìn thấy vợ mình ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời.

Vũ Nương đã được siêu thoát trở thành công chúa, thoát khỏi chốn hồng trần nhiều oan ức. Thông qua câu chuyện "Người con gái Nam Xương" tác giả Nguyễn Dữ muốn nói lên mong ước của người xưa muốn cho số phận của những người con gái được hạnh phúc, đòi lại công bằng trong cuộc sống.

Vũ Nương lấy Trương Sinh là một sai lầm bởi họ không hề biết nhau trước, không có tình yêu, mà chỉ qua mai mối, Vũ Nương được hỏi cưới bằng một trăm lạng vàng thực chất cô được mua về làm dâu làm vợ với giá một trăm lạng vàng, nên khi cô làm gì không vừa ý, người ta có thể đánh đuổi cô ra khỏi nhà không thương tiếc.

Thông qua câu chuyện tác giả muốn tố cáo tội ác của chiến tranh phi nghĩa làm cho nhiều gia đình phải chịu cảnh ly tan, cha xa con vợ xa chồng. Chính cuộc chiến tranh cũng là tác nhân làm nên nỗi oan khuất của Vũ Nương trong cuộc sống.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa xem xong top những bài làm văn phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương hay nhất. Chúc các bạn có một bài văn phát biểu cảm nghĩ về chuyện người con gái Nam Xương thật hay và đạt được điểm cao nhé!